Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

Answers ( )

  1. Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Câu 1 : Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:

    – Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    – Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

    – Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,… cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).

    – Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    * Thứ hai, kháng chiến toàn diện:

    – Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

    – Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,… nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

    +Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

    +Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

    +Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

    Câu 2 :

    Nội dung:

    – Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8,là đánh đuổi TDP giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

    – Xác định tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

    + Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

    -> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

    + Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và ngoại giao trong đó chú trọng mặt trận quân sự.

    • Về quân sự thực hiện vũ trang toàn dân, xây dưng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện chiến tranh du kích, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, từng bước hoàn thiện từ chiến tranh du kích lên thành chiến tranh chính quy.
    • Về văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nên văn hóa mới dân chủ, xã hội chủ nghĩa
    • Về ngoại giao thực hiên thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực của ta tuyên truyền để cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp biết và ủng hộ cuộc kháng chiến củata.Thựchiện liên hiệp với dân tộc Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận nền độc lập của ta.
    • Về kinh tế; Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế, tự túc, tự cấp tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp quốc phong.
    • Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dưng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với 2 dân tộc Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới

    -> Phải kháng chiến toàn diện vì: TDP dùng mọi thủ đoạn để xâm lược ta, vì vậy muốn kháng chiến thắng lợi phải làm thất bại mọi thủ đoạn của chúng: Để kháng chiến thắng lợi ta phải xây dựng một hậu phương kháng chiến xây dựng, 1 hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.

    – Xác định phương châm chiến lược là: trường kì và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến trường kì: còn gọi là phương châm chiến lược kháng chiến lâu dài , từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến lên tranh thủ cơ hội giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

    – > Phải kháng chiến lâu dài vì: so sánh tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù xâm lược rất chênh lệch, nhất là về kinh tế và quân sự không có lợi cho ta, nên khó có thể giành thắng lợi một cách nhanh chóng; Đánh nhanh thắng nhanh luôn là lối đánh sở trường của kẻ đi xâm lược (để phát huy ưu thế về quân sự, khắc phục chỗ yếu của chiến tranh phi nghĩa va tiết kiệm chi phí chiến tranh). Ta đánh lâu dài là để chống lại lối đánh sở trường của chúng mà buộc chúng phải theo cách đánh của ta. HCM nói: Địch dùng lối đánh nhanh thắng nhanh, ta quyết kế trường kì kháng chiến”. Đánh lâu dài nhân dân ta sẽ có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Tuy nhiên kháng chiến lâu dài cũng cần biết nắm bắt thời cơ, trên cơ sở thực hiện kháng chiến phương châm kháng chiến lau dài còn phải giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tiến lên tranh thủ giành chiến thắng quyết địch kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến tranh gây mất mát đau thương cho nhân dân.

    – Tự lực cánh sinh: còn gọi là dựa vào sức mình là chính, nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài; Hơn nữa trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến(trước 1949) ta nằm trong tình thế bị bao vây cô lập thì càng phải phát huy tinh thần tự lực tự cường. Tuy nhiên tự lực cánh sinh cũng cần phải biết tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, cần phải tuyên truyền vận động quốc tế tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến.

    => Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.Là đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối kháng chiến là nguồn cổ vũ, dẫn dặt cả dân tộc VN đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.

  2. Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    1.

    * Toàn dân

    – Từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí MInh.

    – Phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc.

    – Toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến trường kì và tự lực cánh sinh.

    * Toàn diện

    – Chúng ta chống địch toàn diện trên mọi mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,…

    * Trường kì

    – Chúng ta cần có sự chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị về lương thực thực phẩm, vũ khí cho cuộc chiến, vì so sánh lực lượng của chúng ta còn yếu kém.

    * Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

    – Mặc dù cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng vận mệnh của đất nước vẫn do chúng ta tự quyết định.

    – Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ với các nước.

    2. Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

    – Kháng chiến toàn dân:xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    – Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến”vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

    – Kháng chiến lâu dài:so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

    – Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọngnhững thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hoá ra sao?

Đề bài

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được nêu ra trong:

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.

* Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:

- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).

- Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:

- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

* Thứ ba, kháng chiến trường kì:

- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơnta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.

* Thứ tư, kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:

- Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

- Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.

- Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Loigiaihay.com

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

    Giải bài tập Bài 3 trang 109 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19 - 12 - 1946?

    Giải bài tập Bài 1 trang 109 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 109 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu - đông 1947

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Dựa vào lược đồ (Hình 45), trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 108 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 142 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao phải kháng chiến tự lực cánh sinh

    Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 82 SGK Lịch sử 9