Trẻ em 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Mỗi bé có nhu cầu ăn và ngủ đặc trưng riêng của mình. Trẻ sơ sinh không có khái niệm phân biệt ngày hoặc đêm trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên phát triển thói quen này của bé.

Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển của bé, nhưng bé sẽ tự có tốc độ phát triển riêng của mình. Nhiều bé sơ sinh có nhịp độ phát triển tự nhiên mạnh mẽ. Những bé này có thể ngủ trọn giấc đêm từ rất sớm. Một số bé khác luôn cảm thấy đói hoặc mệt vào những khoảng thời gian khác nhau trong nhiều tháng. Bé cần sự hỗ trợ của cha mẹ để tìm ra cách thức hòa hợp với cả gia đình.

Mẹ luôn luôn giữ những hoạt động thường ngày như các bữa ăn thường xuyên, thời gian ngủ và các hoạt động khác như đi dạo ngoài trời hoặc một vài hoạt động quan trọng khác. Một vòng luân phiên như tắm, ăn và các câu chuyện kể trước khi ngủ hoặc bài hát ru có tác dụng thư giãn cho bé. Mẹ đừng quên tự nạp năng lượng cho mình với chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn bình thường trong những ngày này.

Trong những tuần đầu tiên của bé

Trong những tuần đầu tiên, dường như bé luôn ngủ suốt cả ngày. Trên thực tế, bé ngủ 18 tiếng một ngày, 4 tiếng một lần, thức dậy bởi nhu cầu về ăn uống, thay tã hay đòi được vỗ về.

Từ 4-6 tháng

Trong những tuần đầu khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận thức về đêm và ngày. Điều này không phải do tự bẩm sinh. Đồng hồ sinh học tạo ra ngay từ khi bé mới sinh ra, sau những ảnh hưởng về thói quen của gia đình. Qua thời gian, những giấc ngủ ngắn chuyển thành giấc ngủ dài. Thời gian thức giấc dần được kéo dài hơn.

Từ 6 đến 12 tháng

Từ 6 đến 12 tháng, hầu hết trẻ đều ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và 2 lần một ngày từ 1-1.5 tiếng. Những giấc ngủ ngắn trong ngày không nên kéo dài hơn nếu không bé sẽ có vấn đề khi bé bắt đầu ngủ đêm.

Nhiều phụ huynh cảm thấy không thoải mái trong việc đánh thức bé dậy vì họ nghĩ bé cần được ngủ. Tuy nhiên, để tránh làm hỏng nhịp độ lành mạnh mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy thật nhẹ nhàng nếu bé đang ngủ dài hơn so với thời gian ngủ bình thường trong ngày. Dù bé có tỏ ra khó chịu vì bị đánh thức ở giấc ngủ ngày thì vẫn tốt hơn việc bé thức dậy vào giữa đêm, hoàn toàn tỉnh táo và muốn được chơi đùa. Sử dụng thời gian mà bé tỉnh táo trong ngày cho những hoạt động chất lượng với bé và hỗ trợ sự phát triển của bé. Khoảng thời gian dài nhất bé thức giấc trước khi đi ngủ buổi tối là khoảng 4-5 tiếng. Điều này giúp bé ngủ dễ dàng và trọn giấc buổi đêm.

Trẻ 2 năm tuổi

Trong 2 năm, bé cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày. Bé ngủ 11 tiếng mỗi đêm, sau bữa trưa là 1 tiếng. Nhiều bé bắt đầu giảm thời gian ngủ ngày còn 1 tiếng buổi trưa khi được 10 tháng tuổi; một số khác vẫn giữ nguyên cho đến khi 18 tháng.

Trẻ 3 năm tuổi

Bé càng lớn thì nhu cầu ngủ càng ít hơn. Khi bé được 3 năm tuổi thì bé chỉ cần ngủ 12 tiếng mỗi ngày. Nhiều bé bắt đầu bỏ thói quen ngủ trưa, một số thì vẫn giữ cho đến khi đến tuổi đi nhà trẻ.

Thông tin cho từng nhóm tuổi

Những thông tin dưới đây theo từng nhóm tuổi đều sử dụng các giá trị trung bình. Nhu cầu ngủ của mỗi bé rất đa dạng. Sự chênh lệch từ 1 đến 2 tiếng không tạo ảnh hưởng. Nhiều trẻ thậm chí còn cần ít hơn.

Độ tuổi Tìm hiểm nhu cầu ngủ của trẻ trong một ngày (24 tiếng)Sơ sinh 16 đến 20 tiếng3 tuần 16 đến 18 tiếng6 tuần 15 đến 16 tiếng4 tháng 9 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày (2 đến 3 tiếng mỗi lần)6 tháng Từ 11 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày (1-1.5 tiếng mỗi lần)

Đối với trẻ sơ sinh, việc ngủ nhiều trong những tháng đầu đời vừa là cách để trẻ thích nghi với môi trường mới vừa giúp trẻ có điều kiện cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khi thấy con ngủ quá nhiều các bậc cha mẹ sẽ lo lắng không biết trẻ có đang gặp vấn đề nào về sức khỏe không. Bài viết sau đây sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ nhiều.

1. Một số vấn đề về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành 2 giai đoạn: REM (ngủ nông) và Non-REM (ngủ sâu). Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện buồn ngủ và ngủ gà gật là lúc bắt đầu giai đoạn REM.

Trong giai đoạn REM trẻ sẽ dễ bị thức giấc, giật mình, hay rên, hay vặn mình, mắt chuyển động và mở hơi giống như người thức giấc. Nhịp thở của trẻ ở giấc ngủ REM thường không đều và có thể ngừng thở trong 5 - 10 giây rồi thở nhanh khoảng 50 - 60 lần/phút sau đó ngừng lại với chu kỳ lặp.

Trẻ em 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều nhất trong tháng đầu tiên sau sinh

Ở giai đoạn Non-REM, trẻ ít cử động hơn, hơi thở cũng đều hơn, lúc này não bộ sẽ tăng cường hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của cảm xúc và hệ thần kinh. Đây còn là giai đoạn não bộ của trẻ sắp xếp và xử lý lại thông tin nhận được khi còn thức, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng đồng thời tích lũy năng lượng cho các hoạt động về thể chất và phát triển trí tuệ về sau.

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có bị làm sao không, khi nào nên khám bác sĩ?

2.1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Hầu hết thời gian còn trong bào thai trẻ dành cho việc ngủ. Vì thế, ngủ trước tiên là thói quen được lặp lại sau khi trẻ chào đời. Mặt khác, trẻ sơ sinh ngủ nhiều còn là do trẻ chưa thích nghi được với môi trường mới bên ngoài nên trẻ đang học cách thích nghi để cơ thể có thời gian phát triển toàn diện. Vì thế, khi trẻ ngủ nhiều mà không có biểu hiện bất thường về sức khỏe, khi thức giấc trẻ vẫn tỉnh táo để chơi bình thường thì không phải là điều đáng lo ngại.

2.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bất thường cần cảnh giác

Trong trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên lặp lại tình trạng ngủ giấc kéo dài trên 4 - 5 giờ thì hãy đánh thức trẻ dậy để trẻ được ăn, tránh gây tụt đường huyết vì ngủ quá lâu. Hoặc nếu trẻ vẫn ngủ với khoảng thời gian ấy và có các biểu hiện bất thường thì cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ Nhi khoa.

Trẻ em 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ li bì kèm sốt cần được thăm khám ngay

Đặc biệt, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ nên ngủ quá nhiều có thể là do cơ thể mệt mỏi hoặc xuất phát từ các nguyên nhân:

- Sốt, cảm lạnh.

- Mắc bệnh lý đường hô hấp trên.

- Bị mất nước do nôn trớ nhiều, tiêu chảy,...

- Tiêm vắc xin chủng ngừa.

- Trẻ đang trong giai đoạn đi qua một cột mốc tăng trưởng hoặc có sự chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt về trí tuệ, thể chất.

- Trẻ bị vàng da, sinh non.

- Trẻ bị thiếu dinh dưỡng.

- Rối loạn nhịp thở hoặc nhịp tim.

- Mắc một số bệnh lý khiến giấc ngủ của trẻ bị rối loạn giấc ngủ, thường gặp nhất là bệnh viêm màng não.

3. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ và không xem là ngủ nhiều?

Tuổi sơ sinh là giai đoạn mà trẻ trải qua khoảng thời gian nhiều nhất cho việc ngủ. Trung bình, mỗi trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16 - 18 giờ/ngày, mỗi giấc ngủ trong khoảng 1 - 2 giờ và ngủ không theo quy luật giờ giấc. Trẻ sinh non thời gian của giấc ngủ thường kéo dài hơn, trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe thì thời gian ngủ có thể rút ngắn hơn.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ ít đi sau khi trẻ chào đời khoảng 1 tháng. Từ thời điểm này trẻ sẽ ngủ nhiều về đêm hơn và giảm thời gian ngủ ngày còn khoảng 14 giờ/ngày.

Trẻ em 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Bảng giờ ngủ tham khảo ở trẻ sơ sinh

Để biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều như thế nào là quá mức thời gian bình thường, cha mẹ có thể tham khảo thời gian ngủ theo độ tuổi như sau:

- 1 - 4 tuần: 15 - 16 giờ/ngày.

- 3 - 12 tháng: 14 - 16 giờ/ngày.

- Từ 12 tháng tuổi: 12 - 13 giờ/ngày.

4. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh như thế nào cho tốt?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ lâu có thể khiến cơ thể không được nạp đủ lượng sữa cần thiết cho sự phát triển. Kết quả là trẻ dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ dưới 4 tuần tuổi không nên nhịn ăn quá 4 - 5 giờ.

Cha mẹ nên theo dõi giấc ngủ của trẻ, nếu phát hiện trẻ sơ sinh ngủ nhiều kèm các dấu hiệu như: sốt cao, ho, khó thở, li bì,... thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Giờ ngủ của trẻ sơ sinh cũng cần được điều chỉnh lại cho khoa học bằng cách:

- Cho trẻ đi dạo và tăng hoạt động chơi vào ban ngày, cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên để trẻ không bị lẫn lộn ngày - đêm.

- Tạo cho trẻ có thói quen trước giờ đi ngủ để trẻ nhận biết tín hiệu đến giờ ngủ như: tắm, massage,...

- Tập cho trẻ khung giờ ăn, giờ ngủ cố định. Nên đánh thức trẻ dậy khi đã đến giờ ăn.

- Không tạo ra hoạt động có tính kích thích trước giờ ngủ để trẻ dễ vào giấc và không bị mệt mỏi.

- Theo dõi giai đoạn ngủ của trẻ qua chuyển động mắt để nhận biết giai đoạn REM và đánh thức trẻ vì đây là thời điểm trẻ đang ngủ nông, việc đánh thức sẽ dễ dàng hơn so với khi trẻ bước vào giai đoạn ngủ sâu. Lưu ý, với trẻ sơ sinh thì giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu có tính luân phiên thường xuyên hơn nhiều so với người lớn.

Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ nhiều để gạt bỏ được những lo lắng không đáng có và nhận biết được các bất thường cần can thiệp để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác liên quan đến trẻ, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để có được tư vấn cụ thể.

Trẻ em trên 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Những điều cơ bản về giấc ngủ của bé 1 tuổi Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm (nhiều giấc liên tục) và nhìn chung ngủ hai giấc mỗi ngày, có thể lên tới 3-4 giấc. Nhưng nhiều bé 1 tuổi có thể giảm xuống chỉ còn một giấc ngủ trưa dài hơn.

Trẻ em 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ cần ngủ khoảng 12 đến 14 tiếng/ngày. Trẻ ở nhóm tuổi này rất ít khi ngủ vào buổi sáng và thường có một giấc ngủ ngắn từ 30 phút đến 1 tiếng vào buổi trưa. Vào buổi tối, trẻ thường ngủ vào khoảng 19 đến 21 giờ và trẻ sẽ thức dậy vào lúc 6 đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Thời gian ngủ trung bình của bé từ 1-12 tháng tuổi Thời gian ngủ của trẻ khoảng 14-16 tiếng/ngày. – Bé 12 tháng tuổi: Thời gian ngủ khoảng 12-13 tiếng/ngày. Như vậy, với thắc mắc trẻ 1 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì khoảng 15-16 tiếng/ngày nhé mẹ.

Trẻ dưới 1 tuổi nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi: 18:00 – 19:30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. Giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé để không ngủ trưa.