Yêu cầu Đời với dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Các dạng bào chế (còn gọi là liều đơn vị) là các sản phẩm dược phẩm ở dạng được bán trên thị trường để sử dụng, với một hỗn hợp cụ thể của các thành phần hoạt chất và các thành phần không hoạt động (tá dược), trong một cấu hình cụ thể (ví dụ như vỏ viên nang) và phân bổ thành một liều cụ thể. Ví dụ, hai sản phẩm có thể là cả amoxicillin, nhưng một sản phẩm có dạng viên nang 500 mg và một sản phẩm khác có dạng viên nhai 250 mg. Liều đơn vị đôi khi cũng có thể bao gồm cả bao bì không thể tái sử dụng (đặc biệt là khi mỗi sản phẩm thuốc được đóng gói riêng lẻ [1]), mặc dù FDA phân biệt rằng "bao bì" đơn vị hoặc "pha chế".[2] Tùy thuộc vào bối cảnh, đa (ple) liều đơn vị có thể tham khảo các sản phẩm thuốc khác nhau được đóng gói lại với nhau, hoặc cho một sản phẩm thuốc duy nhất có chứa nhiều ma túy và/hoặc liều. Các dạng bào chế hạn cũng có thể đôi khi chỉ đề cập đến các công thức dược phẩm của chất thành phần thuốc của một sản phẩm thuốc và bất kỳ hỗn hợp có liên quan, mà không xem xét những vấn đề vượt ra ngoài đó (bằng cách nào cuối cùng nó được cấu hình như một sản phẩm tiêu hao v.v... Do các ranh giới hơi mơ hồ và sự chồng chéo không rõ ràng của các điều khoản này và các biến thể và vòng loại nhất định trong ngành dược phẩm, nên thận trọng khi nói chuyện với ai đó có thể không quen với việc sử dụng thuật ngữ này.

Yêu cầu Đời với dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Một ống chứa atropine tiêm 1mL / 0,5mg

Yêu cầu Đời với dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Vỉ thuốc nhỏ mắt cho một lần sử dụng

Yêu cầu Đời với dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Gói lẻ thuốc với nhận dạng đầy đủ (mã văn bản và mã vạch)

Yêu cầu Đời với dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Một vỉ thuốc viên

Tùy thuộc vào phương pháp / cách dùng, các dạng bào chế có nhiều loại. Chúng bao gồm nhiều loại dạng bào chế lỏng, rắn và semisolid. Các dạng bào chế phổ biến bao gồm thuốc viên, thuốc viên, hoặc viên nang, đồ uống hoặc siro, và dạng tự nhiên hoặc thảo dược như thực vật hoặc thực phẩm các loại, trong số nhiều loại khác. Đáng chú ý, đường đưa thuốc vào cơ thể (ROA) cho việc cung cấp thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế của chất được đề cập. Dạng bào chế lỏng là dạng lỏng của một liều hợp chất hóa học được sử dụng làm thuốc hoặc thuốc dùng để sử dụng hoặc nuốt trực tiếp.

Các dạng bào chế khác nhau có thể tồn tại cho một loại thuốc cụ thể, vì các điều kiện y tế khác nhau có thể đảm bảo các đường sử dụng khác nhau. Ví dụ, dai dẳng buồn nôn, đặc biệt là với nôn mửa, có thể khó khăn để sử dụng cách uống qua miệng, và trong trường hợp này, nó có thể là cần thiết để sử dụng một tuyến đường thay thế như hít, đặt áp má, đặt dưới lưỡi, đặt trong mũi, thuốc đặt hoặc tiêm thay thế. Ngoài ra, một dạng bào chế cụ thể có thể là một yêu cầu đối với một số loại thuốc, vì có thể có vấn đề với các yếu tố khác nhau như độ ổn định hóa học hoặc dược động học. Ví dụ, insulin không thể được sử dụng bằng đường uống vì khi được sử dụng theo cách này, nó được chuyển hóa mạnh trong đường tiêu hóa (GIT) trước khi đến máu, và do đó không đủ khả năng đạt được mục đích điều trị. Liều uống và tiêm tĩnh mạch của một loại thuốc như paracetamol sẽ khác nhau vì cùng một lý do.[3]

