Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Bùi Văn Khích Đã trả lời: Ngày 08/02/2021
Dinh dưỡng

Chào bạn, trước hết xin cảm ơn câu hỏi của bạn gửi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc. Về thắc mắc nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn, bác sĩ giải đáp như sau:

Lập luận đường trong trái cây sau khi tiêu thụ nếu ở quá lâu trong dạ dày là không chính xác. Để xảy ra quá trình lên men thì cần sự hiện diện của ít nhất 2 thành phần là đường và vi khuẩn (ngoài ra còn các yếu tố khác như nhiệt độ, môi trường…) Do đó sau khi bạn ăn trái cây thì chắc chắn trong dạ dày sẽ có đường. Tuy nhiên ngay sau khi thức ăn vào dạ dày, dạ dày sẽ tiết ra axit làm nồng độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Hầu như không có loại vi khuẩn nào có thể sống trong môi trường này, trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter Pylori – HP. Như vậy có thể thấy hoạt động tiêu hóa bình thường không cho phép quá trình lên men nào xảy ra trong dạ dày do ăn trái cây.

Về vấn đề thời điểm ăn trái cây hợp lý, bạn có thể ăn trước hay sau bữa ăn tùy theo khẩu vị và thói quen của mình đều hợp lý. Trong một số trường hợp nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose trong một số loại trái cây có thể gây ra khó tiêu hóa. Vì thế khi ăn cùng hoặc gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong bụng gây chướng bụng. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên ăn trái cây vào bữa phụ giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trái cây sau bữa ăn. Nếu hệ thống tiêu hóa đang có vấn đề, chất xơ trong trái cây cũng có thể gây đầy hơi. Do đó bạn cũng nên ăn trái cây cách xa bữa ăn.

Hy vọng những thông tin trên đã làm sáng tỏ được băn khoăn của bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Đi bộ ngay sau khi ăn dễ bị viêm loét dạ dày.

Sau bữa ăn, điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon hay làm một giấc ngủ, là chuyện tưởng như bình thường. Nhưng nếu cứ tiếp diễn mãi vậy, sẽ... có hại cho sức khỏe!

1) Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Thông thường, sau bữa ăn, có ít trái cây tráng miệng đã trở thành “mốt”. Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu lại từ 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

Trái cây có loại đường đơn là monosaccharide và các loại acid sẽ kết hợp với acid trong dạ dày tạo ra acid tartaric, acid citric làm cho dạ dày đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng,... lại có chất flavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành acid thiocynanic gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.

Một số loại hoa quả có hàm lượng tannin và pectin cao, chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Người ta khuyên nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.

2) Không nên uống nước chè

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Như ta đã biết, trong chè có chất tannin và chất theocin (theophylline). Chất tannin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn hình thành những hợp chất khó hấp thụ. Chất tannin và chất theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột.

Vì vậy uống nước chè sau khi ăn vừa lãng phí các chất dinh dưỡng ăn vào, vừa làm cho bộ máy tiêu hóa kém hấp thu các chất protein, vitamin và chất sắt. Người ta khuyên sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè.

5) Không tháo thắt lưng đột ngột

Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu chân xếp bằng tròn. Quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn có nhu động, không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột.

Nếu chưa ăn no, ta nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, sẽ dễ dàng gây ra các hiện tượng xoắn ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ rất phức tạp.

3) Không hút thuốc lá

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh, vì vậy hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng hấp thu chất độc lớn hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, giảm tiết các enzyme và carbonic acid của tuyến tụy.

Vì vậy, hút thuốc lá sau khi ăn làm rối loạn chức năng của dạ dày. Cũng có thể hút thuốc ngay sau khi ăn là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh phổi và bệnh tim mạch.

4) Không tắm ngay sau khi ăn

Khi tắm, ta kỳ cọ, làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và mình, làm giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng.

Do vậy các men tiêu hóa bị giảm tiết, giảm nhu động ruột, đưa đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Đặc biệt không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì rất dễ bị cảm.

6) Không đi dạo ngay sau bữa ăn

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu tăng cường dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu oxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau khi ăn mà đi bộ ngay thì lượng máu đưa đến bộ máy tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu của bộ máy tiêu hóa, dẫn đến rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Nếu cứ kéo dài tình trạng đi bộ ngay sau khi ăn, dễ đưa đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên thì làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.

7) Không ngủ ngay lập tức sau khi ăn

Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, đưa đến ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có bộ máy tiêu hóa.

Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách triệt để, do đó thức ăn hấp thu kém, người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột. 

Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần ăn đúng cách vì nếu ăn sai cách không những không hấp thu được hết dưỡng chất mà có thể gây hại.

Uống nước cam thì sẽ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng như đường, vitamin các loại, nước giải nhiệt… nhưng sẽ thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Ăn cả múi cam sẽ thu nhận đủ chất dinh dưỡng từ cam đồng thời có thêm nguồn chất xơ rất lợi cho tiêu hóa. Người đái tháo đường ăn trái cây thì càng nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết. Vì thế, nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái cây.

Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi nhưng chưa chín rục. Những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít , sầu riêng… thì nên ăn khi trái đã chín thật sự.

Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần dinh dưỡng có thể đã thay đổi, do đó chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Trái cây úng thúi, vị đắng… không nên dùng. Người đái tháo đường chỉ nên ăn chuối hơi sống, xoài hơi xanh… để hạn chế tăng đường huyết.

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Trái cây nên ăn khi độ chín vừa phải, không nên để chín quá

Sau khi ăn hoa quả, ta thường có cảm giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn, nhai, chất acid trong trái cây làm chúng ta tăng tiết nước bọt và làm sạch các bợn răng. Vì vậy đã hình thành một thói quen lâu đời là tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn. Gần đây, xu hướng ăn trái cây trở nên đa dạng hơn, đặc biệt khi tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu… gia tăng trong cộng đồng.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và cho kết quả: Ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả. Trái cây có chất đường nên cơ thể dễ dàng hấp thu làm tăng đường huyết chống đói, chất xơ trong trái cây cũng tạo nên cảm giác no kéo dài hơn, đó chính là bí quyết giảm béo khi dùng trái cây trước bữa ăn.

Tương tự, các nhà nghiên cứu Đài Loan cũng có cùng kết luận với các đồng nghiệp ở Mỹ rằng nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết sẽ tăng cao và nhanh, không lợi cho sức khỏe, nhất là người đái tháo đường.

Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này sẽ càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ ra. Vì vậy, cần chọn trái cây tươi và gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay để nhận được chất dinh dưỡng nhiều nhất.

Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn. Một số trái cây như táo có thể ăn cả vỏ (nếu thích) thì phải ngâm rửa sạch trước ăn, nếu gọt vỏ thì nên ăn ngay. Táo mất lớp vỏ bảo vệ sẽ dễ bị oxy hóa nếu để lâu trong không khí.

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Nên ăn trái cây tươi, hạn chế bảo quản trong tủ lạnh

Nước ta bốn mùa hoa trái, đặc biệt ở miền Nam. Ngoài những loại trái cây có quanh năm như chuối, đu đủ, mãng cầu… mỗi mùa chúng ta lại được thưởng thức thêm những trái cây đặc biệt nữa như bơ, bưởi, vải, xoài, sầu riêng, măng cụt…

Tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe nhưng nên lựa chọn và phối hợp giữa các loại một cách hợp lý để tận dụng tối đa ưu điểm của chúng. Chẳng hạn, ngày hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều thì nên ăn loại trái cây nào vừa giải khát vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng. Không phải trái cây đắt tiền thì mới bổ dưỡng.

Việc ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của trái cây. Không những thế, với bệnh nhân tiểu đường, thói quen ăn trái cây như vậy còn gây tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe.

Với người bình thường, ruột non của họ có thể hấp thư gấp đôi hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình mà người đó tiêu thụ trong ngày. Tuy nhiên ruột non của người bị đái tháo đường lại không thế hấp thụ được quá nhiều chất dinh dưỡng. 

Với người bị tiểu đường tuýp 2, bạn nên ăn trái cây kèm thực phẩm khác để đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn. Việc ăn kèm còn giúp làm giảm lượng đường trong máu so với việc chỉ ăn mỗi trái cây.

Với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn trái cây chứa nhiều đường. Bạn nên thay thế bằng các loại trái ít đường như bưởi, táo, thanh long…

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và khó hấp thu nếu bạn cho con ăn quá nhiều. Bạn có thể cho bé ăn trái cây từ khi con được 4 – 6 tháng tuổi nhưng chỉ nên cho con ăn những loại quả dễ tiêu hóa và ăn ít một chứ không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy.

Tại sao không nên ăn trái cây sau bữa ăn

Trái cây tốt cho trẻ em nhưng nên cho bé ăn với lượng phù hợp

Những loại trái rất tốt mà bạn có thể cho trẻ ăn như chuối chín, dâu tây, đu đủ chín, nho, kiwi, xoài chín… Khi cho bé ăn trái cây, ba mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn trái cây họ cam quýt quá sớm vì axit trong những loại trái này không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Hãy cho bé ăn chúng khi con đã được hơn 1 tuổi.

Bạn có thể ăn hoa quả bất cứ lúc nào nhưng để trái cây có thể mang đến giá trị dinh dưỡng cao nhất và tốt cho sức khỏe thì nên ăn vào buổi sáng. Nguyên nhân là do trái cây chứa nhiều fructose nên cần ăn sau khi thức dậy để nạp năng lượng. Đồng thời, việc ăn vào buổi sáng giúp cho các dưỡng chất trong trái được tiêu hóa để sẵn sàng để dành bụng cho bữa trưa.

Bạn cần lưu ý rằng, không nên ăn trái cây ngay trước bữa ăn hoặc ăn ngay sau khi vừa ăn cơm xong. Tốt nhất hãy ăn trước hoặc sau bữa ăn chính 1-2 giờ để tránh tình trạng đầy bụng, chướng hơi.

Hoa quả cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần lựa chọn trái cây tươi, ăn ngay khi gọt chứ không nên để quá lâu vì nếu để lâu, hương vị thơm ngon của trái không còn và cả lượng chất dinh dưỡng cũng giảm dần, nhất là khi chúng đã được gọt, thái lát hoặc ép nước. 

Trái cây gọt xong ăn luôn sẽ là tốt nhất. Nếu trong trường hợp phải chuẩn bị trước, bạn có thể ngâm trái cây vào nước muối nhạt để giữ được lượng vitamin, khoáng chất và giúp một số loại quả không bị thâm khi gọt quá lâu.

Để được tư vấn dịch vụ Khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.