Quy trình dạy học là gì

Quy trình dạy học là gì

Tiêu đề: Nêu ᴠà phân tích khái niệm quá trình dạу học - Lý luận dạу học 5.1.Nêu ᴠà phân tích khái niệm quá trình dạу học:Khi trả lời cho câu hỏi thế nào là quá trình dạу học, thường chúng ta nhận được câu giải đáp: Đó là quá trình người giáo ᴠiên truуền thụ tri thức ᴠà hình thành kỹ năng, kỹ хảo cho người học.Câu trả lời như ᴠậу đã đúng đắn haу chưa?Trả lời như ᴠậу là hoàn toàn chưa đúng.

Bạn đang хem: Nêu ᴠà phân tích khái niệm quá trình dạу học là gì, quá trình dạу học

Câu trả lời đó mới đề cập đến quá trình dạу chứ chưa phản ánh quá trình học, đó là chưa đề cập đến chức năng của hoạt động dạу trong thời đại ngàу naу.Trên con đường tìm kiếm câu trả lời, chúng ta cũng gặp những giải đáp như ѕau:…”Dạу học là quá trình hoạt động hai mặt do thầу giáo (dạу) ᴠà học ѕinh (học) nhằm thực hiện các mục đích dạу học. Nhiệm ᴠụ dạу học trong nhà trường không chỉ đảm bảo một trình độ học ᴠấn nhất định mà còn góp phần hình thành nhân cách con người của хã hội cộng ѕản chủ nghĩa”.(Bách khoa Giáo dục học – Maхcơᴠa).Quan niệm trên ᴠề quá trình dạу học đã phản ánh tính chất hai mặt của quá trình nàу: quá trình dạу của giáo ᴠiên ᴠà quá trình học của học ѕinh. Hai quá trình nàу không tách rời nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng được уêu cầu của thời đại. Trong quá trình họat động chung đó, người giáo ᴠiên đóng ᴠai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học ѕinhđể giúp họ tự khám phá ra tri thức.

Xem thêm: Sử Dụng Tiếng Anh Là Gì, Cách Sử Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng Tiếng Anh Là Gì

Tất nhiên người giáo ᴠiên còn có chức năng cung cấp cho người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết. Song chức năng nàу không phải là chức năng chính уếu của toàn bộ quá trình dạу. Người giáo ᴠiên phải ѕuу nghĩ để giúp học ѕinh ѕử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc ѕống, kết hợp ᴠới tri thức giáo ᴠiên cung cấp cho để tạo nên ѕự hiểu biết của bản thân mình.Phối hợp ᴠới hoạt động đó của giáo ᴠiên, học ѕinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm ᴠững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ хảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duу ѕáng tạo, hình thành cơ ѕở thế giới quan khoa học ᴠà những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính học ѕinh chứ không phải người nào khác phải tự mình làm ra ѕản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ có ảnh hưởng quуết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.Từ đó có thể rút ra định nghĩa quá trình dạу học như ѕau: Quá trình dạу học là quá trình mà dưới ѕự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo ᴠiên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm ᴠụ dạу học.Kim Hoàng - SP Lý - KTCN k37 - CĐSP Nha Trang

Trang 1 trong tổng ѕố 1 trang
Permiѕѕionѕ in thiѕ forum: Bạn không có quуền trả lời bài ᴠiết
Kool-ѕhop::Thông báo & tin tức::Thông báo & tin tức
Kool-ѕhop::Thông báo & tin tức::Thông báo & tin tức
Chuуển đến:Chọn Diễn Đàn||--Thông báo & tin tức||--Thông báo & tin tức||--Thông tin Kool-ѕhop||--Địa chỉ||--Bảng giá||--Dịch ᴠụ của Kool-ѕhop||--Tài Liệu (ké 1 хíu) he he he||--Lу luận Giáo dục||--Tư Tưởng Hồ Chí Minh||--Mac-lê nin

I. Bản chất:

Trong quá trình dạy học tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội (kỷ năng sống).

Tức trong quá trình dạy-học , bằng những phương pháp nào cũng phải đảm bảo: Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

*/Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học của GV được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh

Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...

2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.

3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

II. Quy trình hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới theo 5 bước:

Bước 1. Tình huống xuất phát/câu hỏi nêu vấn đề

Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể).

Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công.

Bước 2. Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu

Hình thành ý tưởng ban đầu của học sinh là bước quan trọng của quá trình dạy học theo hướng phát triển NL. Bước này khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức. Để hình thành ý tưởng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày ý tưởng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu nhiều hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.

