Ý nghĩa của thành ngữ là gì

Theo khảo sát của Viện văn học Việt Nam đối với 500 người ngẫu nhiên về khái niệm thành ngữ và cách phân biệt thành ngữ với tục ngữ, có đến 80% số người được hỏi chưa có kiến thức chính xác về 2 thuật ngữ này. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích dễ hiểu và cụ thể nhất để các bạn hiểu được thành ngữ là gì, các đặc điểm của thành ngữ và phân biệt được thành ngữ với tục ngữ.

Thành ngữ là gì?

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa.
  • Thành ngữ là các tập hợp từ không đổi đã quen dùng, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó và có thể suy ra nhiều nghĩa khác

Lưu ý: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định những một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định

Ví dụ: “Đứng núi này trông núi nọ” có thể chuyển thành “Đứng núi nọ trông núi kia” hay “Đứng núi này trông núi khác”

Ý nghĩa của thành ngữ là gì
Định nghĩa thành ngữ là gì?

Cấu tạo của thành ngữ

Có 2 cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:

Dựa vào số lượng tiếng trong thành ngữ.

  • Thành ngữ kết cấu ba tiếng

Trong trường hợp này, thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép

Ví dụ: Ác như hùm, có máu mặt, bé hạt tiêu, chết nhăn răng…

Kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…

  • Thành ngữ có kết cấu 4 từ đơn hay 2 từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ.

Kiểu này phổ biến hơn cả trong thành ngữ tiếng Việt

Ví dụ: Bán vợ đợ con, ăn to nói lớn, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ác giả ác báo, …

Trong đó các chia ra các kiểu:

Kiểu thành ngữ có điệp ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu, chúi mũi…

Kiểu thành ngữ là kết hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, ăn bờ ở bụi, nhà tranh vách đất, bàn mưu tính kế…

  • Thành ngữ kết cấu 5 hay 6 tiếng

Ví dụ: Treo đầu dê bán thịt chó, trẻ không tha già không thương, …

Có những thành ngữ có kiểu kết cấu lên tới bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp ngữ cú dài cố định

Ví dụ: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm nội dung của chúng.

Dựa vào kết cấu ngữ pháp

  • Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ/ tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…
  • Câu có kết cấu C-V, V-C:  Mẹ tròn con vuông, vườn không nhà trống,…

Đặc điểm của thành ngữ

Thành ngữ có các đặc điểm chính như:

  • Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…
  • Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế
  • Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.
  • Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.
Ý nghĩa của thành ngữ là gì
Thành ngữ có đặc điểm gì?

Tác dụng của thành ngữ là gì?

  • Nhờ đặc điểm mang đậm sắc thái biểu cảm, giàu cảm xúc nên thành ngữ thường được sử dụng để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm
  • Bằng phương pháp sử dụng thành ngữ để giãi bày tâm tư tình cảm, cảm xúc được đẩy lên cao hơn, thi vị hơn.
  • Vì thành ngữ mang sắc thái biểu cảm mạnh nên dễ dàng giãi bày, bộc lộ  được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài “Thương vợ” của Trần Tế Xương có sử dụng thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ trong cuộc đời ông. Tấm thân cò gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Hình tượng “con cò” gầy guộc trong văn thơ thường được sử dụng để ám chỉ sự khắc khổ của người phụ nữ. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng nhằm thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ và cũng là tình yêu thương, trân trọng của ông dành cho người phụ nữ của mình.

Cách sử dụng thành ngữ

  • Thành ngữ đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

Ví dụ: Mẹ tôi tảo tần, một nắng hai sương ở đồng ruộng để nuôi chúng tôi ăn học

=> Thành ngữ “một nắng hai sương” đóng vai trò là Vị ngữ trong câu

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Điểm giống nhau

  • Giống nhau cấu tạo từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.
  • Đều là những tổ hợp từ không đổi, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.
  • Nhằm mục đích giáo dục, dạy cách làm người.

Ý nghĩa của thành ngữ là gì
Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Điểm khác nhau

Thành ngữ Tục ngữ
Hình thức, ngữ pháp Thành ngữ là cụm từ cố định và là một thành phần câu.

Nhiều thành ngữ không phải là một câu hoàn chỉnh.

Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 của một cặp lục bát)
Nội dung, ý nghĩa Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng. Vì vậy, khả năng biểu đạt cao.

Thành ngữ là những khái niệm, có nghĩa chung, một số hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau.

