Tiêm Rubella mấy mũi trước khi mang thai

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cơ chế hoạt động của vắc xin này là kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh. Vậy phụ nữ có cần thiết tiêm vắc xin rubella trước khi mang thai không, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về bệnh Rubella và tiêm vắc xin Rubella

Phụ nữ có cần tiêm vắc xin Rubella trước khi mang thai hay không là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản quan tâm. Để hiểu rõ điều này, trước tiên bạn cần biết Rubella là bệnh gì.

1.1. Rubella là bệnh gì?

Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày - một trong những căn bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Rubella gây nên. Bệnh lý này lây nhiễm qua đường hô hấp. Có thể kể đến một vài con đường truyền bệnh như: người bình thường hít phải dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) của người bệnh; bác sĩ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh , trẻ em tiếp xúc với sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi,... có dính chất tiết mũi họng của người bị Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Triệu chứng cơ bản của người nhiễm virus Rubella đó là:

  • Sốt: Trong 1 - 4 ngày đầu tiên, người bệnh bị sốt, đau đầu, mệt mỏi.

  • Nổi hạch: Sờ vào có cảm giác đau ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ.

  • Phát ban: Xuất hiện các nốt ban đỏ hình bầu dục đường kính khoảng 1 - 2cm tại đầu, mặt sau đó lan ra toàn thân.

  • Đau khớp: Các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân đều có cảm giác đau trong khi phát ban. Triệu chứng đau khớp này khi khỏi bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng.

1.2 Tác dụng của tiêm vắc xin Rubella

Như đã nói ở trên, vắc xin phòng bệnh Rubella là vắc xin thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin Rubella kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh Rubella. Tiêm vắc xin là cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Rubella tốt nhất hiện nay được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng.

Tiêm vắc xin là phòng ngừa bệnh Rubella tốt nhất hiện nay

2. Tại sao phụ nữ cần tiêm vắc xin Rubella trước khi mang thai

Các bác sĩ khuyến nghị, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vắc xin Rubella trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Theo bác sĩ, phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu hơn người bình thường nên nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh, rất dễ nhiễm bệnh và gây ra những hệ không mong muốn. Khi mắc bệnh Rubella, thai phụ dễ gặp phải các tai biến như thai chết lưu, sẩy thai, sinh non hoặc em bé sinh ra mắc các khuyết tật về tim, điếc bẩm sinh, đục thủy tinh thể hoặc chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu: Nếu thai phụ bị Rubella trong 3 tháng đầu thì 70 - 100% trẻ sinh ra sẽ mắc bệnh Rubella bẩm sinh, 25% trẻ bị dị tật các cơ quan tim, mắt, não bẩm sinh.

  • Giai đoạn sau 3 tháng: Khoảng thời gian mang bầu ở tuần thứ 13 - 16 nếu thai phụ bị Rubella, tỷ lệ trẻ sinh ra bị Rubella bẩm sinh là 17%, khi thai nhi được 17 - 20 tuần, tỷ lệ mắc bệnh là 5%.

Phụ nữ tiêm vắc xin Rubella sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, giảm gánh nặng nỗi lo về bệnh tật. Ngoài ra, thai nhi cũng sẽ được thừa hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ, giúp bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời. Thời điểm lý tưởng nhất để mẹ bầu tiêm vắc xin là 3 tháng trước khi mang thai. Khoảng 5 - 6 tuần sau tiêm, cơ thể người mẹ sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Căn cứ vào nguy hại của bệnh Rubella và tác dụng của việc tiêm vắc xin Rubella, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vắc xin trước khi mang thai để phòng chống nguy cơ mắc phải bệnh Rubella.

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm vắc xin Rubella đầy đủ tại cơ sở y tế uy tín

3. Những lưu ý khi tiêm vắc xin Rubella trước khi mang thai

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho sản phụ trong suốt thai kỳ. Vì vậy, trước khi tiêm, sản phụ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Nên chủ động thời gian mang thai để thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh đúng thời điểm. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.

  • Sau khi tiêm vắc xin Rubella, phụ nữ không chưa nên mang thai ngay sau đó. Thời điểm tốt nhất để mang thai ít nhất là 3 tháng sau tiêm.

  • Trường hợp mang thai thụ động, phụ nữ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp phòng tránh bệnh.

Tiêm phòng đầy đủ để con yêu được chào đời mạnh khỏe

  • Những phụ nữ đang có thai, nghi ngờ có thai hoặc dị ứng với trứng, dị ứng với Neomycin hoặc bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm vắc xin Rubella.

  • Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus Rubella hoặc khu vực sinh sống đang có dịch Rubella cần phải đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virus để xác định bệnh. Sau khi đã xét nghiệm chẩn đoán cần đến khám tại các bệnh viện sản khoa để có hướng xử lý sớm và hiệu quả nhất.

Trên đây là một vài kiến thức cũng như thông tin cơ bản về bệnh Rubella và vắc xin Rubella mà bạn nên biết, đặc biệt là những người có dự định mang thai trong thời gian sắp tới. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho con yêu phát triển toàn diện, hãy thực hiện tiêm phòng đầy đủ trước, trong và sau khi mang bầu bạn nhé!

Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, quy trình bảo quản và tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm chẩn đoán trước khi tiêm, mang đến sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Vắc xin kết hợp Sởi - Quai bị - Rubella phổ biến nhất là loại vắc xin MMR II, có khả năng phòng bệnh lên tới 95% đồng thời 3 bệnh thường gặp nguy hiểm. Vắc xin MMR II có thể tiêm cho cả trẻ em từ 1 tuổi và người lớn. Vậy vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella  tiêm mấy mũi là đủ, có cần tiêm nhắc lại không?

1. Những điều cần biết về Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

Vắc xin 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella MMR II là loại phổ biến nhất, đã được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia mà bộ Y tế tổ chức. Đây là loại vắc xin sống, giảm độc lực, giúp cơ thể phòng ngừa đồng thời 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm: Sởi, quai bị và Rubella.

Những bệnh lý này đều có khả năng truyền nhiễm lây lan nhanh, có nguy cơ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gây phát ban toàn thân, sốt, ho khan, chảy nước mũi, sưng mí mắt,… Nếu không can thiệp y tế sớm, bệnh có thể gây viêm phổi, động kinh, tổn thương não, nhiễm trùng tai và tử vong. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai mắc sởi trong thai kì có nguy cơ thai nhi bị dị dạng thai, sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Bệnh quai bị

Quai bị gây triệu chứng điển hình là tình trạng sưng đau vùng mang tai, đau cơ, sốt, khó nhai, đau đầu,… Quai bị diễn tiến có thể gây điếc, viêm màng não, viêm buồng trứng, sưng đau tinh hoàn và dẫn tới vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc quai bị trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu.

Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Bệnh Rubella

Rubella gây bệnh điển hình với triệu chứng phát ban toàn cơ thể, sốt nhẹ và viêm khớp. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai mắc Rubella trong 3 tháng đầu, bác sỹ sẽ cân nhắc việc dừng thai kì vì nguy cơ trẻ dị dạng và chết lưu cao.

Cả 3 căn bệnh truyền nhiễm này đều lây lan nhanh qua đường hô hấp, tạo thành dịch nguy hiểm, nhất là với người chưa từng có miễn dịch trước đó. Do đó, tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được khuyến cáo nên thực hiện với người dân nhằm phòng bệnh chủ động và hiệu quả.

2. Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella tiêm mấy mũi?

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn (trẻ em trên 1 tuổi) chưa được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản hoặc chưa từng tiêm phòng. Với người lớn đã từng mắc cả 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella thì sẽ kiểm tra miễn dịch để có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không.

Tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella gồm 2 mũi tiêm cơ bản

Với trẻ em

Tiêm tại các thời điểm sau:

  • Mũi tiêm 1: Khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm 2: Khi trẻ được 4 - 6 tuổi (có thể tiêm sớm hơn tùy vào tình trạng của trẻ, nhưng cần đảm bảo cách mũi tiêm thứ nhất ít nhất 28 ngày).

Trẻ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản

Trong những trường hợp đặc biệt, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella kết hợp từ khi 9 - 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ tiêm cho trẻ độ tuổi này khi trẻ đang sống trong vùng có dịch mà chưa có miễn dịch kháng bệnh, khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Lúc này, mũi tiêm sớm nhất tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào lúc trẻ 15 - 18 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm trước từ 3 - 5 năm.

Người lớn

Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn cũng thực hiện tiêm đầy đủ 2 mũi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cơ bản. Mũi thứ nhất tiêm vào thời điểm chỉ định, mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 1 tháng. Riêng với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cần hoàn tất mũi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

3. Một số rủi ro có thể gặp khi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

Cũng như bất cứ loại vắc xin, dược phẩm nào thì vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella có thể gây ra một số rủi ro sau tiêm, như phản ứng phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Khả năng dẫn tới bệnh chứng nguy hiểm hoặc tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella rất hiếm.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella an toàn với trẻ nhỏ

Tuy nhiên, vắc xin đã được kiểm tra độ an toàn qua nhiều nghiên cứu và lưu hành trên thế giới nhiều năm, do đó bạn cũng có thể yên tâm. So với việc mắc những bệnh lý này thì việc tiêm phòng vắc xin an toàn, chủ động hơn nhiều cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Sau tiêm, thường trẻ có phản ứng sốt nhẹ, có thể có phát ban, chán ăn, bỏ bú,… Những tác dụng phụ này sẽ hết sau khoảng 1 - 2 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, các trường hợp đang sốt, nhiễm trùng cấp tính tiến triển thì không nên tiêm mà cần lùi lịch tiêm tới khi sức khỏe đảm bảo.

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy hiểm do phản ứng phản vệ, dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin, trẻ em và người lớn cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Mọi phản ứng bất thường của cơ thể sẽ được xử lý kịp thời ngay tại Trung tâm tiêm chủng. Sau đó, bạn tiếp tục theo dõi trong 24 giờ và kịp thời báo với bác sỹ, nhân viên y tế nếu có bất cứ bất thường nào.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella hiện đã được áp dụng trong Chương trình tiêm chủng hàng năm cho trẻ em. Phụ huynh có thể đưa trẻ tới các trung tâm tiêm chủng để tham gia.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella trong tiêm chủng mở rộng

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella tiêm mấy mũi và những vấn đề liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp từ các bác sỹ hàng đầu trong ngành.