Thuốc giải đam mỹ review

Thuốc Giải (Giải Dược) Tác Giả:... - Tổng Kết Đam Mỹ Hoàn | Facebook

Trang chủ » Giả Dược đam Mỹ Review » Thuốc Giải (Giải Dược) Tác Giả:... - Tổng Kết Đam Mỹ Hoàn | Facebook

Có thể bạn quan tâm

  • Giá Dược Liệu Ba Kích
  • Giá Dược Liệu Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền
  • Giá Dược Liệu Diệp Hạ Châu
  • Gia Dược Liệu Hồng Hoa
  • Giả Dược Placebo

Từ khóa » Giả Dược đam Mỹ Review

  • Review Giải Dược – Tác Giả Vu Triết - Loveeggs

  • Review Giải Dược | Điền Yên | 田烟

  • [Hoàn] Thuốc Giải (Giải Dược) – Vu Triết - Luulikinh

  • Giả Dược - WikiDich

  • Thuốc Giải 解藥 By Vu Triết 巫哲 - Goodreads

  • Giả Dược - CHƯƠNG 1 - Quả Anh Đào Cuteo

  • Wiki Dịch Tiếng Hoa - WikiDich

  • Truyện Chữ Tu Chân Giới Bại Loại Full Tác Giả Dược Thiên Sầu

  • Truyện Chữ Đạo Quân Full Tác Giả Dược Thiên Sầu

  • Mỹ Nữ Tổng Tài Bên Người Thần Y - Chương 69 Giả Dược - WikiDich

  • Dược Vương Truyện Nhân - Wiki Dịch Tiếng Hoa

  • HIỆU ỨNG GIẢ DƯỢC [Kookmin Version] - Gimmese - Truyện 2U

  • Hiệu ứng Giả Dược - Tìm Kiếm Hiệu ứng Giả Dược ... - Truyen2U .Net

  • Truyện Chữ Convert Đạo Quân Tác Giả Dược Thiên Sầu Full

Mình cố gắng ít khi đọc tag truyện. Đối với mình thì truyện cũng giống như con người, không có cái tag nào là đầy đủ cả, phải đọc, phải sờ, phải tự trải nghiệm, thì mới có thể cảm được, mới có thể thực lòng yêu thích hay ghét bỏ. Thực ra thì đồ vật cũng vậy, price tag chỉ dùng để nói lên một phần nào đó rất nhỏ cái phẩm chất của sản phẩm, chứ không thể nào là toàn bộ được.

Nhưng mà, thí dụ như bạn nhìn thấy một chàng trai có cái răng khểnh, thì có cố kềm chế thế nào bạn cũng sẽ có một ít cảm tình với người đó. Đó là chấp niệm, là thứ gì đó bén rễ trong tiềm thức, không ngăn được. Lý do có thể là crush đầu của bạn cũng có cái răng như thế, hoặc anh hàng xóm, hoặc người nào đó bạn rất yêu quý. Đó là trải nghiệm của riêng bản thân. Mình cũng vậy, trong qua trình trải nghiệm, mình thích hiện đại đô thị hiện thực hướng, hỗ công.

Mình hơi không thích kiểu hỏi, “có khiết không?” – “A có phải công không?” – “B là thụ hả?” Mình tôn trọng sở thích của từng người, mình cảm thấy việc người ta ngứa ngáy bực bội khi cái gì đó không theo ý thích của người ta, là bình thường. Nhưng mà – mình chẳng là ai để nói điều này cả – nhưng mà, giống như nếu bạn biết đủ, thì điều quan trọng nhất của một người không phải là người đó có địa vị xã hội gì, trông ra làm sao, thuộc giới tính nào và thuộc giới nào, mà là người đó đối với bạn có tốt hay không. Giống như nếu bạn mặc đồ đủ nhiều, cái quan trọng không phải là bộ quần áo có hợp mốt không, thuộc nhà thiết kế nào, thương hiệu nào, giá bao nhiêu, mà là có hợp với vóc người của bạn không. Và khi bạn đọc truyện, điều quan trọng duy nhất, là cái truyện đó có thú vị không.