  1. ^ “unit dose”. thefreedictionary.com.
  2. ^ Affairs, Office of Regulatory. “Compliance Policy Guides - CPG Sec 430.100 Unit Dose Labeling for Solid and Liquid Oral Dosage Forms”. www.fda.gov.
  3. ^ “Doctors 'missed' fatal overdoses”. ngày 4 tháng 2 năm 2011 – qua www.bbc.co.uk.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dạng_bào_chế&oldid=64785782”

Dùng thuốc đúng

Ngày đăng: 03/09/2009 Lượt xem 8707

Viên con nhộng Nhiều người thường bẻ nhỏ hoặc nghiền nát viên thuốc, hay mở viên con nhộng lấy bột ra trước khi uống nhằm mục đích chia nhỏ liều cho dễ uống và để thuốc có tác dụng nhanh hơn.


Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị mà còn có thể gây tai biến. Kiểu uống thuốc trên rất hay được áp dụng cho người già và trẻ nhỏ, những người thường gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc.


Trong một số trường hợp, nhân viên y tế có thể cân nhắc để hướng dẫn bệnh nhân chia nhỏ viên thuốc, dùng liều nhỏ hơn theo yêu cầu điều trị khi không có các dạng thuốc thích hợp. Nhà sản xuất đã tính toán cho thuốc không tan ở dạ dày nên tuyệt đối không được tháo vỏ nhộng ra mà phải uống trọn viên thuốc. Trong trường hợp dùng thuốc cho trẻ em mà phải giảm liều, nên dùng thuốc bột hoặc thuốc sirô.


Thuốc có tác dụng kéo dài


Là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục theo tốc độ có kiểm soát trong thời gian dài (thường là 12 giờ). Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén được bao, viên nang chứa vi hạt được bao, hoặc viên nén là khung (matrix) không tan tẩm hoạt chất, có tác dụng phóng thích hoạt chất ra từ từ.


Hay gặp là Adalate LP, Procan SR, Adalat LA, nghĩa là "có tác dụng kéo dài" hoặc "tác dụng chậm". Đối với dạng thuốc này, bệnh nhân cũng không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang mà phải uống cả viên. Do chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường cho nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định, nếu không có thể bị nguy hiểm do quá liều.


Thuốc siro, hỗn dịch


Thường dùng cho trẻ em hoặc người lớn không có khả năng nuốt. Thường gặp là thuốc ho, hạ sốt, thuốc bổ, kháng sinh... như Tylenol, Panadol, Nutroplex... Trong thành phần có đường và hương liệu tạo vị ngọt và thơm, giúp trẻ dễ uống. Tuy nhiên, vì ngọt và dễ uống nên trẻ rất dễ có nguy cơ uống quá liều. Người lớn phải đặc biệt lưu ý cho trẻ uống đúng chỉ dẫn, kể cả thuốc bổ cũng không được lạm dụng. Khi uống các thuốc này, cần lắc kỹ trước khi sử dụng.


Viên ngậm


Viên ngậm hoặc đặt dưới lưỡi (một số thuốc trị đau thắt ngực Nitroglycerin) phải dùng đúng chỉ định, ngậm hoặc đặt dưới lưỡi đến khi viên thuốc tan và ngấm vào mạch máu dưới lưỡi.


Thuốc viên


Uống cả viên với một cốc nước lớn khoảng 200ml nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hay nước tinh khiết. Một số người uống thuốc với nước khoáng nhưng họ không hiểu rằng độ pH của nước khoáng khác nước tinh khiết sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc. Cũng không nên uống thuốc cùng nước trái cây (chất axit ảnh hưởng tới hấp thu) sữa hay trà (canxi trong sữa hoặc tanin trong trà có thể gây kết tủa một số thuốc)


Thuốc nhỏ mũi


Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 đến 5 giọt vào mỗi bên mũi 2 đến 4 lần/ngày. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.


