Bài tập để luyện speaking của passive of past simple năm 2024

Trong đoạn nhạc trên, mình có ‘we’re made of…’ rồi ‘we are called’, sao mà vừa có ‘be’ rồi mà vừa có ‘V3’ ta???

Đó là cấu trúc câu bị động đấy! Hôm nay, mình cùng nhau tìm hiểu cấu trúc này để ‘ra dẻ’ là fan của Bruno Mars nha.

Bài tập để luyện speaking của passive of past simple năm 2024

1. Câu bị động là gì? (Passive Voice)

Câu bị động là câu dùng để nhấn mạnh vào người/ đối tượng chịu/ bị/ được tác động thay vì đối tượng thực hiện hành động.

Trong tiếng Việt ta, câu chủ động được dùng phổ biến hơn. Còn trong tiếng Anh, câu bị động lại được dùng nhiều hơn.

2. Công thức câu bị động

Aaaa, đa dạng lắm nha! Cơ mà đừng lo. Mình chỉ bí kíp nè: 1. Khi chuyển qua câu bị động, mình chuyển cùng thì với câu chủ động nè. 2. Trong bất kì câu bị động nào, mình cũng sẽ thấy một điểm chung: BE + V3

Bài tập để luyện speaking của passive of past simple năm 2024
Bài tập để luyện speaking của passive of past simple năm 2024

Bây giờ thì, các bạn hãy cùng mình điểm qua câu bị động trong mỗi thì nha. Mình sẽ phân tích giúp các bạn thấy rõ BE + V3 ở đâu nè, để mình không cảm thấy bối rối nè.

Mình sẽ hướng dẫn các bạn công thức bị động ở các thì phổ biến mà mình hay dùng nhé!

