Tại sao chi phí qlda không có vat

Kính gửi Bộ Tài Chính. Tôi đang công tác tại Ban QLDA khu vực do UBND huyện thành lập, hoạt động tự chủ chi thường xuyên. Từ năm 2017 đến 2021 có hoạt động nhận ủy thác quản lý dự án (hoạt động này không thường xuyên) do UBND xã, và UBND huyện làm chủ đầu tư ký hợp đồng và xuất hóa đơn GTGT. Đơn vị khê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp 100% VAT đầu ra do không khấu trừ VAT đầu vào (do không xác định được chi phí cho hoạt động kinh doanh). Cuối năm, đơn vị thực hiện nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % doanh thu theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ban QLDA xác định doanh thu từ hoạt động nhận ủy thác QLDA thuộc hoạt động kinh doanh khác và kê khai nộp thuế TNDN với tỷ lệ 2% trên doanh thu, như vậy có hợp lý hay không? Rất mong sớm nhận được ý kiến của Quý Bộ.

03/08/2022

- Việc lập dự toán thu, chi của BQLDA nhóm II được thực hiện theo Điều 17 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong đó dự toán chi được lập theo Mẫu số 05/DT-QLDA, bao gồm khoản dự phòng trong nội dung về chi thường xuyên. Do BQLDA nhóm II hoạt động theo cơ chế tài chính tự chủ chi thường xuyên, vì vậy căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của đơn vị trong năm kế hoạch, đơn vị thực hiện lập dự toán và chủ động trích lập tỷ lệ dự phòng để báo cáo cấp trên phê duyệt. Đến khi lập báo cáo quyết toán thu, chi quản lý dự, án các khoản chi Ban QLDA là chi thực tế, do vậy, không có mục dự phòng trong báo cáo quyết toán thu, chi quản lý dự án theo Mẫu số 02/QT-QLDA.

- Tại Điểm b Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 72/2017/TT-BTC quy định về sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập như sau: “Chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm....

Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong BQLDA; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế. Giám đốc BQLDA quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”.

Do vậy, dự toán chi phí quản lý dự án năm của Ban QLDA nhóm II tại mẫu số 05/DT-QLDA sẽ không có mục chi thu nhập tăng thêm, việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban QLDA được tạm chi từ Quỹ bổ sung thu nhập. Việc tạm chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị được căn cứ theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của đơn vị trong năm kế hoạch, Ban QLDA thực hiện tạm tính chi thu nhập tăng thêm cho người lao động. Thời gian và mức tạm chi thu nhập tăng thêm được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ được duyệt./. 

Theo phản ánh của ông Lâm Vũ Phong (Cà Mau), Khoản 4, Điều 5 của Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng quy định:

“4. Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại Bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 0,8”.

Ông Phong hỏi, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND huyện thành lập theo Luật Xây dựng năm 2014, được giao làm chủ đầu tư các dự án và tự thực hiện quản lý dự án, vậy có phải áp dụng hệ số điều chỉnh là k = 0,8 hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách hiện nay thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Trường hợp ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chủ tịch UBND tỉnh/Chủ tịch UBND huyện được thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được giao làm chủ đầu tư dự án sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án thì chi phí quản lý dự án áp dụng theo hệ số điều chỉnh là hệ số 0,8.

Trường hợp ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND huyện được thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao thì chi phí quản lý dự án áp dụng theo hệ số điều chỉnh là hệ số 1.

Chinhphu.vn