Ví dụ về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với gia đình

Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều các loại quy luật khác nhau về kinh tế để phản ánh các đặc điểm và bản chất của các yếu tố kinh tế từ đó chúng ta có thể hiểu hơn về quá trình phát triển của nền kinh tế từng thời kì khác nhau. Vậy thực chất bạn hiểu như thế nào về quy luật kinh tế.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Quy luật kinh tế là gì?

Quy luật kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic laws.

Các quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

2. Nội dung, ý nghĩa và tính chất của quy luật:

Quy luật kinh tế có những tính chất sau:

– Cũng như các quy luật khác, quy luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn; nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người. 

Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu quy luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

Quy luật kinh tế là quy luật xã hội, nên khác với các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. 

Nếu nhận thức đúng và hành động theo quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.

– Khác với các quy luật tự nhiên, phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định. 

Xem thêm: Quan hệ pháp luật kinh tế và quan hệ pháp luật dân sự

Do đó, có thể chia quy luật kinh tế thành hai loại. Đó là các quy luật kinh tế đặc thù và các quy luật kinh tế chung. 

Các quy luật kinh tế đặc thù là các quy luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các quy luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.

Ý nghĩa:

Nghiên cứu quy luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế. 

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế.  Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người. 

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

3. Quy luật kinh tế bao gồm các quy luật:

 Quy luật cung – cầu

Nguyên lý cung – cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).

Xem thêm: Quy luật cung cầu là gì? Xây dựng và vận dung quy luật cung cầu?

Ví dụ thực tế về quy luật cung cầu

Với mức giá 30.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2 kg cam cho gia đình ăn một ngày trong các tháng hè nóng nực năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi giá lên tới 60.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng đó chỉ có mong muốn mua và chỉ có khả năng mua 1 kg cam mà thôi.

Khi giá cam là 30.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường TP Hồ Chí Minh lượng cam được bán ra đến 10 tấn cam. Nhưng khi giá lên tới 60.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 4 tấn cam một ngày.

Ví dụ quy luật cung cầu

Như vậy, với mỗi một mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và có khả năng mua được một lượng hàng hóa khác nhau. Qua đó chúng ta thấy lượng cầu cam của người tiêu dùng Cầu về trái cây A sống tại TP Hồ Chí Minh bằng 2 kg/ngày trong khi cầu thị trường TP Hồ Chí Minh là 10 tấn cam/ngày khi giá là 30.000 VNĐ/kg vào mùa hè năm 2021.

Quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa

Nội dung của quy luật giá trị là:Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

Xem thêm: Luật kinh doanh là gì? Luật kinh doanh và luật kinh tế có giống nhau không?

Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.

Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất

Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.

Quy luật lưu thông tiền tệ

quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. quy luật này được thể hiện như sau:

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.

– Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản…

– Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng tiền mua (bán) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh toán.

Xem thêm: Tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế có được vào ngành công an không?

Công thức M= P xQ/V

Trong đó:

MD: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông.

P: mức giá cả.

Q: khối lượng hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông.

V: số vòng lưu thông trung bình của tiền tệ

Trong tính tổng giá cả (P*Q) phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản

Quy luật về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa, là “một trong những quy luật kinh tế quan trọng có ý nghĩa phổ biến” (Mac). Theo học thuyết của  Mac, QLLTTT được biểu hiện: với tốc độ chu chuyển nhất định của tổng phương tiện thanh toán, tổng số tiền đang nằm trong lưu thông trong một thời gian bằng tổng số giá cả hàng hóa và dịch vụ cần thực hiện, cộng với tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã bù trừ lẫn nhau, và cuối cùng chia cho tổng số vòng quay (hay tốc độ lưu thông của đồng tiền), trong khi đó cùng những đồng tiền ấy, lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện lưu thông, khi thì làm chức năng phương tiện thanh toán.

Xem thêm: Luật kinh tế là gì? Ngành luật kinh tế học những gì? Ra trường làm gì?

Yêu cầu của quy luật kinh tế là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tùy theo loại hình lưu thông tiền tệ (lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng ngân hàng), QLLTTT chứa đựng các biểu thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông; quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa; quy luật lưu thông tiền tín dụng – giấy bạc ngân hàng. Lạm phát là biểu hiện sự vi phạm các yêu cầu của QLLTTT trong thời kì nhất định của sự phát triển kinh tế – xã hội ở các nước.