Tại sao flexibility quan trọng

Bản nói, em stress với chị luôn, vì chẳng hiểu tại sao, tự nhiên chị lại thay đổi cách tiếp cận vấn đề nhanh như chớp. Giờ giải thích có lớp lang vầy nhe. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, một trong những kỹ năng sống còn của thế kỷ 21 có kỹ năng flexibility – thích ứng và linh hoạt, linh hoạt về tư duy, góc nhìn, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.Khi sử dụng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề, ta đưa ra quyết định dựa vào những nguồn thông tin sẵn có, đã qua kiểm chứng, và được phễu phân tích thông tin của chính ta sàn lọc. Thông tin đầu vào, bạn dựa dẫm đấy để đưa ra quyết định. Giờ, tự nhiên từ góc nào không biết, có một thứ gì đó mới xông ra, bất ngờ, hết sức liên quan, cực kỳ ảnh hưởng đến chuyện bạn đang làm. Nó có thể là cơ hội mới, thách thức mới, nguồn lực mới, hay rủi ro mới.

Giờ bạn nói đi ta phải làm sao? Ignore it – quăng cục lơ xanh lè? Hay incorporate it – gắn kết nó vào điều kiện cần để đưa ra quyết định? Như nấu ăn thôi. 3 gia vị khác mà 4 thì sẽ ra mùi khác. Quăng cục lơ, là cơ hội nó sẽ nguýt một cái rõ dài rồi dậm dật bỏ đi. Quăng cục lơ, là rủi ro nó sẽ rình rập chờ rồi bang ra cắn cho một phát. Giờ sao? Lơ đò, lơ ghe chớ đừng có lơ là, và đừng đổ tại lơ lơ toàn tiếng Pháp nên người mình chẳng hiểu.

Tại sao flexibility quan trọng

Tại sao flexibility quan trọng
Trong cái thế kỷ vừa toàn cầu vừa bất định được xướng tên 21, chẳng còn gì là hằng số nữa rồi. The last one standing – Hằng số duy nhất còn trụ lại, có chăng là thay đổi, và thay đổi thế kỷ này mang tốc độ của tàu siêu tốc hyperloop, 1.200 km/h. Con số kia lại cũng bất định à. Cho nên, sống còn sao trong bối cảnh thế này, nếu ta vận hành theo kiểu quăng lơ?

Chắng phải tự nhiên flexibility – kỹ năng thích ứng và linh hoạt lại sống còn trong thế kỷ này. Khi môi trường bên ngoài và/hoặc năng lực bên trong thay đổi, đương nhiên quyết định, giải pháp, định hướng phải theo đó đổi thay cho hợp thời hợp lý. Muốn, không muốn, vũ trụ vẫn vận hành như thế. Hay ta cứ là khủng long ngóng cổ đợi Big Bang?

Khi hiểu được điều này, ta sẽ nhận diện và hiểu được cách vận hành của người linh hoạt. Và ta, nên quay về để tự hỏi mình, ta có đóng khung từ trước đến nay?

Ta có cần thay đổi để sống còn trong thế kỷ này với kỹ năng linh hoạt?

 

Nguồn: Nguyễn Phi Vân

Tựa đề do VTAX biên soạn lại

Thông tin thêm về tác giả Nguyễn Phi Vân:

Nếu làm việc trong lĩnh vực kinh tế – tài chính, chắc hẳn bạn sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm khi nghe đến cái tên Nguyễn Phi Vân – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam.

Bà hiện là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, bà cũng là Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.

Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean’s… và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Nhượng quyền khởi nghiệp”, “Tôi. Tương lai. Thế giới” và “Con đường ngắn để bước ra thế giới”.

Trên trang cá nhân của mình, nữ chuyên gia thường có những bài viết, chia sẻ vô cùng bổ ích, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế nhằm giúp những cá nhân trong môi trường công sở có thêm kiến thức cũng như kỹ năng để hoàn thành tốt

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh & biến động, đi kèm là sự thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh chưa từng có, khả năng thích ứng và linh hoạt luôn là yếu tố mà mỗi Tổ chức/Doanh nghiệp cần tìm kiếm. Người có kỹ năng này chính là nhân tố với động lực và đam mê mạnh mẽ, sẵn sàng thay đổi và chấp nhận thử thách để từ đó, chính họ sẽ tạo ra các giá trị vượt trội cho cá nhân và cho tổ chức/doanh nghiệp bởi khả năng thích ứng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ. Với những người có kỹ năng này cao, họ không bao giờ nói “KHÔNG” mà luôn tìm cách vượt qua mọi rào cản bằng tư duy tích cực, có sáng kiến và làm đầu tàu “vượt sóng” với các các thách thức mới.