TensePassive formExample Present Simple (Hiện tại đơn)S + is/ am/ are + (not) + V3. Is/am/are + S + V3?She puts the book on the table. (Cô ấy đặt cuốn sach trên bàn) \=> The book is put on the table. (Cuốn sách được đặt trên bàn) \=> Is the book put on the table? (Cuốn sách có được đặt trên bàn không?Present Continuous (Hiện tại tiếp diễn)S + is/ am/ are + (not)+ BEING + V3. Is/ Am/Are + S + being +V3?Anna is using the computer. (Anna đang dùng máy tính.) \=> The computer is being used by Anna. (Máy tính đang được dùng bởi Anna.) \=> Is the computer being used by Anna? (Máy tính có đang được dùng bởi Anna không?)Past Simple (Quá khứ đơn)S + was/ were + (not) + V3. Was/were + S + V3 ?Philip did not build that house. (Philip đã không xây dựng căn nhà đó) \=> That house was not built by Philip. (Căn nhà đó đã không được xây bởi Philip.) \=> Wasn’t that house built by Philip? (Căn nhà đó có đã không được xây bởi Philip không?)Past Continuous (Quá khứ tiếp diễn)S + was/ were + (not) + being+ V3. (?) Was/were +S + being + V3?They were examining him carefully. (Họ đã đang kiểm tra anh ấy một cách kĩ càng.) \=> He was being examined carefully. (Anh ấy đã đang bị kiểm tra một cách kĩ càng.) \=> Was he being examined carefully? (Anh ấy có đã đang bị kiểm tra một cách kĩ càng không?Present Perfect Simple (Hiện tại hoàn thành đơn)S + have/has + (not) + been +V3. Have/ has + S + been + V3?They have built this building for five years. (Họ xây tòa nhà này khoảng 5 năm.) \=> This building has been built for five years. (Tòa nhà được xây khoảng 5 năm.) \=> Has this buidling been built for five years? (Tòa nhà này được xây dựng khoảng 5 năm hả?)Past Perfect Simple (Quá khứ hoàn thành đơn)S + had+ (not) + been + V3. Had + S + been + V3?The class looked nice. Someone had cleaned it. (Lớp học (đã) trông sạch sẽ ghê. Ai đó đã lau dọn nó rồi.) \=> The class looked nice. It had been cleaned. (Lớp học trông sạch sẽ ghê. Nó đã được lau dọn rồi.) \=> Had it been cleaned? (Nó có đã được lau dọn rồi không?)Future Simple (Tương lai đơn)S +will + (not)+ be + V3. Will + S + be + V3?She will clean this room later. (Cô ấy sẽ lau dọn căn phòng này sau.) \=> This room will be cleaned later. (Phòng này sẽ được lau dọn sau.) \=> Will this room be cleaned later? (Căn phòng này sẽ được lau dọn sau ham?)Future Perfect (Tương lai hoàn thành)S +will + (not)+ have + been + V3. Will + S + have + been + V3?They will have completed the test by the end of March. (Họ sẽ hoàn thành bài kiểm tra vào cuối tháng Ba.) \=> The test will have been completed by the end of March. (Bài kiểm tra sẽ được hoàn thành vào cuối tháng Ba.) \=> Will the test have been completed by the end of March? (Bài kiểm tra (có) sẽ được hoàn thành vào cuối tháng Ba không?)Modal Simple (Động từ khiếm khuyết ở thể đơn)S +will/ should/ can/ may/might/ could + (not)+ be + V3. Will/ should/ can… + S + be + V3?Namjin will open the door. (Namjin sẽ mở cửa.) \=> The door will be opened by Namjin. (Cửa sẽ được mở bởi Namjin.) \=> Will the door be opened by Namjin? (Cửa có được mở bởi Namjin không?)Modal Continuous (Động từ khiếm khuyết ở thể tiếp diễn)S + will/ should/ can/ may/ might/ could+ (not) + be + being+V3. Will/ might/ could/..+ S+ be + being + V3?They might be being repaired the camera. (Họ có thể đang sửa cái máy ảnh á.) \=> The camera might be being repaired. (Cái máy ảnh có thể đang được sửa á.) \=> Might the camera be being repaired? (Cái máy ảnh có thể đang được sửa?)Modal Perfect Simple (Động từ khiếm khuyết ở thể hoàn thành)S +/ should/can/ may/might/ could + (not)+ have + been + V3. Should/ can/ may/…+ S+ have + been + V3?She should have written that book. (Cô ấy lẽ ra nên viết cuốn sách đó.) \=> That book should have been written. (Cuốn sách đó lẽ ra nên được viết.) \=> Should that book have been written by her? (Cuốn sách đó lẽ ra nên được viết bởi cô ấy?)

3. Câu bị động với những động từ có hai tân ngữ

Đã ‘va chân’ vào thể bị động, các bạn hãy phân biệt giúp mình ‘Nội động từ’ (Intransitive verbs) và ‘Ngoại động từ’ (Transitive verbs) nha!

  • Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không có tân ngữ theo sau, mà bản thân nó đã diễn đạt đầy đủ, trọn nghĩa rồi. Chủ thể trong câu trực tiếp thực hiện hành động. Hành động không tác động đến bất kì đối tượng nào. Ví dụ: sleep, die, smile,v.v \=> She has been sleeping for three hours. (Cô ấy đã ngủ suốt ba tiếng rồi.)
  • Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ diễn tả một hành động tác động đến một người hay một vật khác. Nói cách khác, ngoại động từ là những động từ sẽ có tân ngữ theo sau để làm rõ nghĩa. Ví dụ: buy, open, break, pay, offer, teach, tell, show v.v \=> She bought a coat for her mother last week. (Cô ấy đã mua một chiếc áo choàng cho mẹ của cô ấy vào tuần trước.)
  • Ngoại động từ có hai loại chính: – Ngoại động từ đơn: là những động từ chỉ có một tân ngữ theo sau. Ví dụ: draw, cut, catch, v.v \=> Hanna caught the ball. (Hanna đã chụp quả banh.) \=> Tân ngữ (O) ở đây là ‘the ball’. Nếu không có tân ngữ, thì người đọc sẽ không rõ là Hanna đã chụp cái gì. – Ngoại động từ kép: là những động từ có hai tân ngữ theo sau. Ví dụ: buy, give, send, v.v \=> My mom bought me a lovely dress = My mom bought a lovely dress for me. (Mẹ của tôi đã mua cho tôi một chiếc váy dễ thương= Mẹ tôi đã mua một chiếc váy dễ thương cho tôi. ) \=> Trong trường hợp này, ‘buy’ là ngoại động từ kép, vì có hai tân ngữ theo sau là ‘me’ và ‘a lovely dress’. Còn trong câu: ‘My mom bought a lovely dress.’, thì ‘buy’ là ngoại động từ đơn vì có tân ngữ theo sau là ‘a lovely dress’.
  • Một số động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ: stop, ring, open, read, v.v Ví dụ: – The boy rings the bell. (Thằng bé rung chuông.) => ‘ring’ trong trường hợp này là ngoại động từ vì có tân ngữ đi kèm là ‘the bell’ – The bell rings. (Cái chuông rung.) => ‘ring’ trong trường hợp này là nội động từ vì không cần tân ngữ thì câu cũng đầy đủ nghĩa rồi.

