Vì sao người trẻ bị suy thận mạn

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như urê, creatinin máu, acid uric… Ở nước ta chưa có số liệu thống kê về suy thận mạn trẻ em, nhưng tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối chung cho cả người lớn và trẻ em là 0,06 – 0,08% dân số. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lý này?

Vì sao người trẻ bị suy thận mạn

Nguyên nhân gây suy thận mạn

- Viêm cầu thận dẫn đến suy thận mạn ở trẻ em chiếm tỉ lệ cao nhất, trong đó đáng lưu ý là nguyên nhân viêm cầu thận liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm cầu thận cấp). Bệnh thường gặp ở trẻ em sau viêm họng hoặc viêm da. Các nghiên cứu ở nước ta cho thấy có 5 – 10% bệnh nhi, bệnh tiếp tục tiến triển mạn tính và gây suy thận sau 10 năm bị viêm cầu thận cấp. Có 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp xảy ra sau viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn, số còn lại do các vi khuẩn khác. Độ tuổi thường gặp là 6-9, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào các tháng 9 – 12. Nghiên cứu sinh thiết thận ở trẻ viêm cầu thận cấp sau 10 – 15 năm cho thấy có tới 70% trường hợp có tổn thương xơ cứng cầu thận từng phần hoặc hoàn toàn, trong đó 30 – 40% có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Riêng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong 10 năm (1995 – 2005) có 274 bệnh nhi bị viêm cầu thận cấp vào điều trị tại bệnh viện tỉnh, trong đó có 5,4% bệnh nhi bệnh tiến triển thành mạn tính và suy thận, sau 7 – 10 năm có 1,8% bệnh nhi phải lọc máu chu kỳ (Tạ Ngọc Cầu, Hà Hoàng Kiệm). Nếu làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, đề phòng và điều trị sớm nhiễm khuẩn họng và da thì có thể làm giảm được bệnh này, góp phần làm giảm tỉ lệ suy thận mạn ở trẻ em.

- Viêm bể thận/viêm thận kẽ

Đứng hàng thứ hai, trong đó tắc nghẽn đường dẫn niệu chiếm 6,2%, thường do hẹp khúc nối bể thận – niệu quản bẩm sinh. Có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận và phẫu thuật để sửa chữa. Bệnh thận do trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản mỗi lần rặn đái chiếm 6,9%. Có thể phát hiện sớm bệnh này bởi triệu chứng trẻ thấy đau tức vùng hố thắt lưng mỗi lần rặn đái. Nếu trẻ có triệu chứng trên thì cần chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang kết hợp rặn đái để xác định. Hình ảnh Xquang sẽ cho thấy nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản. Bệnh lý này là do khuyết tật ở van giữa niệu đạo và bàng quang, có thể điều trị sửa chữa khuyết tật này.

- Bệnh thận bẩm sinh gặp 16,2% số trẻ suy thận mạn, trong đó bệnh thận nang chiếm 1,9% có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận. Hội chứng Alport chiếm 1,5% – đây là hội chứng bệnh lý có tính chất gia đình, bệnh biểu hiện bằng suy thận và 50% bệnh nhi có kèm theo điếc. Ngoài ra có thể gặp các bệnh thận bẩm sinh khác như Cystinosis, Oxalosis. - Các bệnh hệ thống gặp 7% số trẻ suy thận mạn, trong đó viêm thành mạch dị ứng (Henoch – Schonlein – pupura) chiếm 2,4%. Bệnh biểu hiện bằng từng đợt xuất huyết dưới da thể chấm, chủ yếu ở hai chân, đối xứng, có thể kèm theo đau sưng các khớp, có protein niệu, có thể điều trị lui bệnh bằng các thuốc corticoid. Hội chứng tan máu – urê máu chiếm 3,1% biểu hiện bằng vàng da, bilirubin máu tăng, thiếu máu, urê máu tăng.