Tại sao flexibility quan trọng

>>> Xem thêm: Kỹ năng Quản lý stress (Stress Management Skill) 

Ngày nay, năng lực này cần thiết để đáp ứng lại những nhu cầu khác nhau và thay đổi liên tục và để hoàn thành các loại công việc hiện tại và trong tương lai. Vậy biểu hiện hành vi chi tiết của năng lực này là gì?. Làm thế nào để bạn có thể tìm thấy những nhân viên có kỹ năng này xuất sắc để từ đó đem lại giá trị năng suất vượt trội cho tổ chức/doanh nghiệp của bạn?

I. Từ điển năng lực của “Khả năng thích ứng và linh hoạt-Adaptability and Flexibility”

Tại sao flexibility quan trọng

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG & LINH HOẠT- ADAPTABILITY AND FLEXIBILITY

Định nghĩa

Nhóm từ điển

Khả năng thích ứng & linh hoạt là khả năng phù hợp với công việc trong nhiều môi trường khác nhau, đồng nghiệp khác nhau, và nhóm khác nhau. Nó là khả năng suy nghĩ độc lập, không bị bối rối hay dừng lại vì những tác động không mong muốn.Tùy theo khung năng lực tại Doanh nghiệp mà Phòng Nhân sự khi xây dựng ghi nhận Năng lực làm việc Nhóm này vào Nhóm năng lực:
  • Năng lực cốt lõi
  • Nhóm Năng lực lãnh đạo và quản lý
  • Năng lực Chuyên môn-Kỹ thuật

Mức 1

Chấp nhận nhu cầu linh hoạt

Mức 2

Áp dụng các quy trình một cách linh hoạt

Mức 3

Linh hoạt chọn chiến thuật/cách tiếp cận

Mức 4

Tạo ra sự cách tân mang

tính tổ chức

  • Chứng tỏ sẵn sảng thay đổi ý kiến hay nhận thức, căn cứ vào những thông tin hay bằng chứng mới.
  • Cởi mở đối với những ý tưởng mới và lắng nghe quan điểm của người khác.
  • Áp dụng nguyên tắc hay thủ tục một cách uyển chuyển. Tùy theo hoàn cảnh của từng người, để hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
  • Phản ứng tích cực đối với sự thay đổi của môi trường.
  • Vẫn giữ sự tập trung khi đối mặt với sự cạnh tranh.
  • Điều chỉnh hợp lý bảo đảm hiệu quả cao nhất và động viên được mọi người.
  • Nhận biết phương pháp thực tế để hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.
  • Kết hợp tầm nhìn dài hạn và lý lẽ bình thường để hiểu và thực hiện chính sách.
  • Cảm thấy thoải mái với sự thay đổi.
  • Thay đổi kế hoạch tổng thể, mục tiêu hay dự án để phù hợp với tình hình.
  • Tạo ra và hỗ trợ tính linh hoạt bằng cách đưa ra những thủ tục bảo đảm sự thay đổi nhanh chóng và khuyến khích sự linh hoạt của mọi người.

Dấu hiệu cảnh báo

Dấu hiệu tích cực

  • Áp dụng một cách cứng nhắc những thủ tục cho dùng không phù hợp.
  • Không sẵn lòng tiếp thu những ý tưởng hay phương pháp làm việc mới.
  • Chậm thích nghi với những điều mới mẻ.
  • Không có khả năng đánh giá những ưu điểm của sự thay đổi.
  • Phản kháng với những thay đổi mà không có sự xem xét đầy đủ những đề xuất đưa ra.
  • Thiển cận trong việc nhận dạng nhu cầu linh hoạt trong quản lý con người với những kiến thức, kỹ năng và nhu cầu khác nhau.
  • Nhận thức được lợi ích của sự thay đổi, nắm bắt các ý tưởng mới phù hợp.
  • Xem xét các phương pháp thay thế tùy theo nhu cầu từng tình huống hay văn hóa tổ chức.
  • Có sự cân nhắc chi phí và lợi ích một cách kháh quan.
  • Sẵn sàng nghiên cứu những giải pháp đưa ra một cách sâu sắc, mặc dù đó là những ý tưởng của người khác.
  • Suy nghĩ nghiêm túc và sáng tạo để giải quyết vấn đề.
  • Không thực hiện một cách cứng nhắc các thủ tục, quy trình, chính sách.

Tại sao flexibility quan trọng

II. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá khả năng thích ứng và linh hoạt

1.Mô tả tình huống mà bạn được giao nhiệm vụ mới mà chưa hề có kinh nghiệm trước đó. Bạn đã thích nghi với tình huống này như thế nào để bất đầu công việc đó nhanh nhất? Kết quả công việc của ba tháng đầu tiên bạn được đánh giá như thế nào? Theo bạn thách thức lớn nhất khi trải qua giai đoạn đó là gì?

2. Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn phải học cách sử dụng một hệ thống hoặc phần mềm mới tại nơi làm việc. Bạn đã tiếp cận điều này như thế nào?. Mất bao lâu để bạn hiểu và áp dụng chính thức hệ thống đó trong công việc?

3.Làm cách nào để bạn thích nghi với những tình huống thay đổi mà bạn không thể kiểm soát được? Theo bạn bài học lớn nhất mà bạn rút ra được là nên làm gì khi ban gặp những bất thường trong công việc?

4.Công ty của bạn thay đổi phương thức Quản lý hiệu quả công việc và đánh giá công việc thay vì chỉ quản lý thời gian làm việc đi trễ về sớm như trước kia. Tuy nhiên nhưng đồng nghiệp của bạn không sẵn sàng học hỏi điều đó và có biểu hiện chống đối. Trong khi việc đó là giúp cải thiện hiệu suất của nhóm. Bạn sẽ thuyết phục họ như thế nào để thích ứng với thay đổi đó?

Tại sao flexibility quan trọng

>>Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá lực (P1)

>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp bạn đánh giá lực (P2)

5. Bạn đã làm việc cho dự án của khách hàng được một thời gian. Khi người quản lý của bạn thông báo với bạn rằng các yêu cầu của dự án đã thay đổi đột ngột. Tuy nhiên yêu cầu thời gian chuyển giao Sản phẩm/Dịch vụ không thay đổi. Bạn sẽ làm gì?

6.Hãy cho tôi biết bạn sẽ điều chỉnh lại lịch trình của mình như thế nào khi người quản lý yêu cầu bạn chuẩn bị báo cáo trong vòng một ngày? Làm cách nào để bạn đảm bảo rằng các nhiệm vụ thường xuyên của bạn không bị chậm lại so với kế hoạch?

7.Mô tả thời điểm bạn phải điều chỉnh phong cách làm việc của đồng nghiệp để hoàn thành dự án hoặc đạt được mục tiêu của mình. Bạn đã tiếp cận tình huống như thế nào? Thái độ của bạn cần thay đổi là gì?

8.Mô tả một tình huống khó khăn mà bạn đã trải qua trong cuộc sống cá nhân và nó ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong công việc.

9.Lần cuối cùng bạn phải học một kỹ năng mới trong công việc là khi nào? Đó là kỹ năng gì?

10. Nếu đồng nghiệp của bạn có thái độ “đây là cách chúng tôi làm” để học một điều gì đó mới, bạn sẽ cố gắng thuyết phục họ theo một phương pháp làm việc khác, hiệu quả hơn như thế nào?

11. Bạn hãy mô tả tình huống khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt trong công việc gần đây nhất và cách bạn đã vượt qua nó như thế nào? Kết quả ra sao và mất bao lâu?

Bài viết liên quan

  • Từ điển năng lực làm việc nhóm – Teamwork Competency
  • Từ điển năng lực Định hướng Phục vụ khách hàng – Customer Focus
  • Các kỹ năng cần có để bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp
  • 4 bộ câu hỏi test IQ dành cho tuyển dụng
  • Bộ câu hỏi phỏng vấn – 40 câu dành cho quản lý
  • Bộ 50 câu hỏi kỹ năng giao tiếp có đáp án
  • Bộ câu hỏi phỏng vấn 40 Câu hỏi phỏng vấn dành cho cấp quản lý
  • Bộ câu hỏi phỏng vấn-12 câu bằng tiếng anh

Về chúng tôi/About us:

Lạc Việt luôn tự hào là đơn vị phát triển phần mềm Việt

Quản lý năng lực là cốt lõi trong Hệ thống Quản trị Nhân tài. Việc xây dựng Khung năng lực tại mỗi Tổ chức/Doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều công sức và cải tiến liên tục trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, việc trang bị phần mềm sẽ giúp cho DN quản lý năng lực được kịp thời-chính xác. Đánh giá đúng năng lực hành vi là điều rất cần thiết. Hệ thống phần mềm Đánh giá Năng Lực là một phần thuộc hệ thống Phần mềm Nhân sự Lạc Việc đã và đang được triển khai thành công đến nhiều Tổ chức/Doanh nghiệp.

Quản lý năng lực là cốt lõi của Hệ thống Quản lý Nhân tài. Xây dựng Khung năng lực giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách của mỗi Tổ chức / Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cần cải thiện liên tục khung năng lực của mình trong quá trình thực hiện. Vì vậy, một phần mềm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian, quản lý & đánh giá hành vi chính xác & đúng thời điểm là điều cần thiết. Tại LacViet, phần mềm Quản lý Năng lực là một phần của Hệ thống Nhân sự (phần mềm LV sureHCS) và đã triển khai thành công cho nhiều Tổ chức / Doanh nghiệp