Tại sao sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội

Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều ít nhiều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất của xã hội. Có thể nói, hoạt động sản xuất vật chất chính là cơ sở quan trọng nhất của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

1. Định nghĩa

– Theo nghĩa chung nhất thì:

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển – nhu cầu phong phú và vô tận của con người”.

– Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.

Ở thế giới loài vật không có hoạt động sản xuất. Có thể nói, điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với thế giới động vật là ở chỗ: Con người lao động sản xuất, còn loài vật thì không.

Tại sao sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội
Nếu không có sản xuất vật chất, xã hội loài người không thể tiến bộ. Ảnh: Ssw.edu.

2. Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

– Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm:

+ Sản xuất vật chất: Ví dụ như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng…

+ Sản xuất tinh thần: Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim…

+ Sản xuất ra bản thân con người: Đó là hoạt động duy trì nòi giống của con người.

Trong các loại hoạt động sản xuất nêu trên, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.

– Khi sản xuất vật chất tức là con người đã lao động.

Chính lao động đã đem lại những thay đổi to lớn và mang tính quyết định cho con người như:

+ Cơ thể con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, có dáng đi thẳng, không còn gù lưng như loài vượn. Có sự phân hóa chức năng giữa chân, tay và bộ óc. Các giác quan của con người cũng phát triển.

+ Trong quá trình lao động sản xuất, con người xuất hiện nhu cầu “nói chuyện” với nhau. Nếu không giao tiếp được với nhau, con người không thể lao động sản xuất.

Do đó, tiếng nói, chữ viết (tức là ngôn ngữ) xuất hiện, trở thành phương tiện để giao tiếp, trao đổi, truyền bá tri thức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Nhờ lao động sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa, giữa con người xuất hiện những mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, đoàn thể, nghệ thuật…

– Sản xuất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu đến cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du lịch…

Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng. Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, tiêu dùng càng phong phú và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành sản xuất vật chất.

– Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.  

Suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người, nền sản xuất của cải xã hội không ngừng phát triển từ thấp đến cao.

Từ chỗ chỉ dùng công cụ lao động bằng đá (thời kỳ đồ đá ở xã hội nguyên thủy), con người dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng (vào thời kỳ đồ đồng ở xã hội cổ đại), sắt (vào thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đến trung đại).

Sau đó, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp để phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy móc động cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí hóa, hiện đại hóa (vào thời cận đại và hiện đại).

Ngày nay, công cụ sản xuất của con người đã rất hiện đại, vượt quá sự tưởng tượng của loài người cách đây không lâu.

Mỗi khi nền sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới thì cách thức sản xuất của con người thay đổi, năng suất lao động tăng cao, quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất thay đổi…, kéo theo sự thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Như vậy, chính là nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó.

Bởi thế, đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, ta chỉ có thể đạt tới một sự giải thích có căn cứ nếu sự giải thích ấy được bắt nguồn từ nền sản xuất vật chất của xã hội.

8910X.com

Bài liên quan:

  • http://hoivuivui.blogspot.com/2017
  • https://tuhoc365.vn/qa/m

 Xin mời các bạn để lại một vài comment để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! 

-       Theo quan điểm duy vật lịch sử, trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội căn bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất vật chất (gọi tắt là: phương thức sản xuất). Tức là, nền sản xuất vật chất phát triển ở trình độ nào, điều đó phụ thuộc quyết định vào việc nền sản xuất đó căn bản dựa trên phương thức sản xuất nào, phát triển ở trình độ nào.

Ví dụ, sự khác nhau căn bản giữa nền sản xuất vật chất của xã hội phong kiến và xã hội tư bản chính là ở chỗ nền sản xuất vật chất của xã hội phong kiến căn bản dựa trên phương thức kỹ thuật thủ công, còn nền sản xuất vật chất của xã hội tư bản căn bản dựa trên trình độ công nghiệp.

-    Khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ cách thức tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

Ví dụ, xét về phương thức kỹ thuật của quá trình lao động sản xuất: Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên còn ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.

-   Nội dung của mỗi phương thức sản xuất

Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là phương diện kỹ thuật và phương diện tổ chức kinh tế. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất; còn phương diện tổ chức kinh tế của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào.

Ví dụ, trong các xã hội nông nghiệp truyền thông, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với quy mô nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với những quy mô ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.

-    Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Quan điểm trên là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ phát triển nền sản xuất vật chất của các thời đại.

+ Căn cứ vào quan điểm trên cũng có thể nghiên cứu lịch sử xã hội loài người theo quan điểm, đó là lịch sử phát triển ỏ trình độ ngày càng cao hơn của các phương thức sản xuất: phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại,... (cách nghiên cứu của C. Mác).

+ Để phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội (trên nền tảng đó thực hiện sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội) căn bản phải là xây dựng, phát triển phương thức sản xuất ở trình độ ngày càng cao hơn.

Ví dụ, căn bản đối với nước ta hiện nay là cần phải tập trung sức đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá và xây dựng thành công cách thức tổ chức kinh tế theo phương thức thị trường hiện đại, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như đã được xác định trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Loigiaihay.com