Nước biển phun sương cũng có tác dụng làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng). Dạng phun sương có tác dụng làm sạch mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Dùng trong viêm mũi xuất huyết, sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi... Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu dài.


Viên nhai trước khi uống


Đối với viên khá lớn, thường là thuốc kháng axit trị viêm loét dạ dày lưu ý phải nhai nát trước khi uống, không được nuốt trọn viên thuốc.


Thuốc bao tan ở ruột


Là dạng thuốc được bọc một lớp phim mỏng để không bị tan khi đến dạ dày, và chỉ tan rã, phóng thích hoạt chất khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày ví dụ như Aspirin pH8. Vì vậy, thuốc này cũng không được nhai hoặc bẻ nhỏ mà phải uống trọn viên thuốc với một cốc nước lớn.


Thuốc trứng, thuốc đạn


Đây là những thuốc đặc biệt về hình dạng, cách bảo quản và cách dùng. Gọi là thuốc trứng vì hình dáng giống quả trứng (Nystatin, Lomexin - Trị nấm Candida âm đạo, Trichomonas âm đạo) và phải đặt vào âm đạo. Gọi là thuốc đạn vì hình dáng giống viên đạn (thuốc đạn hạ sốt chứa paracetamol, thuốc đạn Titanorein điều trị trĩ...) hấp thu ở trực tràng nên phải đặt vào hậu môn.


Tuyệt đối không được nhầm lẫn đường dùng vì đã từng có người do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đã uống viên thuốc trứng và thắc mắc với bác sỹ sao viên thuốc ấy to quá, mãi mới nuốt được. Hai loại thuốc này bắt buộc bảo quản trong tủ lạnh để viên thuốc có độ cứng nhất định khi cho vào hậu môn hay âm đạo.


Thuốc bột


Thường dùng cho trẻ em. Hay gặp là các thuốc hạ sốt, kháng sinh được đóng gói sẵn với hàm lượng thấp dưới dạng bột. Có thể hòa bột với nước, thêm một chút đường cho trẻ uống (nếu thuốc đắng), hoặc nghiền thêm một ít chuối trộn lẫn với bột cho trẻ ăn miếng chuối sau đó uống nhiều nước.


Lưu ý, thuốc bột đã pha với nước nên dùng ngay. Nếu uống 1 liều chưa hết thì phần còn lại để vào tủ lạnh rồi uống tiếp nhưng không được để quá 24 giờ sau khi hòa nước. Tốt nhất là pha liều nào uống hết liều đó, tránh để lại.


Thuốc cốm


Thường bào chế cho trẻ em. Thường gặp một số thuốc cốm canxi, cốm kháng sinh Oramox 125mg... Khi sử dụng, cho trẻ nhai theo hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý, không cho trẻ uống sữa kèm việc nhai cốm canxi vì khi dùng kết hợp như vậy, sữa sẽ bị vón cục gây khó tiêu cho trẻ.


Thuốc nhỏ mắt


Thuốc nhỏ mắt phải có tính chất giống như nước mắt. nếu không sẽ dễ gây khó chịu, gây đau ở mắt, làm nước mắt tiết ra nhiều và đẩy thuốc ra ngoài.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi, thuốc dạng kem bôi ngoài da để dùng cho mắt hoặc nhỏ nước cốt chanh vào mắt như một số người quan niệm sai lầm là để mắt sáng và sạch.


Thuốc dùng ngoài


Bao gồm các loại kem bôi, thuốc mỡ, dung dịch bôi ngoài da. Khi dùng các thuốc này phải lưu ý cách dùng được ghi rõ trên nhãn. Một số loại kem bôi được chỉ định dùng để bôi vào miệng như Kamistad Gel, Sachol Gel thì mới được bôi. Nếu sử dụng sai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.