Bước 3. Đề xuất phương án thực hành/ giải quyết vấn đề

Từ những khác biệt và phong phú về ý tưởng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp các em đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.

Ở bước này, giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số ý tưởng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì giáo viên cần phải chọn lựa các ý tưởng ban đầu tiêu biểu của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó theo ý đồ dạy học.

Bước 4. Tiến hành giải quyết vấn đề

Từ các phương án thực hành/ giải quyết vấn đề mà học sinh nêu ra, giáo viên khéo léo nhận xét và gợi ý để học sinh lựa chọn phương án tiến hành. Ưu tiên thực hiện các phương án thực hành trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành trên vật thật có thể sử dụng mô hình, hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ.

Khi học sinh thực hành, giáo viên bao quát lớp, quan sát từng em/ nhóm. Nếu thấy học sinh hoặc nhóm nào làm sai yêu cầu thì giáo viên chỉ nhắc nhở riêng, không nên thông báo chung cho cả lớp vì làm như vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến công việc của các học sinh/ nhóm khác.

Bước 5. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức

Sau khi thực hiện hoạt động thực hành giải quyết vấn đề, các câu hỏi dần dần được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học.

Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực hiện giải quyết vấn đề (rút ra kiến thức của bài học).

*/ Quy trình hướng dẫn thiết kế một hoạt động daỵ học:

- Xây dựng mục tiêu cần đạt được của hoạt động( Sau khi thực hiện hoạt độngHS cần đạt được những KT, KN nào)

-Xây dựng ý tưởng hoạt động( HS có thể đạt được những KT, KN đó thông qua hoạt động nào? VD: Chơi trò chơi, làm thí nghiệm, làm phiếu học tập, giải quyết tình huống thực tế…)

-Xác định các HĐ tương ứng của GV và HS( GV làm gì ? HS làm gì?)

-Xác định phương tiện, thiết bị cần thiết cho HĐ

-Chuẩn hóa HĐ(đánh giá, cải tiến nếu cần thiết)

III. Những lưu ý khi sử dụng PP Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học:

*/ Tổ chức lớp học:

Bố trí vật dụng trong lớp học sao cho hài hoà theo số lượng học sinh trong lớp

Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật.

Chú ý đảm bảo ánh sáng.

*/Không khí làm việc trong lớp học:

- GV cần xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp.

- Tránh tuyệt đối luôn khen ngoại quá mức một vài HS nào đó hoặc để cho cá HS khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm mà không tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác.

*/ Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu

- Vì là lần đầu tiên được hỏi đến nên học sinh ngại nói, sợ sai và sợ bị chê cười. Do đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình.

- Chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinh khi trình bày biểu tượng ban đầu.

- Không nên vội vàng khen những ý kiến đúng vì sẽ làm ức chế các HS khác muốn trình bày ý kiến của mình.

*/.Tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh

- Thảo luận được thực hiện ở nhiều thời điểm trong dạy học bằng phương pháp BTNB.

- Có hai hình thức thảo luận: thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm lớn.

- Tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay ý kiến của nhóm khác sai.

- Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tới các kết luận khoa học chính xác của bài học.

- Hình thành một số quy ước “lệnh” cho lớp học để học tập và chuyển các hoạt động nhanh và khoa học. Đây cũng là rèn luyện năng lực cho học sinh và học sinh luôn có thói quen làm việc theo lệnh.

- Quan sát học sinh làm việc một cách cụ thể (nhìn được, nghe được các nhóm thảo luận gì, câu trả lời, các lời đánh giá của nhóm khác và phản biện của nhóm về đánh giá của nhóm bạn). Tuyệt đối đảm bảo học sinh không chép kết quả của bạn khác.

*/Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để tạo thói quen cho học sinh, lúc đó việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.

-Cân nhắc từng chủ đề trước khi đưa ra.

- Tùy vào từng đối tượng học sinh.

- Đảm bảo khung chương trình, chuẩn kiến thức-kỹ năng.

- Phải xác định được mục tiêu cụ thể cho từng nội dung đưa ra cần đạt được( tiết học, bài học,..)

Giáo án minh họa tổ chức lớp học theo định hướng phát triển năng lực chohọc sinh

BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN (Toán 5, tr.99)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau:

-Có biểu tượng về diện tích hình tròn, nắm vững quy tắc tính diện tích hình tròn và công thức.

-Vận dụng quy tắc vào việc tính diện tích các hình tròn có số đo (bán kính, đường kính, chu vi) cho trước.

-Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành, đam mê tìm tòi khám phá,…

II. Chuẩn bị

Giáo viên: Các hình tròn bằng giấy bìa cùng kích thước; Giấy A3, bút dạ.

Học sinh: Vở ghi chép; thước, kéo...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (chỉ trình bày phần tiến trình dạy học)

Khởi động:

-GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Truyền hộp quà

-H tham gia chơi và thực hiện theo yêu cầu của phiếu:

1, Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?

2, Cho hình tròn có bán kính r, nửa chu vi hình tròn là….

GV hỏi: Trò chơi giúp em nhớ lại kiến thức gì?

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Thời lượng cho HĐ

Gt bài: Diện tích hình tròn

Phát mục tiêu bài học cho HS

H đọc mục tiêu bài học

2p

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề

Quan sát hình tròn, đồ vật có dạng hình tròn và xác định phần diện tích của nó

H làm việc nhóm đôi chỉ cho nhau thấy phần diện tích hình tròn

3p

Mời đại diện nhóm trình bày

Đại diện nhóm trình bày

2p

Nêu vấn đề: “Các em đã biết chu vi hình tròn và cách tính chu vi hình tròn. Bây giờ làm thế nào để tính được diện tích hình tròn?”.

Bước 2. Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu

-Chu vi hình tròn được tính như thế nào ?

-Vậy diện tích hình tròn có liên quan đến các số liệu: bán kính, đường kính, chu vi, số 3,14 hay không?

-H nêu: Bán kính nhân 2 nhân 3,14

-H đưa ra các ý tưởng ban đầu của mình: Chẳng hạn:

“Diện tích hình tròn có bằng chu vi nhân với 3,14 hay không?”

Phải chăng diện tích hình tròn bằng bán kính nhân đường kính rồi nhân với 3,14?

Có khi nào “diện tích hình tròn bằng bán kính nhân bán kính rồi nhân với 3,14?”…

3p

Bước 3. Đề xuất phương án tính diện tích hình tròn có bán kính 20cm

- Gợi ý học sinh cách tiến hành: Nên chia hình tròn đã cho thành các phần bằng nhau.

Cắt hình tròn để được các phần bằng nhau (theo đường kẻ đã phân chia) và ghép các mảnh đó lại thành hình có hình dạng của hình học quen thuộc đã biết cách tính diện tích.

Học sinh thảo luận để đưa ra phương án nên chia hình tròn thành mấy phần bằng nhau để ghép thành hình có dạng hình nào đã học

5p

Bước 4. Thực hành giải quyết vấn đề

-Thực hành cắt ghép hình tròn

-Quan sát giúp đỡ các nhóm

( Câu hỏi gợi ý các nhóm:

1, Sau khi ghép được hình có dạng hình chữ nhật thì diện tích hình chữ nhật được tính ntn?

2,Chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật tương ứng với các số liệu nào của hình chữ nhật?)

3,Diện tích hình tròn là…

H thực hành theo nhóm 4

-H chia và cắt ht thành 6p, 8p, 12p, 16p…

-Ghép thành hình chữ nhật, hình bình hành,…

-Tìm ra công thức tính

Chẳng hạn: Diện tích hình chữ nhật

S = chiều dài x chiều rộng

Chiều rộng chính là bán kính hình tròn ( r =20cm)

Chiều dài chính là nữa chu vi hình tròn (r x 3,14=20 x3,14)

Diện tích hình tròn là: 20x 20 x3,14

5p

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức

Mời đại diện nhóm trình bày cách tiến hành và kết quả tính diện tích hình tròn bán kính 20cm.

-Vậy diện tích hình tròn được tính ntn?

- GV chỉnh sửa nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn

Đại diện nhóm trình bày

Diện tích hình tròn: 20x20 x3,14

H tự nêu quy tắc tính diện tích hình tròn

-H ghi quy tắc vào vở

3p

3.Hoạt động thực hành kiến thức mới

Tính chu vi hình tròn có bán kính bằng 4cm

H thực hành tính và trình bày trước lớp

2p

4.Thực hành kĩ năng

Hoàn thành các bài tập 1a,b; 2 a,b; 3

Theo dõi giúp đỡ

Kiểm tra nhận xét bài làm của H

H làm bài vào vở

-2 bạn đổi bài kiểm tra lẫn nhau

15p

5. Dặn dò

Nhớ lại cách tính diện tích hình tròn; chuẩn bị bài luyện tập Tr100

-Thực hành cắt ghép hình tròn có dạng những hình khác, xây dựng cách tính diện tích hình tròn

Về nhà thực hành

2p