10 giống chim bồ câu đua hàng đầu năm 2022

New Kim, chim bồ câu đua đắt nhất thế giới có giá gần 2 triệu USD

Thứ Hai, 10:34, 16/11/2020

VOV.VN - Mức giá này đã vượt qua kỷ lục trước đó là 1,48 triệu USD được đưa ra vào tháng 3/2019, đối với chim bồ câu có tên Armando.

Một con chim bồ câu đua 2 năm tuổi có tên New Kim vừa được bán với giá kỷ lục gần 1,56 triệu EUR (khoảng 1,9 triệu USD) tại cuộc đấu giá kết thúc vào hôm 15/11. Mức giá này đã vượt qua kỷ lục trước đó là 1,48 triệu USD được đưa ra vào tháng 3/2019, đối với một chú chim bồ câu Bỉ khác có tên Armando.

Ông Nikolaas Gyselbrecht, nhà sáng lập công ty đấu giá Pipa ở Bỉ cho biết, mức giá kỷ lục này thật khó tin vì đây là một con chim bồ câu mái. “Armando là chim bồ câu trống và thông thường giá bồ câu trống cao hơn, vì chúng có thể phối giống để sinh sản nhiều con hơn. Giá đấu này khiến chúng tôi khá bất ngờ”, ông Nikolaas Gyselbrecht bày tỏ.

10 giống chim bồ câu đua hàng đầu năm 2022
Bồ Câu đua khác bồ câu khác là ở mũi và cặp mắt 

Để xác định Bồ Câu đua người ta thường nhìn vào mũi và mắt. Mũi Bồ Câu đua to, có 2 cục trắng ở trên. Mắt thường có màu vàng hoặc đỏ và có vành trắng. Trên chân có một chiếc vòng (tùy thuộc vào kích cỡ và màu của vòng) ghi ngày sinh, mã số, năm bao nhiêu có khi người ta còn ghi cả tên, số điện thoại của người nuôi để khi chim bị thất lạc, hoặc có người bị nhầm sẽ gọi lại vào số máy trên. Nhiều người còn phân biệt bằng sải cánh khi nó bay.

Bồ Câu đua biết định vị và bay ở một khoảng cách từ hàng ngàn cây số nhưng vẫn tìm đến đúng chủ nhân của nó. Đặc biệt, Bồ Câu đua rất thích tắm, nếu để một chậu nước sạch, nó sẽ tự nhảy vào vẫy cánh, rỉa lông, một lúc là sạch sẽ. Một cặp Bồ Câu đua giống bán khoảng 350 ngàn cũng có khi lên đến cả triệu đồng, tuỳ thuộc vào thành tích mà nó đạt trong cuộc đua.

Để đào tạo một “vận động viên” thành thạo, người nuôi phải có những bí kíp riêng và có niềm đam mê thật sự. Ông Hữu cho biết, “thí sinh” đua được trong một chặng đường dài hay không là do chủ, như cách cho ăn, cách tập bay cho thí sinh cũng như cách tạo được sự thân thiện giữa chủ và thí sinh.

Muốn “thí sinh” bay được xa và nhanh đòi hỏi Bồ Câu phải khỏe và phải được “đào tạo”. Bồ Câu mua về phải được từ 4 đến 8 tuần tuổi, nuôi lớn khoảng 3 tháng thì bắt đầu tập bay cho chim. Đầu tiên cho “thí sinh” bay khoảng 1km, 5km, 10km, đến 20km...cứ thế những lần sau thì chặng đường bay xa hơn chặng trước. Đặc biệt, người nuôi không được cho “thí sinh” của mình sinh sản nếu không nó sẽ mất sức và không thể bay được xa.

Tiêu chuẩn để “thí sinh” được đăng ký trong cuộc thi phải bắt đầu từ tháng thứ 6 trở lên, giai đoạn này là lúc nó đã trưởng thành và được luyện thành thạo. Lúc ở tháng thứ ba người nuôi mới bắt đầu tập cho nó có những thói quen nhận diện đúng chỗ ăn, chỗ ở cũng như cách làm quen thân thiện với mọi người.

10 giống chim bồ câu đua hàng đầu năm 2022
Anh Danh rất vui mỗi khi được chăm sóc và ngắm những "thí sinh" của mình bay lượn trên cao 

Anh Phạm Ngọc Danh, (ở Vườn Lài, Q.12) nuôi được hơn 12 con cho biết, “Lợi dụng những tính năng của Bồ Câu đua mà người nuôi huấn luyện cho nó một cách rất thành thạo.

Ví dụ, khi chuyển nhà đi đến chỗ khác thì mình phải nhốt những con chim lớn trong chuồng, trong một thời gian nhất định có thể thả ra, nhưng khi nó bay về nhà cũ không thấy nhà của nó ắt nó sẽ bay về nhà mới. Chỉ cần huấn luyện vài lần như thế thì nhất định mình chuyển nhà đi đâu nó cũng tìm về được.

Thức ăn của Bồ Câu đua chủ yếu là tinh bột: lúa, đậu xanh, đậu phộng, lúa mỳ, bắp… nhiều người cho ăn thêm gạo lứt vì theo quan niệm của những người trong cuộc, gạo lứt là huyết rồng, là máu rồng. Trong gạo có chất cám nhiều canxi nên khi bồ câu ăn vào xương khỏe, thịt chắc thì bay tốt hơn. Nhưng để “thí sinh" của mình không về chậm hơn những thí sinh khác, chủ nhân không được nuôi quá mập.
    
Anh Danh cho biết, người nuôi cũng không biết được trên chặng đường đua chim đua có nghỉ hay không. Khi thả ra, nó bay đánh võng mấy vòng rồi định hướng và bay đi. Có những lúc trời mưa to gió lớn tưởng nó sẽ bị lạc mất nhưng không ngờ nó vẫn về đến nhà. Những “thí sinh” như vậy anh em trong hội rất quý và để dành làm giống.

Trong một cuộc đua, người ta có thể ước lượng được thời gian chim về nhưng lúc “thí sinh” trở về khác với lúc bắt đầu khởi động cuộc đua. “Có con về đúng ngày, có con khoảng một tuần sau nhưng cũng có con cả tháng nó mới về đến nhà.

Lúc đó nhìn nó tả tơi, thương tích đầy mình và toác cả một miếng thịt lớn trông thật đáng thương”, anh Danh chia sẻ.  Điều đó chứng tỏ trên đường đi nó đã gặp phải kẻ thù là những chú chim cắt, nhưng nó đã may mắn thoát khỏi nanh vuốt tử thần mà về với chủ.

Anh Hoàng Dương chia sẻ thả chim thì phải chấp nhận thất lạc, vì thế trước lúc thả thường chụp hình chúng lại để lỡ chúng không về mà có nhớ chúng thì lại lôi hình ra ngắm. Nhưng cũng có những “thí sinh” thất lạc hàng tháng trời vẫn bay về đến nhà chủ cũ.

Vì thế cái cảm giác ngồi chờ con chim bay về thật khó tả, nhìn từ đằng xa xa một cánh chim mỏng manh hối hả lướt trong gió, rồi bóng chim lớn dần, lớn dần và đáp xuống chuồng, tìm nước uống và tìm chỗ nghỉ ngơi, cái cảm xúc đó chỉ có người nuôi mới có được mà thôi, nên ai đã biết đến giống chim này đều yêu thương chúng. Nói rồi anh có chỉ cho tôi 4 chú chim cưng của anh ấy đã vượt mốc Phan Rang.

Ông Lê Hữu cho biết, hiện nay đang trong giai đoạn dịch cúm gia cầm nhưng chỉ mấy con gà, con vịt bị còn mấy con chim Bồ Câu rất ít bị. “Nó không chết toi như gà, vịt gì đó mà lâu nó có thể tự chết là do nó già quá, nó ăn uống không được thì nó mới chết chứ tôi chưa thấy nó bị bệnh bao giờ”.

Ngọc Thân