Tmn đánh giá giai đoạn ung thư năm 2024

Nói về bệnh Ung thư, người ta luôn gọi kèm theo giai đoạn mà nó được chẩn đoán. Phân đoạn là đánh giá mức độ ung thư, như kích thước khối u và nó đã lan rộng chưa. Có nhiều tiêu chuẩn phân đoạn Ung thư, TNM là một trong những tiêu chuẩn đó.

Biết được giai đoạn ung thư, bác sỹ điều trị sẽ:

  • Hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư và cơ hội sống sót của bệnh nhân.
  • Lập kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân
  • Xác định các thử nghiệm lâm sàng phù hợp với kế hoạch điều trị

Để tìm hiểu giai đoạn bệnh của bạn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân trải qua một quy trình chẩn đoán phù hợp. Ví dụ như:

I. Xét nghiệm

Nồng độ của một số hóa chất trong cơ thể có thể là dấu hiệu của Ung thư. Vì thế, xét nghiệm máu, nước tiểu thường được chỉ định. Tuy nhiên, các kết quả này chưa phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư. Để xác định giai đoạn của UT, bác sỹ cần thực hiện thêm nhiều bước nữa.

Một số xét nghiệm mẫu máu hoặc mô để tìm dấu hiệu khối u phải được thực hiện ở các phòng xét nghiệm chuyên về Ung thư. Các bác sĩ sẽ phân tích các Chất chỉ điểm khối U.

Chất chỉ điểm khối u là những chất được tạo ra bởi các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể để phản ứng với bệnh ung thư. Khi có bất thường, lượng chất này sẽ tăng lên đáng kể.

II. Chẩn đoán thông qua hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ nhìn bằng mắt xem liệu có tồn tại khối u hay không. Một số phương thức xét nghiệm hình ảnh phổ biến:

1. Chụp cắp lớp – CT

Máy chụp CT sử dụng tia X để quét một bộ phận cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, một máy tính sẽ tái tạo một hình ảnh 3D của phần cơ thể bệnh nhân.

Để hình ảnh được rõ nét và chính xác, đôi khi cần sự giúp đỡ của thuốc nhuộm hoặc chất liệu tương phản. Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm trước khi chụp.

2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Tương tự như chụp CT nhưng phương pháp chụp MRI sử dụng sóng radio đẻ chụp cơ thể. Bệnh nhân có thể cũng phải sử dụng thuốc nhuộm hoặc chất tương phản để hình ảnh được rõ nét hơn.

3. Quét hạt nhân

Phương pháp sử dụng tia phoáng xạ để chụp ảnh bên trong cơ thể. Trước khi quét này, bệnh nhân được tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ, đôi khi được gọi là chất đánh dấu. Nó theo máu của bệnh nhân và tích tụ trong xương hoặc cơ quan nhất định. Sau khi quét, chất phóng xạ trong cơ thể sẽ mất hoạt tính phóng xạ theo thời gian.

4. Quét xương

Được sử dụng để chẩn đoán ung thư xương hoặc ung thư đã di căn đến xương. Phương pháp này cũng sử dụng chất phóng xạ như quét hạt nhân.

Trước khi xét nghiệm, một lượng rất nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Theo đường máu, chất phóng xạ sẽ tập hợp lại ở những khu vực bất thường trong xương. Các khu vực hấp thụ phóng xạ sẽ hiển thị trên ảnh được chụp bằng máy quét đặc biệt. Những khu vực này được gọi là “điểm nóng”.

5. Quét hạt nhân PET

Vì các tế bào ung thư thường hấp thụ nhiều glucose hơn các tế bào khỏe mạnh, các bức ảnh có thể được sử dụng để tìm ung thư trong cơ thể. PET scan sẽ tái tạo hình ảnh 3D chi tiết các khu vực này. Chất đánh dấu gọi là Glucose phóng xạ.

6. Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm năng lượng cao. Các sóng âm thanh dội lại các mô bên trong cơ thể. Máy tính sử dụng những tiếng vọng này để tạo ra hình ảnh của các khu vực bên trong cơ thể.

III. Sinh thiết xác định giai đoạn ung thư

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ cần làm sinh thiết để chẩn đoán ung thư. Bác sĩ lấy một mẫu mô của bệnh nhân. Mẫu mô đó được xem xét dưới kính hiển vi và thực hiện các xét nghiệm khác để xác định tính chất. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Báo cáo bệnh lý. Các báo cáo bệnh lý đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư và giúp quyết định các lựa chọn điều trị.

Mẫu sinh thiết có thể được lấy theo một số cách:

1. Bằng kim:

Bác sĩ sử dụng một cây kim để rút mô hoặc chất lỏng. Phương pháp này được sử dụng để chọc hút tủy xương , vòi tủy sống và một số sinh thiết vú, tuyến tiền liệt và gan.

2. Bằng nội soi:

Bác sĩ sử dụng một ống mỏng, sáng gọi là ống nội soi để kiểm tra các khu vực bên trong cơ thể. Nội soi đi vào các khe hở tự nhiên của cơ thể, chẳng hạn như miệng hoặc hậu môn . Nếu bác sĩ nhìn thấy mô bất thường trong quá trình kiểm tra, ông sẽ loại bỏ mô bất thường cùng với một số mô bình thường xung quanh qua ống nội soi.

3. Bằng phẫu thuật:

Bác sỹ có thể loại bỏ một khu vực của các tế bào bất thường bằng phẫu thuật. Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khu vực của các tế bào bất thường. Thường thì một số mô bình thường xung quanh các tế bào này cũng bị loại bỏ. Trường hợp khác, bác sĩ phẫu thuật chỉ cắt bỏ một phần của khu vực bất thường.

Hệ thống phân giai đoạn ung thư

Có nhiều hệ thống đánh giá giai đoạn ung thư trên thế giới. Hệ thống phân giai đoạn TNM được sử dụng cho nhiều loại ung thư phổ biến. Các hệ thống khác được áp dụng cho một số loại Ung thư cụ thể. Ví dụ như u não và tủy sống và ung thư máu.

Hầu hết các hệ thống phân đoạn sẽ bao gồm thông tin về:

  1. Vị trí của khối u trong cơ thể
  2. Các loại tế bào (ví dụ như, ung thư tuyến hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy)
  3. Kích thước của khối u
  4. Ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hay không
  5. Ung thư có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay không
  6. Cấp độ khối u, đề cập đến việc các tế bào ung thư trông bất thường như thế nào. Khả năng khối u phát triển và lan rộng ra sao.

Hệ thống phân đoạn TNM

Hệ thống TNM là hệ thống phân giai đoạn ung thư được sử dụng rộng rãi nhất. Hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế sử dụng hệ thống TNM làm phương pháp chính để báo cáo ung thư.

Trong hệ thống TNM:

  • Chữ T đề cập đến kích thước và mức độ lan rộng của khối u chính. Khối u chính thường được gọi là khối u nguyên phát .
  • Chữ N chỉ số lượng các hạch bạch huyết lân cận bị ung thư.
  • Chữ M ám chỉ liệu ung thư đã di căn hay chưa . Điều này có nghĩa là ung thư đã di căn từ khối u nguyên phát sang các bộ phận khác của cơ thể.
Khối u nguyên phát (T)
  • TX: Không thể đo được khối u chính.
  • T0: Không tìm thấy khối u chính.
  • T1, T2, T3, T4: Đề cập đến kích thước và/hoặc mức độ của khối u chính. Số sau chữ T càng cao, khối u càng lớn hoặc càng phát triển thành các mô lân cận. T có thể được chia nhỏ hơn nữa để cung cấp chi tiết hơn, chẳng hạn như T3a và T3b.
Các hạch bạch huyết lân cận (N)
  • NX: Không thể đo được ung thư ở các hạch bạch huyết lân cận.
  • N0: Không có ung thư ở các hạch bạch huyết lân cận.
  • N1, N2, N3: Đề cập đến số lượng và vị trí của các hạch bạch huyết có chứa ung thư. Con số sau N càng cao thì càng có nhiều hạch bạch huyết chứa ung thư.
Di căn xa (M)
  • MX: Di căn không thể đo được.
  • M0: Ung thư chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • M1: Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Link bài viết: Phân tích quyền lợi bảo hiểm ung thư của các công ty bảo hiểm nhân thọ.

Các cách khác để mô tả giai đoạn

Hệ thống TNM giúp mô tả ung thư rất chi tiết. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh ung thư, các tổ hợp TNM được nhóm lại thành 5 giai đoạn ít chi tiết hơn. Ví dụ như: