Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Nếu chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính trong câu thì trạng ngữ đóng vai trò là thành phần phụ bổ sung nghĩa cho câu. Vậy trạng ngữ là gì? Vai trò và cách nhận biết trạng ngữ trong câu?

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Thế nào trạng ngữ?

Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, mở rộng và bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính của câu. Trạng ngữ biểu thị thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân – kết quả, cách thức, … của sự vật, sự việc được đề cập đến trong câu.

VD: Chiều mai, mẹ sẽ dẫn em đi công viên.

Trên cành cây, những chú chim đang mải miết xây tổ.

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Vai trò của trạng ngữ trong câu

Trạng ngữ được thêm vào câu nhằm hai mục đích chính:

Trạng ngữ bổ sung tình huống (về thời gian, nơi chốn, cách thức, mục đích, nguyên nhân, …) cho sự vật sự việc được nhắc đến trong câu.  Sử dụng trạng ngữ trong câu là một cách mở rộng câu, làm cho nội dung câu văn phong phú, chi tiết và chính xác hơn.

  • Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn

Trạng ngữ giúp nối kết các câu văn, sắp xếp các câu theo trình tự không gian, thời gian hoặc nguyên nhân – kết quả. Từ đó, tăng khả năng diễn đạt, giúp văn bản được mạch lạc, rõ ràng và không bị rời rạc.

Phân loại trạng ngữ

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Tùy vào ý nghĩa mà trạng ngữ biểu đạt, trạng ngữ được chia thành năm loại chính tương ứng. Cụ thể là:

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian được thêm vào câu nhằm bổ sung thời gian diễn ra sự việc, hành động được miêu tả trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời các câu hỏi: Khi nào?, Bao giờ?, Mấy giờ?, Lúc nào?, …

VD: Vào cuối tháng 6, gia đình mình sẽ đi du lịch.

Từ sáng đến giờ,  quán tạp hóa của bác Tuân đông nghịt người.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn hay trạng ngữ địa điểm có tác dụng làm rõ sự việc, hiện tượng trong câu diễn ra ở đâu và trả lời cho câu hỏi Ở đâu?. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đặt ở đầu câu hoặc cuối câu. Khi đặt ở cuối câu, trạng ngữ này thường bắt đầu bằng giới từ ở, về,

VD: Dưới hiên nhà, bọn trẻ đang nô đùa.

Em để quên bài tập ở nhà. 

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân mang tính chất giải thích, nêu lên lý do tại sao lại xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu. Vì vậy, trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường có độ dài nhỉnh hơn các loại trạng ngữ khác.

Trạng ngữ trả lời các câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Do đâu?, … Phần lớn trạng ngữ chỉ nguyên nhân sẽ đứng sau vị ngữ.

VD: Vì không làm bài tập, các bạn trong lớp bị cô giáo phê bình.

 Em bị ốm do dầm mưa.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ mục đích có chức năng làm rõ mục đích diễn ra sự việc trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời các câu hỏi như: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?, …

Trạng ngữ chỉ mục đích thường bắt đầu với để, vì, cho. Trạng ngữ có cho bao giờ cũng đặt ở cuối câu.

VD: Để trở thành một bác sĩ giỏi, em phải chăm chỉ học tập.

Trạng ngữ chỉ cách thức

Trạng ngữ chỉ cách thức hay trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi: Bằng các gì? Với cái gì? Nhờ cái gì? Theo cái gì?, … Loại trạng ngữ này bắt đầu với những từ bằng, với, nhờ, theo và thường đặt ở cuối câu, nhưng cũng có khả năng đảo lên đầu câu và đôi khi xen vào giữa chủ và vị ngữ.

VD: Nhờ sự nỗ lực của mình, anh ta đã thành công trở thành phi công xuất sắc.

Chi đến trường hàng ngày bằng xe đạp.

Đặc điểm và cách nhận biết trạng ngữ trong câu

Đặc điểm của trạng ngữ

Trạng ngữ có thể chỉ là một từ, một cụm từ hoặc là một cụm chủ vị đầy đủ.

VD: 

  • Trạng ngữ là 1 từ: Tết đến, nhà nhà sum vầy.
  • Trạng ngữ là 1 cụm từ: Đâu đó trên mái hiên, những chiếc chuông gió lanh lảnh kêu
  • Trạng ngữ là 1 cụm chủ vị đầy đủ: Khi những hạt mưa bắt đầu rơi, tôi thấy lòng mình man mác buồn.
  • Số lượng trạng ngữ trong câu

Trong một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ.

VD: Mỗi ngày, tại thư viện, mọi người đều đang nỗ lực học tập hết mình.

Trong câu có hai trạng ngữ, “Mỗi ngày” – bổ sung ý nghĩa về thời gian và “tại thư viện” là thành phần trạng ngữ nơi chốn.

Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

Trạng ngữ có thể chỉ là một từ, một ngữ hoặc là một cụm chủ vị đầy đủ.

VD: 

  • Trạng ngữ đứng ở đầu câu: Ngay khi bước vào, tôi đã thấy mọi người đang cãi nhau.
  • Trạng ngữ ở giữa câu: Con sâu nhỏ, trong chiếc kén nhỏ khi nào,  đã biến thành chú bướm xinh đẹp bay lượn trên bầu trời.
  • Trạng ngữ đứng ở cuối câu: Cô ấy đạt được thành công nhờ sự kiên trì và nỗ lực.

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

  • Trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần khác trong câu bằng dấu phẩy.

VD: Trong ngày hôm nay, tôi phải đọc xong cuốn sách này.

  • Trạng ngữ diễn đạt một số ý nhất định (thời gian, địa điểm, cách thức, nguyên nhân, mục đích). Dựa vào ý nghĩa, bạn xem xét từ hay cụm từ đó có trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Bao giờ?, Mấy giờ?, Lúc nào?, Tại sao? Vì sao? Do đâu?, Bằng các gì? Với cái gì? Nhờ cái gì? Theo cái gì?, … để xác định trạng ngữ.

VD: Em đi học về lúc 6 giờ chiều. => Trạng ngữ “lúc 6 giờ chiều” trả lời cho câu hỏi Lúc nào?

  • Trạng ngữ thường bắt đầu với một số từ: ở, về, để, vì, cho, bằng, với, nhờ, theo, … 

VD: Mọi người sẽ tìm thấy lối ra khỏi mê cung theo hướng dẫn trên tường. => Trạng ngữ bắt đầu bằng “theo”. 

Một số kiến thức và ví dụ minh họa rõ ràng cho trạng ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt, nhận biết trạng ngữ. Tìm hiểu nhiều hơn về từ loại, các biện pháp tu từ, cấu trúc câu trong ngữ pháp Tiếng Việt cùng boxthuthuat.com nhé.

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …. Bài viết dưới đây, cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con khắc phục những lỗi sai thường gặp nhất.

I. Kiến thức 

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính

– Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là TN1

Trên các con phố là TN2

– Số lượng: câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

– Vị trí: 

  • TN thường đứng đầu câu
  • TN có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân
  • TN có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp

– Dấu hiệu: 

  • Hình thức: TN thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy
  • Ý nghĩa: TN chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

– TN chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm

  • Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

– TN chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí

– TN chỉ nguyên nhân: lý do

  • Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

– TN chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới

  • Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

– TN chỉ phương tiện, cách thức

II. Bài tập

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào

Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt 

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

Bài 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

=> Mùa hè / Trong các vòm cây

2. ……………, nước sông đục ngầu

=> Vì ô nhiễm môi trường

3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

=> Trong các vườn hoa / Mùa xuân

Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu:

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh. 

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!

Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào