Tuyến tùng nằm ở đâu

(1440 chữ, 6 phút đọc)

Định nghĩa

Tuyến tùng hoặc thể tùng (pineal gland) được định nghĩa là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não của các loài động vật có xương sống, ở vùng biểu mô, gần trung tâm não bộ, giữa hai bán cầu và được giấu kín trong một cái rãnh, nơi mà hai mảnh của đồi thị (thalamus) gặp nhau. René Descartes, một trong những triết gia lớn của thế giới, gọi tuyến tùng là “the principal seat of the soul” (tạm dịch: tòa ngự trung tâm của linh hồn). Tuyến tùng sản xuất melatonin, một loại hormone mang nguồn gốc serotonin có khả năng điều chỉnh nhịp thức, ngủ theo chu kỳ sinh học và các mùa trong năm.

Tuyến tùng nằm ở đâu
Vị trí của tuyến tùng trong não bộ con người

Tức là bằng một cách thức khó tưởng tượng (sẽ được trình bày trong bài viết sắp tới), tuyến tùng tiếp nhận các thông tin bên ngoài rồi cho ra một lượng melatonin nhất định mà nó tin rằng sẽ can thiệp đúng đắn lên giấc ngủ của chúng ta để phù hợp với điều kiện sinh học cũng như tự nhiên (trong và ngoài cơ thể). Tóm lại, tuyến tùng đóng góp một vai trò tốt đẹp. Tuy nhiên, chừng đó có phải là tất cả hay chưa?

Động vật có xương sống

Không phải bất kỳ một loài động vật có xương sống nào cũng sở hữu tuyến tùng nhưng dù sao đi nữa thì cũng có một cái gì đó liên quan. Điển hình như trường hợp của hagfish (lươn nhầy), một lớp cá nguyên thủy có hình dáng giống với những con lươn, chúng mang trong mình một cấu trúc tương đương thể tùng. Ngoài ra, ở một vài trường hợp khác, các loài đã vô tình đánh mất tuyến tùng trong quá trình tiến hóa.

Tuyến tùng nằm ở đâu
Hagfish

Tại sao lại là động vật có xương sống? Đơn giản. Hãy nhìn xem động vật có xương sống (bao gồm cả nhân loại) đã làm được những gì trên hành tinh xinh đẹp này.

Không phải dạng vừa trong não bộ con người

Tuyến tùng được đặt tên dựa theo diện mạo của nó, giống với một quả tùng (hình nón thông), màu xám đỏ và có kích thước từ 5 đến 8 mm (đạt tối đa khi chúng ta 2 tuổi). Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc khi tuyến nội tiết nhỏ bé này được cung cấp bảo trợ thần kinh đầy đủ, thậm chí còn sở hữu lưu lượng máu rất đỗi dồi dào (chỉ đứng sau thận). Tôi cho rằng đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Những giá trị to lớn

Hãy bắt đầu từ melatonin. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng loại hormone này có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp thức, ngủ, chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm nguy cơ bị thoái hóa thần kinh và duy trì một cuộc sống bình thường cho các chức năng sinh lý khác, bao gồm cả việc ức chế sự phát triển tình dục ở trẻ em. Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn khi rất nhiều trường hợp dậy thì sớm trên thế giới có liên quan mật thiết đến các khối u lành tính của tuyến tùng.

Ngoài ra, tuyến tùng còn ảnh hưởng đến sự bài tiết tuyến yên, sự trao đổi glucose trong máu và sự hoạt động của một số loại chất như cocaine hay fluoxetine (còn gọi là prozac, thuốc chống trầm cảm).

Tóm lại, so với phần định nghĩa ban đầu, tuyến tùng đang mang lại rất nhiều lợi ích không đơn giản. Vậy, điều gì đã khiến cho chúng ta (hầu hết) lãng quên sự tồn tại của nó?

Vôi hóa và những khối u lành tính

Xin nhắc lại một lần nữa, tuyến tùng sở hữu lưu lượng máu rất đỗi dồi dào (chỉ đứng sau thận) và chúng được cung cấp bởi động mạch não sau. Điều này có nghĩa là máu sẽ được lưu thông trực tiếp tới tuyến tùng mà không cần đi qua hàng rào máu não, một lớp phòng ngự kiên cố ngăn chặn các phần tử nhất định (virus, tế bào miễn dịch,…) xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Cuối cùng, trong số các “tài nguyên” đi theo dòng máu, tuyến tùng đặc biệt ưa thích florua (fluoride), canxi (calcium), phốt-pho (phosphorus) và clorua (chloride). Theo một cuộc nghiên cứu được trường đại học Surrey (Anh quốc) công bố vào năm 1997, mô mềm của tuyến tùng ở người trưởng thành chứa florua nhiều hơn bất kỳ một mô nào khác trong cơ thể. Vậy thì sao?