Hậu quả do suy thận mạn

Khi đã bị suy thận mạn tính thì bệnh sẽ tiến triển dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này để duy trì cuộc sống của bệnh nhân phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận, đây là các kỹ thuật cao hết sức tốn kém. Các phương pháp điều trị bảo tồn suy thận mạn chỉ có vai trò kéo dài thời gian ổn định chức năng thận và làm chậm tiến triển của suy thận đến giai đoạn cuối. Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em như vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở họng hoặc da và các nhiễm khuẩn khác, phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược nước tiểu bàng quang lên niệu đạo, bệnh thận nang để có biện pháp điều trị sớm, có thể làm giảm được tỉ lệ trẻ em bị suy thận mạn.  

Theo Sức khỏe đời sống

Vì sao người trẻ bị suy thận mạn

Đó là một trong hàng ngàn trường hợp đang mắc phải suy thận mạn và theo đánh giá của Hội Niệu - Thận học TPHCM, bệnh nhân suy thận ngày càng trẻ hóa.

Lay lắt chạy thận

Tuy có “thâm niên” chạy thận đã một năm, nhưng khi bước ra từ phòng chạy thận nhân tạo của BV Nhân dân 115, H.T.T. không tránh khỏi vẻ mệt mỏi và ngán ngẩm. “Một năm trước, khi đi học về, em cảm thấy trong người đột nhiên mệt, sốt, không đi tiểu được. Sau đó, gia đình đưa đi khám tại một BV và bác sĩ chẩn đoán bị suy thận cấp độ 4. Từ đó, mỗi tuần 3 lần em đều phải đến BV chạy thận”, T. tâm sự.

Tương tự, V.T.H. (22 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) cũng chạy thận nhân tạo tại BV Chợ Rẫy gần cả năm nay. Khi phát hiện bị bệnh, H. cũng đã bước sang suy thận mạn giai đoạn 4, phải chạy thận nhân tạo đều đặn 3 lần/tuần để duy trì sự sống.  “Em không nghĩ mình bị suy thận nặng như vậy. Mắc bệnh này tốn kém quá, gia đình suy kiệt”, H. rưng rưng cho biết…

Ghi nhận tại BV Nhân dân 115, hiện có trên 600 bệnh nhân phải chạy thận, trong đó người trong độ tuổi 18 - 30 chiếm 2/3. Rất nhiều trường hợp chỉ vô tình phát hiện bệnh khi có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, không tiểu được, phù nề tay chân…

Vì sao người trẻ bị suy thận mạn

Bệnh nhân nằm chờ chạy thận nhân tạo tại một bệnh viện ở TPHCM. Ảnh: Hoàng Hùng

Tại BV Chợ Rẫy, số bệnh nhân suy thận được khám và điều trị cũng không ngừng tăng lên trong các năm qua. Theo số liệu từ Khoa Tiết niệu của BV Chợ Rẫy, ngoài số bệnh nhân suy thận thể nhẹ điều trị ngoại trú, hiện Khoa Thận nhân tạo và các cơ sở liên quan khác của BV phục vụ cho hơn 10.000 bệnh nhân bị suy thận nặng, giai đoạn cuối. Trong đó, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, phần lớn đều trong độ tuổi lao động.

Hiện ngoài số bệnh nhân thường trú tại TPHCM, các BV Bình Dân, Nhân dân 115, Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định còn tiếp nhận một lượng không nhỏ bệnh nhân từ các tỉnh, thành khác.

Cần thay đổi lối sống

Theo Th.S - bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa nội thận - Thận nhân tạo, BV Đại học Y Dược TPHCM, người trẻ mắc bệnh về thận chủ yếu do di truyền, tiếp xúc với chất độc, dùng thuốc không rõ nguồn gốc và mắc phải các bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, hoặc các bệnh cầu thận nguyên phát…

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây biến chứng suy thận mạn, buộc phải chạy thận nhân tạo suốt đời. Đặc biệt, lối sống và thói quen sinh hoạt của người trẻ tuổi cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về thận.

Hiện nay, việc lạm dụng thức ăn nhanh, đồ uống có gas, bia rượu, thực phẩm không rõ nguồn gốc… cũng góp phần đáng kể làm cho thận bị ảnh hưởng, hoạt động kém và suy dần.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân T., do bận rộn việc học hành, T. có thói quen ăn thức ăn nhanh và uống nước có gas tại các cửa hàng tiện lợi. Đến khi phát hiện bệnh và được bác sĩ tư vấn thay đổi thói quen ăn uống thì đã muộn!

Riêng trường hợp bệnh nhân H. nói trên, từ khi tham gia sinh hoạt bóng đá cùng các thanh niên trong khu phố, H. thường uống bia rượu cùng nhóm sau mỗi trận đấu. Giờ đây, khi phát hiện bệnh suy thận mạn, H. chỉ biết ngậm ngùi hối hận.

Theo các chuyên gia thận - niệu, bệnh lý suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây áp lực lớn về kinh tế cho người bệnh. Chi phí một lần chạy thận tùy thuộc vào loại vật tư sử dụng như màng lọc, dây máu…, dao động khoảng 500.000 - 1,5 triệu đồng.

Do vậy, bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo khuyến cáo, để tránh các trường hợp phải chạy thận nhân tạo, cần có lối sống lành mạnh, tránh các bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng acid uric…, tránh dùng thuốc không đúng chỉ định, không lạm dụng thuốc giảm đau, tầm soát bệnh thận. Một số dấu hiệu của suy thận mạn là tăng tiểu tiện (đặc biệt vào ban đêm), giảm đi tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu, nước tiểu đục hoặc màu trà…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người dùng bia rượu mắc bệnh lý về thận cao gấp 4 - 5 lần so với người bình thường. Bởi lẽ, bia rượu khử nước trong cơ thể, gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận, lâu dài sẽ dẫn đến suy thận. 

Suy thận mãn tính có chữa được không?

Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng. Chữa bệnh suy thận mãn tính bằng các phương pháp sau:

Điều trị nguyên nhân: điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn là then chốt. Đối với phần lớn các bệnh nhân đó là kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt. Như vậy sẽ giúp làm chậm các tổn thương.

Điều trị bằng chế độ ăn, sinh hoạt: thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, rượu bia, tập thể dục hàng ngày, tránh các hoạt động mạnh, giảm lượng protein, giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày,

Điều trị các triệu chứng

  • Tăng huyết áp:Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của suy thận mạn. Thường rất khó khống chế huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn. Huyết áp mục tiêu ≤ 130/80 mmHg. Hạn chế muối: <2g>

  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Suy thận mạn tính là một yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch do rối loạn lipid máu. Điều trị bằng các thuốc giảm nồng độ các cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Nhóm thuốc có thể sử dụng là statin, gemfibrozil

  • Điều trị thiếu máu : thiếu máu rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không sản xuất đủ một chất có tên là erythropoietin (EPO).EPO giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường của cơ thể. Ở bệnh nhân suy thận mạn, mục tiêu với Hb là 11-12g/dL. Việc điều trị bao gồm: Erythropoietin: tiêm dưới da, bổ sung sắt, acid folic

  • Điều trị loãng xương: bổ sung Vitamin D, và canxi, hạn chế phospho trong khẩu phần ăn giúp cho xương khỏe mạnh.

  • Điều trị rối loạn điện giải: tùy từng trường hợp mà có biện pháp điều trị khác nhau. Trong suy thận mạn, hay gặp là tăng kali máu. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối: Khi chức năng của thận dưới 15% chức năng thận bình thường, đi vào suy thận giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là cơ thể không còn đủ chức năng để lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa, phương pháp điều trị: lọc máu, ghép thận. Chạy thận nhân tạo là 1 trong 2 phương pháp lọc máu. Khi chức năng lọc máu của thận không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, lúc này chạy thận nhân tạo sử dụng máy móc hỗ trợ quá trình lọc máu thay thế cho thận. chạy thận nhân tạo được coi là giải pháp tốt nhất cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối có thể duy trì được sự sống.

Xem thêm: