Viễn thị bao nhiêu độ la nặng

Cận thị và viễn thị là 2 tật khúc xạ ở mắt phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của bệnh nhân. Cách hiểu đơn giản về 2 tật khúc xạ này như sau:

  • Cận thị hay còn gọi là tật nhìn gần: Tia sáng đi vào mắt hội tụ lại phía trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không thể nhìn rõ các vật ở xa.
  • Viễn thị còn được gọi là tật nhìn xa: Tia sáng đi vào mắt và hội tụ ở phía sau võng mạc do đó người bị viễn thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở xa nhưng không nhìn rõ được vật ở gần. 
Viễn thị bao nhiêu độ la nặng
So sánh sự khác biệt giữa mắt thường (ở giữa), cận thị (bên trái) và viễn thị (bên phải).

1.1 Cách phân biệt triệu chứng

Các triệu chứng giống nhau của cận thị và viễn thị là:

Mắt cận thị và mắt viễn thị đều là tật khúc xạ của mắt nên sẽ có một số triệu chứng giống nhau như: 

  • Bị đau, mỏi mắt, khô mắt, đau nhức đầu. 
  • Mắt phải căng thẳng và tập trung để có thể nhìn các vật ở gần/xa.
  • Thường nheo mắt khi nhìn, chảy nước mắt thường xuyên.
  • Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Các triệu chứng khác nhau giữa chứng cận thị và viễn thị là:

  • Cận thị: Nhìn không rõ các vật ở xa (đọc sách, xem TV ở khoảng cách gần);
  • Viễn thị: Thấy mờ khi nhìn vật ở gần và cảm thấy đau đầu khi cố gắng nhìn. (phải đưa sách ra xa để đọc, sử dụng thiết bị điện tử và xem tivi ở khoảng cách xa).

1.2 Phân loại mức độ nguy hiểm

Cận thị và viễn thị đều dùng đơn vị Diop để đo độ cận /viễn nhưng có khác biệt trong cách ghi. Cụ thể, dùng dấu + phía trước số độ để thể hiện tật viễn thị và dùng dấu - để thể hiện cho tật cận thị. Các mức độ cận và viễn thị cũng có sự khác biệt:

 

Cận thị

Viễn thị

Mức độ nhẹ 

Dưới -3 Diop

Dưới +2 Diop

Mức độ trung bình

Từ -3 đến -6 Diop

Từ +2 đến +5 Diop

Mức độ nặng

Trên -6 Diop

Trên +5 Diop

Độ cận /viễn thị càng cao tức tầm nhìn của mắt càng giảm, tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mắt. 

  • Mức độ nhẹ: Người bệnh gặp khó khăn trong một số sinh hoạt thường ngày nhưng không gây nguy hiểm cho mắt. 
  • Mức độ trung bình: Tầm nhìn của mắt giảm, phải đeo kính thường xuyên hơn, gặp trở ngại trong các sinh hoạt thường ngày, hoạt động thể thao. 
  • Mức độ nặng: Mắt yếu đi dễ bị biến chứng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. 
Viễn thị bao nhiêu độ la nặng
Cận /viễn thị mức độ nặng khiến mắt yếu, dễ mỏi mắt và gây biến chứng.

1.3 Nguyên nhân gây bệnh

Cận thị và viễn thị có nguyên nhân gây bệnh giống và cũng khác nhau, cụ thể như sau: 

 

Cận thị 

Viễn thị

Giống

Có yếu tố di truyền từ bố và mẹ.

Khác

  • Trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến tia sáng rơi vào điểm phía trước võng mạc.
  • Ngồi học bài, làm việc, sử dụng thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, ngồi sai tư thế. 
  • Học bài, làm việc trong điều kiện thiếu sáng. 
  • Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên tia sáng rơi vào phía sau võng mạc. 
  • Thường học bài, làm việc ở khoảng cách xa khiến thủy tinh thể giãn và mất tính đàn hồi. 
  • Có bệnh lý về võng mạc, có khối u ở mắt. 

2. Tác hại của cận thị và viễn thị

Cả cận thị và viễn thị khi tiến triển nặng đều có thể dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm cho mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. 

Những biến chứng thường gặp nhất của cận thị là: 

  • Bong võng mạc, rách võng mạc.
  • Đục thủy tinh thể. 
  • Thoái hóa điểm vàng. 
  • Tăng nhãn áp. 

Các biến chứng phổ biến của viễn thị: 

  • Nhược thị. 
  • Lác (lé) mắt. 

Các biến chứng trên đây đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của mắt và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Viễn thị bao nhiêu độ la nặng
Biến chứng của bệnh gây lác (lé) mắt.

3. Cách khắc phục và điều trị bệnh lý

Cả cận thị và viễn thị đều có cách khắc phục và điều trị tương tự nhau, cụ thể như sau: 

3.1 Đeo kính gọng, kính áp tròng khắc phục

Cả cận và viễn thị đều có thể khắc phục được bằng cách đeo kính, tuy nhiên loại kính dùng lại khác nhau. Người bị cận sẽ dùng thấu kính phân kỳ (kính lõm), còn người bị viễn thị sẽ đeo kính hội tụ (kính lồi). 

Bạn cũng có thể dùng kính áp tròng để khắc phục thị lực cho mắt nhưng cần chú ý vệ sinh, cách dùng và thời gian sử dụng nếu không sẽ gây nhiễm trùng và loét giác mạc. 

3.2 Giảm cận thị, viễn thị bằng kính áp tròng Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K là một phương pháp giúp điều trị các tật khúc xạ bao gồm cận và viễn thị. Kính dùng được cho các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, dùng được cho mọi đối tượng kể cả trẻ em. Tuy nhiên cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng. 

3.3 Phẫu thuật khôi phục thị lực

Phẫu thuật là cách giúp bạn xóa cận thị, viễn thị hoàn toàn, giảm độ trong một thời gian ngắn. Các phương pháp phẫu thuật dùng được cho cận thị đều có thể dùng cho viễn thị.

Trên đây là các phương pháp can thiệp cho tật khúc xạ cận thị và viễn phị. Để lựa chọn được phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất bạn nên đến bệnh viện để được khám và tư vấn chi tiết. 

Viễn thị bao nhiêu độ la nặng
Các phương pháp khắc phục tật cận thị và viễn thị.

Như vậy có thể thấy cả cận thị và viễn thị tuy có nhiều điểm giống cũng như khác nhau nhưng đều là những tật khúc xạ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt. Bạn cần chăm sóc, bảo vệ mắt ngay từ bây giờ để tránh bệnh tiến triển xấu đi. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn điều gì thắc mắc nhé!