Uống kháng sinh trị mụn trong bao lâu

Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.

Nội dung chính của bài viết

  • Do hiện tượng kháng thuốc kháng sinh mà việc dùng kháng sinh để trị mụn không phải là một giải pháp hoàn hảo.
  • Việc trị mụn cần đến một quy trình có hệ thống. Ngoài việc diệt khuẩn, phải kết hợp với cách chăm sóc da phù hợp, giảm căng thẳng.
  • Không nên tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh để trị mụn mà phải thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và tự chọn những loại mỹ phẩm chăm sóc da hợp túi tiền mà vẫn hiệu quả hơn bất cứ loại kháng sinh nào.

Kể cả trước đây, những loại kháng sinh này cũng đã không hiệu quả lắm trong việc trị mụn. Vậy đâu là lý do?

Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh

Một trong những lý do khiến kháng sinh không còn tác dụng là do hiện tượng kháng kháng sinh. Một cá thể vi khuẩn có thể kháng lại một loại kháng sinh do khả năng gây ra đột biến gen. Hầu hết những sự đột biến đều giết chết vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục sinh sôi và truyền lại đột biến thế hệ sau. Tuy nhiên, một số đột biến lại làm cho một cá thể vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.

Sẽ không có vấn đề gì đáng nói nếu hiện tượng này chỉ dừng lại ở một vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn lại có khả năng sinh sôi cứ mỗi 20 phút và chúng còn có thể trao đổi vật liệu di truyền thông qua một quá trình gọi là chuyển gen chiều ngang. Một cá thể vi khuẩn có thể truyền sự đột biến của nó cho những vi khuẩn khác bằng cách chuyển DNA trực tiếp. Một vi khuẩn kháng thuốc sẽ biến thành hàng triệu, hàng tỷ vi khuẩn kháng thuốc khác và có thể lây từ người này sang người khác và loại kháng sinh đó lúc này sẽ không còn tác dụng nữa.

Sự đột biến có thể giúp một cá thể vi khuẩn sống sót dưới ảnh hưởng của kháng sinh nhưng nếu được dùng đủ lâu, loại kháng sinh đó vẫn có thể diệt được vi khuẩn.

Xem thêm: cách trị mụn

Đây cũng chính là vấn đề đối với các loại kháng sinh trị mụn. Khi các bác sỹ kê đơn, người bệnh sẽ dùng thuốc và khi làn da họ đẹp lên họ sẽ dừng thuốc mà không biết rằng vi khuẩn vẫn chưa bị tieu diệt hết. Kháng sinh chỉ có tác dụng loại trừ được những vi khuẩn yếu và để lại những vi khuẩn đã kháng thuốc. Khi chúng ta dừng thuốc, những vi khuẩn kháng thuốc sẽ tiếp tục nhân lên và tình trạng mụn có thể sẽ còn tệ hơn lúc ban đầu.

Những loại kháng sinh đã bị vi khuẩn mụn kháng lại gồm có:

  • Rifampin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 17%.
  • Tetracycline, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 35%.
  • Amoxycillin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 40%.
  • Clindamycin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 50%.
  • Erythromycin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 52%.
  • Neomycin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 80%.
  • Cloxacillin, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc: 100%.

Tuy nhiên hiện tượng kháng kháng sinh chỉ là một phần của vấn đề. Gần đây, có một bằng chứng chứng minh được ý kiến cho rằng vi khuẩn Propionibacterium là loại vi khuẩn gây mụn duy nhất là sai. Các chuyên gia về mụn đã tìm ra một loại vi khuẩn khác là Tụ cầu khuẩn(Staphylococcus) trong các nốt mụn mủ, mặc dù họ vẫn chưa tìm ra lý do tại sao tụ cầu khuẩn có thể gây mụn tại Châu Á.

Điều này có nghĩa là tại Châu Á, bạn sẽ phải chiến đấu với không chỉ một mà là hai loại vi khuẩn mụn và việc chỉ tiêu diệt được một loại sẽ khiến loại còn lại sinh sôi mất kiểm soát. Điều này cũng có nghĩa là bệnh chốc lở, một căn bệnh do tụ cầu khuẩn thâm nhập vào vết thương trên da, sẽ làm làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, hoặc ngược lại. Và nếu bạn dùng hai loại kháng sinh để diệt hai loại vi khuẩn, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải hai loại tác dụng phụ khác nhau.

Ngày càng có nhiều chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên không nên chỉ dùng kháng sinh để trị mụn. Các chuyên gia đều khuyên nên dùng thêm benzoyl peroxide để diệt được những vi khuẩn mà kháng sinh bỏ sót. Tuy nhiên, benzoyl peroxide cũng không phải là giải pháp hoàn hảo.

Đã từng có thông tinvề tác dụng của benzoyl peroxide được đăng trên mạng như saubenzoyl peroxide có thể tiêu diệt đến 99.99% vi khuẩn mụn. Tuy nhiên, đây lại là số liệu được đăng từ 30 năm trước. Hiện nay, benzoyl peroxide chỉ có thể diệt đước 65% - 85% vi khuẩn mụn, ngay cả khi được dùng kết hợp với kháng sinh erythromycin hay clindamycin. Điều này cho thấy rằng dù kháng sinh hay benzoyl peroxide hay kết hợp cả hai cũng không thể diệt được quá 2/3 số lượng vi khuẩn.

Hơn nữa, benzoyl peroxide với nồng độ đủ để diệt hết vi khuẩn (khoảng 5% hoặc hơn) sẽ gây các phản ứng châm chích, bỏng rát, ngứa hay gây bong tróc da. Những mảng da chết nhỏ sẽ làm bít lỗ chân lông và hình thành mụn đầu trắng, tiếp đến là mụn đầu đen.

Benzoyl peroxide có thể giúp bạn giảm được mụn mủ nhưng lại làm mọc thêm mụn không viêm. Kháng sinh thì lại không đủ để trị được mụn mà việc diệt vi khuẩn mụn cũng chưa chắc sẽ trị được mụn.

Trị mụn đòi hỏi một quy trình có hệ thống

Nhiễm khuẩn chỉ là một phần trong quá trình hình thành mụn và có những loại mụn hoàn toàn không phải do nhiễm khuẩn. Trong giai đoạn đầu mụn hình thành sẽ diễn ra sự phát triển quá mức và tích tụ của các tế bào da chết trong lỗ chân lông. Nếu các tế bào da chết không tích tụ trong lỗ chân lông, vi khuẩn sẽ không bao giờ trú ngụ được và bã nhờn cũng không hình thành, do đó làn da sẽ không bị mụn.

Mặt khác, ngoài nhiễm khuẩn, sự căng thẳng cũng có thể gây mụn hoặc các phương pháp ngừa mụn không đúng cách như rửa mặt bằng các sản phẩm tẩy rửa quá mạnh hoặc dùng benzoyl peroxide nồng độ quá cao cũng sẽ gây mụn. Các phương pháp trị mụn sai cách cũng sẽ gây thêm mụn. Vậy đâu là cách tốt nhất để trị mụn?

Dưới đây là 4 cách trị mụn đơn giản

Giữ da sạch nhưng không quá sạch. Mục đích hàng đầu của việc làm sạch da là lấy đi hết những tế bào chết trong lỗ chân lông. Điều này có nghĩa là bạn không nên dùng những sản phẩm rửa mặt quá mạnh đến mức phá hủy luôn lớp biểu bì ngoài cùng của da. Bạn cũng không nên chà xát da quá mạnh. Chỉ nên rửa mặt từ mốt đến hai lần mỗi ngày và đừng cố rửa sạch mụn.

Giữ da ẩm nhưng không quá nhờn. Việc giữ da ẩm làm cho các lỗ chân lông luôn được thông thoáng. Dầu trên da có thể gây hại nếu bị kẹt lại dưới lớp da chết. Bạn có thể giữ da ẩm bằng cách tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa cồn, và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nếu cần thiết. Ngay cả những người da dầu cũng có lúc cần bôi kem dưỡng ẩm ở một số vùng trên mặt như xung quanh mặt hoặc ở phần quai hàm.

Tẩy da chết cho da nhưng đừng làm da khô ráp. Bạn có thể dùng AHA hoặc BHA để loại bỏ lớp da chết trên cùng, tạo điều kiện cho lớp da mới phát triển, và kích thích sản sinh collagen có lợi cho da. Tẩy da chết từ hai đến ba lần mỗi tuần là đủ. Việc tẩy da chết quá thường xuyên sẽ làm tổn thương da.

Giữ da không nhiễm khuẩn nhưng đừng tiêu diệt hết vi khuẩn trên da. Việc ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn mụn là cần thiết. Hệ miễn dịch khi phát hiện có vi khuẩn sẽ sinh ra các phản ứng viêm để tiêu diệt chúng, nhưng điều này lại thường gây viêm cho da. Vi khuẩn mụn thực chất có lợi cho da do chúng hấp thụ dầu thừa từ lỗ chân lông. Vi khuẩn mụn chỉ gây hại khi chúng phát triển quá nhiều hoặc bị kẹt lại dưới da.

Bạn không nên tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh để trị mụn mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và chọn cho mình những loại mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp túi tiền mà vẫn đem lại hiệu quả hơn bất cứ loại kháng sinh nào.

Câu trả lời là có. Những người cơ địa dị ứng có thể gặp phải hiện tượng phát ban khi dùng kháng sinh đường uống. Chúng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt do thiếu hụt acid folic. Kháng sinh dạng bôi thường ít tác dụng phụ hơn nhưng người dùng vẫn phải thận trọng với các kích ứng.

Ngoài ra, thuốc cũng làm tăng độ nhạy cảm của da trước ánh nắng mặt trời hoặc khiến da khô đi. Do đó, hãy thử thuốc trước bằng cách lấy một lượng nhỏ bôi lên mặt trong cổ tay và giữ nguyên trong vòng 6–8 giờ. Nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể thoa lên vùng mụn trên mặt.

Cách sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn hiệu quả

Mụn là tình trạng cần thời gian để điều trị, ít nhất là 3–4 tháng. Để đảm bảo hiệu quả của kháng sinh, bạn hãy lưu ý những điều sau:

Sử dụng kết hợp tất cả các loại thuốc được kê toa

Khi chỉ dùng kháng sinh, vi khuẩn có thể nhanh chóng phát triển khả năng kháng thuốc. Đó là lý do bác sĩ da liễu thường kê toa một loại kháng sinh cùng với thuốc trị mụn không chứa kháng sinh.

Vệ sinh da nhẹ nhàng

Khi bị mụn, bạn có thể “ám ảnh” với việc phải làm sạch da. Thực tế, rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da kích ứng và làm mụn thêm trầm trọng. Khi đó việc sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn có thể bị giảm hiệu quả.

Đừng bỏ qua lịch hẹn tái khám

Bác sĩ cần biết da bạn có đáp ứng tốt với liệu trình điều trị hay không. Thuốc kháng sinh có nhiều loại và mỗi người có thể sẽ cần dùng một loại khác nhau.

Duy trì chăm sóc da sau trị mụn

Khi da sạch mụn, bạn cần nhiều phương pháp khác nhau để tránh tái phát. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để duy trì kết quả. Bạn cũng cần giảm dần nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn.

Mụn không phải là bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi tình trạng mụn trở nặng, kháng sinh có thể là một sự lựa chọn trong điều trị. Đây là quá trình đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên trì để đạt được kết quả lâu bền. Hello Bacsi chúc bạn đọc sở hữu làn da sáng khỏe và sạch mụn như mong đợi.