Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là gì

Hiện nay, các dự án đầu tư đặc biệt là đầu tư xây dựng ngày càng được chú trọng thực hiện. Trong quá trình quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên có liên quan cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Vấn đề về tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng là một hạng mục rất quan trọng trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vậy tổng mức đầu tư là gì? Công thức tính tổng mức đầu tư như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này.

Tổng mức đầu tư là gì?

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.

Chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng gồm những gì?

Các loại chi phí của tổng mức đầu tư cũng là một thông tin cần lưu ý trong bài viết Tổng mức đầu tư là gì? Công thức tính tổng mức đầu tư.

Theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng như sau:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

– Chi phí của tổng mức đầu tư còn bao gồm chi phí xây dựng gồm các chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình và các chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ.

– Chi phí thiết bị gồm có chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo hiểm, thuế và các loại phí.

– Chi phí về quản lý dự án gồm chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí về tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

– Ngoài ra còn có các chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung được quy định tại điểm đ khoản 2 – Điều 8 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Các chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và các chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Vậy công thức tính tổng mức đầu tư được quy định như thế nào? Phần tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi này.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là gì

Công thức tính tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = G­­XD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

– V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;

– GXD : chi phí xây dựng;

– GTB : chi phí thiết bị;

– GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– GQLDA: chi phí quản lý dự án;

– GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– GK: chi phí khác;

– GDP: chi phí dự phòng.

Xác định chi phí xây dựng như sau: Chi phí xây dựng của dự án (G­XD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + …. + GXDCTn

Trong đó:

– n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án

Trên đây chúng tôi đã gửi đến Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến chủ đề tổng mức đầu tư là gì? Công thức tính tổng mức đầu tư. Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Ông Nguyễn Văn Yên (Gia Lai) hỏi, tổng mức đầu tư của dự án nêu trên phải hiểu như thế nào cho đúng quy định hiện hành?

Trường hợp người quyết định đầu tư lỡ tự quy định tổng mức đầu tư là 180 tỷ đồng để xác định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công... và các văn bản hướng dẫn hiện hành và các cơ quan tham mưu bên dưới áp dụng quy định đó gây ra tranh chấp về thẩm quyền mất rất nhiều thời gian để xử lý... thì áp dụng quy định nào mới phù hợp với quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn? Quy định của người quyết định đầu tư đúng hay quy định của pháp luật về xây dựng đúng? Cơ quan nào có quyền phán quyết việc này?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Câu hỏi ông Nguyễn Văn Yên không nêu cụ thể thời gian phê duyệt dự án và pháp luật áp dụng cho dự án, vì vậy chưa đủ cơ sở để hướng dẫn chi tiết.

Trường hợp pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng cho dự án là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì nội dung tổng mức đầu tư và xác định tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện theo Điều 5, Điều 6 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.

Tổng mức đầu tư xây dựng gồm những gì?

Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.

Tổng mức đầu tư dự án bao gồm chi phí gì?

Theo Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về nội dung tổng mức đầu tư, thì tổng mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, chi khác và dự phòng.

Chi phí khác trong tổng mức đầu tư là gì?

- Chi phí khác: gồm các chi phí cần thiết như rà phá bom mìn, vật nổ; bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; các khoản phí, lệ phí thẩm định; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt vốn đầu tư… Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/10/2019.

Tổng mức đầu tư dự án do ai phê duyệt?

Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án. Còn đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.