Bạn phải hiểu rằng florua và clorua đóng vai trò chủ chốt trong việc ức chế các enzyme, thay đổi chức năng của tuyến tùng theo chiều hướng tiêu cực để rồi tạo điều kiện thuận lợi cho canxi và phốt-pho tích tụ lâu ngày thực hiện quá trình vôi hóa. Kết quả là hầu hết những người trưởng thành đều có một cục canxi nằm sâu trong não bộ, thứ có thể dễ dàng được nhìn thấy khi đi chụp X quang. Vâng, đó chính là tuyến tùng bị vôi hóa.

Tuyến tùng nằm ở đâu
Ảnh chụp X quang của một người đàn ông 44 tuổi với tuyến tùng bị vôi hóa

Nguyên nhân: Hàm lượng florua và clorua trong nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của đại đa số con người chúng ta đang vượt ngưỡng cho phép còn chế độ ăn uống thì không hợp lý với quá nhiều canxi lẫn phốt-pho. Đó là còn chưa kể đến một vài thứ nữa tưởng chừng như không thể nào thiếu sót trong đời sống ngày nay, điển hình là kem đánh răng (chứa florua).

Một vấn đề không kém phần nghiêm trọng mà tuyến tùng gặp phải đó là những khối u được hình thành theo nhiều cách khác nhau. Xét về mặt mô học, những khối u này giống hệt với căn bệnh ung thư biểu mô buồng trứng thường gặp ở nữ giới (chỉ sau ung thư cổ tử cung). Tuy nhiên, vì chúng không gây hại trực tiếp đến tính mạng con người nên đã bị ngành y học hiện thời liệt vào danh sách “những khối u lành tính.” Tức là chẳng đáng quan tâm.

Tôi nghĩ rằng chính cái tư tưởng này đã khiến cho chúng ta (hầu hết) lãng quên sự tồn tại của tuyến tùng. Chẳng mấy ai quan tâm đến hàm lượng florua và clorua trong nước sinh hoạt. Chẳng mấy ai nhìn nhận lại chế độ ăn uống hiện nay có thật sự chuẩn mực hay chưa khi hàng tá người vẫn đi đến bệnh viện mỗi ngày. Chẳng mấy ai thắc mắc về cục canxi trong não. Chẳng mấy ai hồ nghi về những khối u lành tính trong hộp sọ. Tại sao? Vì nó (tuyến tùng) “chẳng đáng quan tâm.”

Tôi xin phép được đặt một dấu chấm hỏi và nêu ra vài nhận định cá nhân trước khi kết thúc bài viết này.

Liệu tuyến tùng có thật sự “chẳng đáng quan tâm”?

Bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với những “thuyết âm mưu” (có cơ sở) về tuyến tùng vì chúng tương đồng với giả thuyết mà tôi đưa ra trong một bài viết mang tên “Cỗ máy thời gian, giấc ngủ và những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Nào là “con mắt thứ 3”. Nào là “ăng ten tâm hồn”. Tôi sẽ để dành tất cả cho bài viết kế tiếp như một cách bày tỏ lòng tôn trọng với tiêu đề do chính mình đặt ra: Cái nhìn khoa học về tuyến tùng.

Tuy nhiên, dù chỉ là khoa học, tôi vẫn tìm ra được điểm chung hoàn hảo giữa quan điểm cá nhân và sự tồn tại của tuyến tùng. Trong bài viết “Cỗ máy thời gian, giấc ngủ và những chuyến phiêu lưu kỳ thú”, tôi cho rằng con người có thể thông qua việc nâng cao sức khỏe thể xác lẫn tinh thần để kiểm soát linh hồn, điều khiển giấc ngủ, du hành thời gian cũng như làm vài việc vĩ đại hơn nữa. Còn đây là nhắc lại phần định nghĩa: Tuyến tùng sản xuất melatonin, một loại hormone mang nguồn gốc serotonin có khả năng điều chỉnh nhịp thức, ngủ theo chu kỳ sinh học và các mùa trong năm.

Chờ nhé?