Đối với mình, điều kiện để cấu thành một truyện hay ấn tượng, là nhân vật, và tình huống. Tính cách nhân vật phải có chiều sâu, hoàn cảnh nhân vật phải đầy đủ, và tình huống phải có tính hình tượng. Ừ thì bá đạo tổng tài hay đa tình quân vương gì đó, cũng thú vị theo kiểu riêng của nó, đọc đếch cần mang não, tính giải trí và mơ mộng cao. Nhưng mà kiểu vậy thì giống bột ngọt, nhanh chóng có thể làm cho nồi canh vị-có-vẻ ăn được. Còn kiểu kia, giống như một nồi xương hầm, nguyên liệu mắc mỏ, không phải tác giả nào cũng đủ sức đu theo được, thời gian phải lâu, và để đánh giá đúng thì cần cái miệng kén chọn.

Thoy mình ráng vô chủ đề đây chứ càng nói lại càng như ngựa đứt cương, đi mãi về nơi xa xăm chẳng thấy cái đích đến ở đâu nữa.

Mình thích Vu Triết.

Trước hết là vì Sói Đi Thành Đôi luôn là bộ truyện mình thích nhất trong tất cả các bộ đam mỹ mà mình đã đọc. Thích ai thích cả đường đi lối về.

Thứ nữa, là có một điểm cực kỳ đắt trong truyện của Vu Triết mà khó có thể tìm thấy ở các tác giả khác, đó là tính hình tượng của chi tiết.

Cái này giải thích hơi khó. Thí dụ như hồi mình đọc Suối Nguồn, cả bộ truyện qua đi, cái đọng lại sâu sắc nhất trong đầu mình là lúc Gail Wynand nhìn vào tấm gương của tiệm cầm đồ và thấy bóng mình trong đó. Thí dụ như hồi mình đọc Hoàng Tử Bé, thì mình nhớ nhất lúc Con Cáo nói với Hoàng Tử Bé rằng trước khi biết cậu, cánh đồng lúa mì chỉ là cánh đồng lúa mì, nhưng sau khi biết cậu, vì tóc cậu có màu như cánh đồng lúa mì nên cánh đồng lúa mì không còn chỉ là cánh đồng lúa mì nữa, và tôi sẽ thích nghe tiếng gió thổi qua cánh đồng lúa mì.

Thí dụ như khi đọc Sói Đi Thành Đôi, mình nhớ cảnh Nam sau khi bị bố trách vì một điều nó oan ức, nó lặng lẽ ăn một tô mì gói nước lạnh ngắt, nằm trên giường vắt cánh tay qua mắt, hay lúc Dịch phản ứng thái quá khi Nam có vẻ muốn công khai tình cảm của tụi nó với bố, Nam bỏ về còn Dịch lặng lẽ hồi hút thuốc trong đêm lạnh tới khuya.

Thí dụ như khi đọc “Tóc giả rớt rồi kìa” (mie nó cái truyện này…), mình bị ám ảnh hình ảnh Na Thần bóp mũi An Hách, sau khi buông ra canh lúc người ta hít hơi lên đưa thuốc phiện vào (!!! chủ yếu là lúc đó thế giới của mình được khai sáng, hóa ra có thể làm thế này), nhưng ám nhất là lúc Na Thần ngồi trên đống phế liệu thổi bài Greensleeves bằng Harmonica. Không hiểu sao cái hình ảnh này ám mình mãi, ám tới nỗi mình mất hàng giờ liền lùng sục kiếm khúc Greensleeves solo bằng Harmonica trên Youtube, cho đến giờ vẫn không tìm ra đúng bài có cái cảm xúc đó.

Giải Dược của vậy, cả truyện toàn là tính hình tượng. Hoặc mình cảm thấy là như thế.