Tục ngữ biểu đạt một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hoặc phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.
Ví dụ minh hoạ Có mới nới cũ =>Nói người phụ bạc, nhanh chóng quên đi những gì đã từng gắn bó khi có một thứ mới lạ xuất hiện. Chân cứng đá mềm

=> Chỉ người có sức lực dẻo dai, vượt qua được mọi gian lao, trở ngại

Có công mài sắt, có ngày nên kim

=> Khuyên con người ta chăm chỉ ắt sẽ thành công

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

=> Kinh nghiệm dự báo thời tiết

Tổng hợp những câu thành ngữ hay nói về gia đình, cuộc sống….

Thành ngữ về gia đình

  • Anh em cọc chèo: Anh em rể.
  • Anh em gạo, đạo nghĩa tiền: Mối quan hệ đặt tiền bạc, vật chất lên trên hết chứ không vì tình cảm, nhân nghĩa.
  • Anh em hạt máu sẻ đôi: Quan hệ ruột thịt gần gũi.
  • Anh em như thể tay chân: Quan hệ anh em ruột thịt gắn bó thân thiết.
  • Anh em như chông như mác: Anh em ruột thịt mà luôn chống đối, mâu thuẫn, đối xử với nhau như kẻ thù.
  • Ông ăn chả, bà ăn nem: Vợ chồng không chung thuỷ với nhau; gia đình lộn xộn, chồng ngoại tình vợ cũng lăng nhăng.
  • Đua anh đua em: Anh chị em một nhà mà cũng học đòi, ganh đua nhau.
  • Em ngã, chị nâng: Chị em trong nhà phải biết thương yêu, đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
  • Con hát mẹ khen hay: Người nhà tự khen, tâng bốc nhau.

Thành ngữ hay về cuộc sống

  • Biết đâu ma ăn cỗ: Chỉ việc làm không ai biết, chẳng ai hay
  • Bụt chùa nhà không thiêng: thái độ luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác.
  • Lo bạc râu, rầu bạc tóc: Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình tiều tụy.

Thành ngữ nói về quê hương

  • Đất có lề, quê có thói: Nơi nào cũng có lề lối, phong tục tập quán của nơi đó, nên hiểu biết để có những ứng xử cho phù hợp.
  • Đất khách quê người: Nơi xa lạ, không phải quê hương xứ sở của mình.
  • Chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra
  • Áo gấm về làng: chỉ những người thi cử đỗ đạt trở về quê hương
  • Quê cha đất tổ: chỉ quê hương
  • Tha hương cầu thực: người phải rời xa quê hương để mưu sinh kiếm sống

Thành ngữ nói về lòng tự trọng

  • Ăn có mời, làm có khiến: Lối xử sự của người tự trọng, không sa đà, suồng sã.

Thành ngữ nói quá

  • Ăn hơn nói kém: ăn ở, nói năng điêu bạc, có nhiều nói ít, có ít nói nhiều, không trung hậu.
  • Ăn không, nói có: Ám chỉ người đặt điều, vu oan cho người khác

Thành ngữ nói về tính trung thực

  • Ăn ngay nói thẳng: chỉ người ngay thẳng, thật thà.
  • Chân chỉ hạt bột: Làm ăn chăm chỉ, cẩn thận; con người chất phác, thật thà.
  • Thẳng như ruột ngựa: Chỉ người thẳng thắn có gì nói đấy
  • Thật thà như đếm: chỉ người thật thà, việc nào biết chắc mới nói chứ không đoán chừng.

Thông qua tổng hợp về một số thành ngữ trên, ta thấy được rằng kho tàng thành ngữ của Việt Nam là vô cùng đa dạng. Hãy tìm thêm thành ngữ thuộc các chủ đề sau để gia tăng vốn hiểu biết về thành ngữ của mình:

  • Thành ngữ nói về lòng nhân hậu
  • Thành ngữ kính thầy
  • Thành ngữ về thầy cô
  • Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
  • Thành ngữ tục ngữ về gia đình
  • Thành ngữ về vẻ đẹp thiên nhiên
  • Thành ngữ chỉ sự vất vả
  • Thành ngữ học tập
  • …..

Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ thành ngữ là gì chưa? Hãy thực hành tìm thật nhiều các thành ngữ, tục ngữ với các chủ đề khác nhau và tự phân tích điểm khác biệt để không còn nhầm lẫn giữ thành ngữ và tục ngữ.

Phần kiến thức về thành ngữ này đã được đưa vào sách giáo khoa từ năm lớp 3 cho thấy được tầm quan trọng của việc hiểu và nhớ các thành ngữ, tục ngữ dân gian của Việt Nam. Hiểu về thành ngữ, tục ngữ cũng chính là yêu quê hương và góp phần lưu truyền kho báu của nền văn học nước nhà mãi về sau.

Ý nghĩa của thành ngữ là gì

Ý nghĩa của thành ngữ là gì

Ý nghĩa của thành ngữ là gì