Tác giả: Võ Trọng Gia
Tân Uyên, ngày 17 tháng 9 năm 2018

Featured image: Anatomy in a nutshell : a treatise on human anatomy in its relation to osteopathy

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

Hành tung ảo diệu

René Descartes, triết gia Pháp thế kỷ 17, xem tuyến tùng là nơi ẩn trú của linh hồn. Cuối thế kỷ 18, bà Blavatsky người sáng lập Thông thiên học cho đó là con mắt của thần Shiva trong huyền thoại Ấn Độ giáo. Khoa học làm tan dần bao điều thần bí.

Ban ngày ẩn sĩ ngồi thiền: ánh sáng vào mắt biến thành luồng tín hiệu qua thần kinh thị giữa hai mắt, được vùng dưới đồi tiếp nhận và bàn giao tín hiệu ức chế tuyến tùng sản xuất mêlatônin. Ban ngày im ắng như ẩn sĩ ngồi thiền.

Tráng sĩ múa kiếm trong đêm: chiều xuống tuyến tùng bắt đầu nhả mêlatônin, chuyển dự trữ sêrôtônin của mình thành mêlatônin. Lượng hoóc-môn lên tới đỉnh suốt trong đêm, tụt xuống vào lúc gần sáng. Thật ảo diệu, ẩn sĩ trở thành tráng sĩ múa kiếm trong bóng đêm.

Tuyến tùng nằm ở đâu

Đồng hồ sinh học: tuyến tùng hoạt động như một cái đồng hồ trong cơ thể con người để nhận biết mọi thay đổi lượng ánh sáng mặt trời từ ngày đến đêm hoặc giữa các mùa khác nhau. Đồng hồ báo đêm đến thì mêlatônin được nhả ra.

Tuyến tùng khỏe: cơ thể nhạy với các tần suất của ánh sáng, con người năng động tinh tế trong cuộc sống. Trái thông rối rắm, giấc ngủ xáo trộn, hệ sinh dục có vấn đề, cơ thể sớm lão hóa, trầm cảm và nguy cơ ung thư tăng. Trong đời người, mêlatônin giảm dần sau tuổi ba mươi; có rất ít hoặc không có ở một số người lớn tuổi.

Gây rối tuyến tùng: ai ngờ ô nhiễm ánh sáng là sự rực sáng bầu trời đô thị về đêm do ánh đèn đường phố, trung tâm mua sắm, nhà hàng quán rượu... Các tế bào võng mạc rất nhạy với ánh sáng xanh/ tím. Ô nhiễm ánh sáng, kéo theo tác hại trên sự chuyển hóa, chức năng miễn dịch, quân bình nội tiết và tăng nguy cơ ung thư.

Hoóc-môn của giấc ngủ

Tuyến tùng mang đầy những sợi thần kinh giao cảm, có mạng lưới máu lưu thông dày đặc, có nhiệm vụ tiết ra hormon mêlatônin. Được khám phá năm 1958, hoóc-môn này là một chất dẫn truyền thần kinh mêlatônin, dẫn xuất từ các axít amin tryptophan và sêrôtônin, được sản xuất ở người, các loài có vú khác, ở chim, bò sát và ếch nhái.

Tuyến tùng nằm ở đâu

Điều hòa giấc ngủ: lượng hoóc-môn này bắt đầu vọt lên vào khoảng xế chiều, lên tới đỉnh suốt trong đêm rồi tụt xuống vào lúc gần sáng. Vào mùa hè và mùa đông, ngày dài hơn hoặc ngắn hơn thì việc chế tạo mêlatônin bắt đầu muộn hơn hoặc sớm hơn.

Kháng oxít hóa mạnh: mêlatônin xuyên thấm dễ dàng qua màng tế bào và rào cản máu/não. Kháng oxít hóa mạnh (hơn các vitamin C, E và A), còn kích hoạt các chất kháng oxít hóa khác nên mêlatônin có vai trò bảo vệ các phân tử DNA của nhân tế bào và ti thể, nhờ đó giúp bảo dưỡng sức khỏe chúng ta.

Bổ sung mêlatônin: mêlatônin tổng hợp được dùng rộng rãi hơn 15 năm qua, để điều trị chứng mất ngủ, chứng lệch giờ khi đi máy bay, nhức đầu mạn tính, điều chỉnh giấc ngủ người làm ca đêm. Người khiếm thị khó có thể dùng tín hiệu từ ánh sáng để điều hòa đồng hồ sinh học, bổ sung mêlatônin mỗi 24 giờ (1 - 10mg/ngày) giúp gỡ rối ngủ - thức cho họ. Ở Mỹ được dùng mêlatônin không cần toa bác sĩ. Nhiều nước cấm bán mêlatônin nếu không có toa thuốc.

Thiếu ngủ, đời người ngắn lại

Càng ít ngủ càng mập ra: hoóc-môn leptin do tế bào mỡ tiết ra báo cho não lệnh ngưng ăn. Hoóc-môn ghrelin do bao tử và ruột non làm ra, báo não cho lệnh ăn. Người chỉ ngủ vài giờ trong ngày, lượng leptin giảm bớt, ghretin tăng thêm, cơ thể đòi ăn thêm. Ngủ ít, đói nhiều. Ngủ ít thì thức nhiều, thêm giờ để ăn.

Thiếu ngủ não teo: ngủ bết thì não bết. Thiếu ngủ lâu dài não càng tệ hơn. Mất ngủ kinh niên làm nhót sự đậm đặc chất xám ở những vùng não trách nhiệm khả năng quyết đoán và nghỉ ngơi: mất ngủ xộp não.

Đời người ngắn lại: tin tức tháng 5/2010: nghiên cứu của Anh (đại học Warwick) và Ý (đại học Federico II, Naples) cho biết những người ngủ ít hơn 6 giờ/ngày thì có nguy cơ 12% chết sớm trước 65 tuổi so với ngủ 6 - 8 giờ/ngày. David Summers thuộc nhóm nghiên cứu nhận định: “Văn hóa phương Tây đã sai lầm khi kéo dài ngày ra, coi nhẹ giấc ngủ ngon và biểu dương những ai lo làm việc mà chỉ ngủ năm hoặc sáu giờ mỗi ngày như là các anh hùng”. “Những người này sẽ đối diện nếu không là cái chết sớm thì cũng là một đời bệnh tật (huyết áp cao, đái tháo đường, ung thư) và lão hóa sớm”. Người lớn nên giữ giấc ngủ trung bình 7 giờ, ít nhất là 6 giờ mỗi ngày. Ngủ hơn 9 giờ/ngày thì cũng có hại, có 30% nguy cơ chết sớm.

Ngủ được là tiên trên đời

Bổ bộ óc khỏe cả người: khi ngủ chúng ta không biết gì, bộ óc lại rất bận bịu. Chúng ta học: bộ óc kết nối các thông tin mới và sắp xếp vào bộ nhớ lâu dài. Giấc ngủ cần cho não tăng trưởng và phát triển. Trong giấc ngủ say và đủ, cơ thể tiết ra nhiều chất quý như hoóc-môn mêlatônin điều tiết ngủ thức, hoóc-môn vỏ thượng thận kiểm soát stress, hoóc-môn tăng trưởng rất tuyệt, làm tăng chiều cao ở tuổi trẻ, còn lo các chuyện khác, như là giúp tái tạo các tế bào và giảm stress... Axít hyaluronic, yếu tố làm ẩm tự nhiên trong hoóc-môn tăng trưởng giúp da hút các phân tử nước, ngủ ngon làm da mịn màng và tươi sáng.

Tuyến tùng nằm ở đâu
Ngủ ngon, ngủ đủ: mêlatônin không được cơ thể tạo ra đều đặn. Khi người ta ngủ, mêlatônin được tuyến tùng nhả ra tới đỉnh cao khoảng 2 giờ sáng, lúc ngủ say. Lượng mêlatônin giảm dần từ 5 giờ đến sáng. Vậy nên ngủ từ 9 - 10 giờ tối đến 4 - 5 giờ sáng. Suốt tuần thiếu ngủ, buổi sáng cuối tuần nán thêm một hoặc hai giờ ngủ rất quý.Chắt chiu giấc ngủ: tránh ăn no trước ngủ, không cà phê không rượu lúc gần lên giường. Đi ngủ đúng giờ mỗi đêm và thức giấc cùng giờ mỗi sáng. Không xem TV hoặc tránh dùng máy vi tính vào buổi tối, ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Nên ngủ trong đêm tối hoàn toàn, hoặc càng tối càng tốt. Giữ mát nhiệt độ trong phòng. Đừng dùng đồng hồ ré lớn quá. Buổi sáng phơi nắng một chút, đồng hồ sinh học cần ánh sáng để tự điều chỉnh. Một đêm ngon giấc dọn sân cho các thói quen tốt khác: hăng hái tập thể dục, không cần nước ngọt trợ lực, khỏi nhờ cà phê cho tỉnh người.

Vận động đều đặn, ăn ngon ăn lành, đi với ngủ ngon, ngủ đủ.