Tc trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ TRONG XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU

Một xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu gồm nhiều chỉ số và mỗi chỉ số có một ý nghĩa riêng được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:

CHỈ SỐ

KHOẢNG THAM CHIẾU

Ý NGHĨA

Số lượng hồng cầu (RBC)

3.9 - 5.3 T/L

- Ý nghĩa : là số lượng hồng cầu có trong 1 đơn vị máu toàn phần.

- Tăng trong trường hợp: bệnh đa hồng cầu, cô đặc máu.

- Giảm trong trường hợp: chảy máu, mất máu, thiếu máu,...

Lượng huyết sắc tố (HGB-Hb)

120 - 155 g/L

- Ý nghĩa : tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thiếu máu. Thiếu máu khi:

Nam: Hb < 130g/l.

Nữ: Hb < 120g/l.

- Tăng trong trường hợp: cô đặc máu ( tiêu chảy, nôn,...)

- Giảm trong trường hợp : suy tủy, mất máu,...

Thể tích khối hồng cầu ( Hct)

0.37 - 0.42 L/L

- Ý nghĩa: là tỷ lệ thể tích giữa khối hồng cầu trong máu toàn phần.

- Tăng trong trường hợp: đa hồng cầu, cô đặc máu,...

- Giảm trong trường hợp: mất máu, thiếu máu,thai nghén, suy tủy,...

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)

85 - 95 fl

- Ý nghĩa : là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu giúp đánh giá kích thước hồng cầu to hay nhỏ

MCV< 80 fl: hồng cầu nhỏ

MCV> 100 fl: hồng cầu to

- Tăng trong: thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,...

- Giảm trong: bệnh thalassemia, suy thận,...

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)

320 - 360 g/L

- Ý nghĩa: nồng độ huyết sắc tố có trong 1 thể tích hồng cầu cho biết hồng cầu bình sắc hay nhược sắc. Khi MCHC < 300 g/L: hồng cầu nhược sắc.

- Tăng trong trường hợp:mất nước ưu trương.

- Giảm trong trường hợp:giảm acid folic và vitamin B12, nghiện rượu,...

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)

28 - 32 pg

- Ý nghĩa: lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu cho biết hồng cầu bình sắc hay nhược sắc.

Khi MCH < 28 pg: hồng cầu nhược sắc.

Số lượng bạch cầu (WBC)

3.5 - 10.5 G/L

- Ý nghĩa: số lượng bạch cầu có trong 1 thể tích máu.

- Tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh lý ác tính.

- Giảm trong trường hợp: thiếu máu do giảm sinh tủy, dùng thuốc,...

Bạch cầu trung tính (NEU)

Trung bình từ 42 - 76%

- Tăng trong trường hợp:nhiễm khuẩn cấp,…

- Giảm trong trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus,...

Bạch cầu Lympho (LYM)

Trung bình từ 20 - 25%

- Tăng trong: nhiễm khuẩn,bệnh bạch cầu dòng lympho.

- Giảm trong: lao ,HIV/AIDS, ung thư,...

Bạch cầu Mono(MON)

Trung bình từ 4 - 8%

- Tăng trong trường hợp nhiễm virus, lao,...

- Giảm trong trường hợp dùng corticoid,...

Bạch cầu ưa acid(EOS)

Trung bình từ 0.1 - 7%

- Tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

- Giảm trong trường hợp sử dụng corticoid.

Bạch cầu ưa base (BASO)

Trung bình từ 0 - 2%

- Tăng trong trường hợp leukemia mạn tính.

- Giảm trong trường hợp tổn thương tủy xương.

Số lượng tiểu cầu(PLT)

150 - 450G/L

- Ý nghĩa: số lượng tiểu cầu trong 1 thể tích máu, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Tuy nhiên, khoảng giá trị của các chỉ số xét nghiệm máu có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân… Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Các chỉ số xét nghiệm: hồng cầu

Số lượng hồng cầu (RBC: Red Blood Cell):

Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.

– Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát…

– Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…

Thể tích khối hồng cầu (HCT: Hematocrit):

Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 0.40-0.47 l/l; Nữ: 0.37-0.42 l/l.

– Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…

– Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (HGB: Hemoglobin):

Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 130-160 g/l; Nữ: 120-142 g/l

– Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.

– Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine): Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc. MCH giảm và/hoặc MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc. MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume): là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl (fl=10­­­-15).

Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…

Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW: Red Distribution Width)

Giá trị bình thường: 11-14%: thể hiện các hồng cầu có kích thước đồng đều. Khi RDW >14%: hồng cầu kích thước to nhỏ không đều, gặp trong: Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn sinh tuỷ, tan máu miễn dịch…

Tỷ lệ hồng cầu lưới (%RET: % Reticulocyte): Số lượng hồng cầu lưới có trong 100 hồng cầu trưởng thành. Chỉ số này thể hiện khả năng hồi phục sinh máu của tuỷ xương. Bình thường, tỷ lệ này là 0.5-1.5%.

Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp (ung thư máu)…

Tc trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Các chỉ số xét nghiệm: bạch cầu

Số lượng bạch cầu (WBC: White Blood Cell):

Là số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l. Số lượng bạch cầu giảm trong một số tình trạng nhiễm độc, sốt virus, nhiễm khuẩn nặng, suy tủy, rối loạn sinh tủy, lơ-xê-mi cấp…

Số lượng bạch cầu tăng: tình trạng nhiễm trùng, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai. Cần lưu ý, với một số máy đếm tế bào, có tình trạng đếm nhầm hồng cầu non vào số lượng bạch cầu. Điều này có thể được loại trừ khi kiểm tra trên lam nhuộm giemsa.

Bạch cầu đoạn trung tính (NEU: Neutrophil):

Bình thường tỷ lệ % bạch cầu hạt trung tính: 55-70%, và số lượng tuyệt đối của tế bào này là: 2.8-6.5 G/l.

+ Bạch cầu đoạn trung tính giảm khi số lượng thấp hơn 2 G/l hoặc tỷ lệ % thấp hơn 40%, thường gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý cơ quan tạo máu (suy tủy, rối loạn sinh tủy…).

+ Bạch cầu đoạn trung tính tăng khi số lượng trên 6.5 G/l hoặc tỷ lệ % trên 80%, gặp trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa…).

Bạch cầu lympho (LY: Lymphocyte):

Giá trị bình thường: tỷ lệ %: 25-40%, số lượng tuyệt đối: 1.2-4.0 G/l.

Bạch cầu lympho tăng khi > 4 G/l hoặc >50%: gặp trong bệnh lao, nhiễm virus, lơ-xê-mi kinh lympho… ;

Giảm khi < 1 G/l hoặc < 20%: gặp trong nhiễm khuẩn cấp, bệnh tự miễn, bệnh máu…

Bạch cầu mono (MO: Monocyte):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 1 đến 4%, số lượng tuyệt đối từ 0. 05 đến 0.4 G/l. Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.5 G/l: Gặp trong những trường hợp nhiễm virus, sốt rét, bệnh lơ-xê-mi dòng mono…

Bạch cầu ưa bazơ (BA: basophil):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 0.1 đến 1.2 % và của số lượng tuyệt đối từ 0.01 đến 0.12 G/l. Bạch cầu ưa bazơ tăng trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy; Giảm trong bệnh suy tủy xương.

Bạch cầu ưa acid (EO: eosinophil): Giá trị bình thường: từ 4 đến 8% và từ 0.16 đến 0.8 G/l.

+ Tăng khi > 1.5 G/l, gặp khi nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh máu…

+ Giảm: Gặp khi nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, bệnh Cushing…

Các chỉ số xét nghiệm: tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet): Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 150-450 G/l.

– Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy.

– Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác (K phổi, K di căn phổi…)

Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV: Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl.

– Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier.

– Khi MPV <2 fl: Tiểu cầu nhỏ, gặp trong suy tuỷ xương.

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM, XÉT NGHIỆM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám, xét nghiệm theo yêu cầu theo các cách sau:

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Chỉ số xét nghiệm CTM là gì?

CTM là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua CTM, ta có thể biết: Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Xét nghiệm máu lực là gì?

LUC (Large Unstained Cells) – LUC có thể là các tế bào lympho lớn, các monocyte hoặc các bạch cầu non. – Giá trị bình thường: 0- 4% (0- 0.4G/L). – Khi LUC tăng cho thấy dấu hiệu của bệnh bạch cầu, suy thận mạn, sốt rét, nhiễm virus, phản ứng sau phẫu thuật…

Nrbc trọng máu là gì?

- Các chỉ số hồng cầu lưới gồm số lượng (NRBC#) và tỉ lệ (NRBC%) giúp gián tiếp phản ánh khả năng phục hồi sinh máu của tủy xương. Ở các bệnh thiếu máu lành tính, chỉ số này bình thường hoặc tăng. Ngược lại, nó giảm trong các thiếu máu ở bệnh lý ác tính như Leukemia cấp, rối loạn sinh tủy, suy tủy,...