Thí dụ như chuyện Trình Khác vẽ tranh cát. Tại sao lại là tranh cát? Trước giờ mình không có bao giờ nghĩ kỹ đến chuyện này, nhưng giờ lại nghĩ. Tranh cát là thứ nghệ thuật tức thời. Ý mình là, mất nhiều công sức để tạo nên một bức tranh, sau đó thì vèo, tự mình trải cát lên xóa đi làm thành tranh mới. Nếu không quay video, thì chẳng có gì còn sót lại. Chẳng có gì. Có người nào làm nghệ thuật mà lại mong muốn điều đó chứ? Mấy thứ nghệ thuật, không phải ý nghĩa cốt yếu là, tồn tại vĩnh hằng, hay sao? Một trăm năm nữa thì Mona Lisa vẫn có tầm giá trị như vậy. Một nghìn năm nữa (có thể) Silence vẫn nghe hay như vậy. Nghệ thuật là cách chân thật nhất để truyền giá trị từ đời này qua đời khác, cái gì có thể mòn, nhưng giá trị nghệ thuật thì không.

Còn tranh cát thì ngược lại. Video hay hình chụp thì cũng là một… gọi là gì nhỉ, một thứ gián tiếp. Giống như người ta hoàn toàn có thể ngắm nàng Mona Lisa trên laptop nối mạng, gõ 2 chữ là ra, nhưng vẫn cố sống cố chết để Louvre để nhìn trực tiếp. Dù dĩ nhiên là 100 người đi ngắm thì chắc có được 1 con tinh trùng trong bụng một người thực sự đến là để chiêm ngưỡng nghệ thuật, chứ phần còn lại chủ yếu là tò mò và khoe khoang… Tục quá. Cái mình muốn nói là, tranh cát không có tồn tại. Cũng giống như lâu đài cát hay lâu đài băng vậy, thậm chí còn ít hơn, thứ nghệ thuật mỏng manh vô cùng.

Nhưng, tự dưng lại nghĩ, như vậy mới giống với sự tồn tại hữu hạn của con người. Mình có coi những tấm hình ở Chernobyl, và nhớ mãi một câu cảm khái, rằng, sự tồn tại vô hạn của vật chất khiến con người cảm thấy bất lực trước sự hữu hạn của mình. Bê tông cốt thép vài trăm vài nghìn năm, vẫn đứng sừng sững, nhưng con người, dù có cố gắng cỡ nào, cũng hơn trăm năm là thành người trăm năm… Còn đếch bằng cái ống hút, hay cái bao nylon, tồn tại đến 450 năm. Chúng ta, trớ trêu thay, tạo ra những thứ tồn tại còn lâu hơn cả chính chúng ta.

Mình cho là mình nghĩ nhiều. Mình hay có thói quen là nghĩ nhiều. Cho nên khi Trình Khác là một nghệ thuật gia, lại là vẽ tranh cát, mình cảm được hết cái sự mong manh trong tính cách của cậu ta, vốn bị bào mòn qua phương pháp giáo dục sai lầm của người cha. Tính cách của Trình Khác, cũng giống như bức tranh cát, thờ ơ, bị nói vô dụng riết rồi nghĩ là mình vô dụng thật, nên cứ cho qua, không muốn chứng minh điều gì.

Nhưng mà, chính vì vậy, để thực sự thưởng thức tranh cát, bạn phải đến tận nơi, phải nhìn tận mắt, và vì thời gian tồn tại của bức tranh ngắn ngủi, nên có tồn tại của nó chỉ là trong ký ức mà thôi (nếu không kể đến video và photo).

Giống với chiếc xe của Trần Khánh.

Một hình ảnh nữa mà mình chắc chắn là mình sẽ nhớ mãi là hình ảnh chiếc xe của Trần Khánh. Trần Khánh lái rất nhiều xe, vì làm ở hãng thẩm mỹ ô tô nên thậm chí có thể tùy tình huống mà chọn xe của khách lái đi. Nhưng chỉ có một chiếc xe 2 chỗ và còn có cốp sau nhét vừa 2 cái áo khoát haha.

“Nếu như là một người,” Trình Khác nói, “Con sẽ không nói thêm gì cả, ba đánh giá cái xe này, cũng như đánh giá người.”

“Anh muốn nói tôi rất độc đoán?” Ba nhìn hắn.

“Không,” Trình Khác cười, “Con muốn nói ba quá tự tin.”

Mình phải nhớ đoạn này đến cuối đời. Thật, mình sẽ cố mà nhớ đoạn này đến chừng nào có thể thì thôi. Bởi vì, chính mình, chính chúng ta, hằng ngày cũng không phải là đã quá tự tin khi đánh giá bất kỳ cái gì hay sao.

Một đám người giang hồ nhìn qua không có tiền đồ, lại sống chết vì anh em mình, không – sống chết thì quá dễ dàng và sáo rỗng rồi, lại có thể vì anh em mình đứng phát tờ rơi quán trà sữa. Hoặc một đại thiếu gia cả ngày ăn không ngồi rồi đến bật cái bếp gas cũng không biết, lại là một nghệ thuật gia mà chỉ cần cho anh ta cơ hội, anh ta lập tức tỏa sáng. Một người bạn thông thường không qua lại, lại chìa tay giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất, còn đám hồ bằng cẩu hữu thì quay lưng triệt để. Và một Tam ca nhìn qua đếch sợ cái gì, lại thực ra, sợ tất cả mọi thứ.

Tam ca.

Thực sự mình đọc truyện mà cứ muốn nhào tới ôm thằng bé. Nội cái việc mỗi lần chụp hình kêu nó tạo dáng, nó đều dang tay thành hình chữ đại là thấy đáng yêu rồi. Cái chất đáng yêu của nó cứ tự nhiên mà tỏa ra len lỏi khắp mạch truyện. Không dứt được. Mình chỉ thấy nó đáng yêu siêu cấp. Từ cái tính thẳng thắn huỵch toẹt mọi thứ không chừa đường lui, đến lúc nó cẩn thận từng li từng tí đến gặp bác sĩ tâm lý cố chứng minh mình là người bình thường để ở bên Trình Khác, lúc nó đập cửa kính xe “cứu” Trình Khác khỏi bị ba cậu ta bắt về, đến lúc nó ôm 2 ly nước dưa hấu cho Trình Khác nói chuyện với ba cậu ta trong chiếc xe của Trần Khánh. Từ lúc nó thông báo quà tặng sinh nhật cho Trình Khác, bất chấp việc cậu ta muốn bất ngờ, đến lúc nó làm cái bánh kem. Lúc nó khóc, lúc nó cười, lúc nó oằn mình với quá khứ, lúc nó hú hồn với tính hướng của Trình Khác, và lúc nó hân hoan không kềm chế được mà la to rằng bạn trai tôi…

Kiểu gì cũng thấy nó đáng yêu vãi chưởng.

Đáng yêu chắc ngang ngửa Ba tuổi rưỡi. Không, đáng yêu ngang ngửa Nhị Bảo luôn.

Một điều nữa mà mình cực kỳ thích ngoại trừ việc miêu tả tâm lý rất sâu rất sâu của Vu Triết, là hệ thống bạn bè xung quanh nhân vật. Nhân vật không thể tồn tại một mình được, hoặc xung quanh chỉ có hoặc là tay chân hoặc là đối thủ. Nhân vật phải có người thân, phải có bạn bè. Giống như Trình Khác phải có Hứa Đinh, giống như Giang Dư Đoạt phải có Trần Khánh, Đại Bân, Mặt ra tù hahaha, có Lư Thiến, có La tỷ.

Cũng giống như hồi đó Biên Nam có Vạn Phi, Khưu Dịch có Thân Đào, có Khưu Ngạn, có Bố. (Mình phải có ngày viết về Sói Đi Thành Đôi mới được!)

Nếu để mình tóm tắt một câu về truyện này, nó sẽ là như thế này: “Hành trình từ một con mèo nhặt từ thùng rác trở thành một linh vật của quán trà sữa nổi tiếng”.