Giờ thì chúng ta cùng nhau xem qua cách chuyển câu bị động đối với ngoại động từ kép (ngoại động từ có hai tân ngữ) nhé!

Ví dụ:

She gave the police the information. (= She gave the information to the police.) \=> Trong câu ‘She gave the police the information’ + tân ngữ 1 (O1) là ‘the police’ + tân ngữ 2 (O2) là ‘the information’

\=> Mình có hai cách để chuyển thành câu bị động: + Cách 1: Mình đưa tân ngữ 1 ra làm chủ ngữ của câu bị động The police were given the information. (Cảnh sát đã được cung cấp thông tin.) + Cách 2: Mình đưa tân ngữ 2 ra làm chủ ngữ câu bị động The informatiton was given to the police. (Thông tin đã được cung cấp cho cảnh sát.)

\=> Tóm lại, đối với ngoại động từ có hai tân ngữ, mình có hai cách để chuyển thành câu bị động. Một là, mình đưa tân ngữ 1 ra làm chủ ngữ câu bị động. Hai là, mình đưa tân ngữ 2 ra làm chủ ngữ câu bị động.

4. Câu bị động đối với những động từ theo sau là V-ing

Các bạn cùng xem qua ví dụ với mình nhé!

Ví dụ:

– I don’t like people TELLING me what to do. (Tôi không thích những người nói tôi phải làm gì.) \=> I don’t like BEING TOLD what to do. (Tôi không thích BỊ NÓI làm điều gì đó.)

– I remember my mom TAKING me to the zoo. (Tôi nhớ mẹ tôi đã đưa tôi đến sở thú.) \=> I remember BEING TAKEN to the zoo by my mom. (Tôi nhớ tôi ĐƯỢC ĐƯA đến sở thú bởi mẹ tui.)

5. Câu bị động với ‘get’

Như lúc đầu mình có đề cập, công thức chung của thể bị động là ‘BE + V3’ Mình cũng có thể dùng ‘GET’ thay ‘BE’ để hình thành thể bị động ‘GET + V3’

Ví dụ:

The trees in the garden were damaged in the wind. The trees in the garden got damaged in the wind.

\=> Mình dùng ‘GET + V3’ trong văn ít trang trọng như văn nói (informal speaking). Mình có một số cụm ‘get + V3’ như get married, get hurt, get lost, get dressed, v.v

6. Những lưu ý khi viết câu bị động

– Mình luôn nói ‘I was born……….’ chứ KHÔNG nói ‘I am born………….’

Ví dụ: I was born in 2000. (Tôi đã được sinh ra vào năm 2000.)

I am born in 2000. (xxxxxx NOOOOOOO) => Vì mình đang đề cập đến quá khứ nên, sự sinh ra của một ai đó, nên mình dùng ‘I was born……..’

\=> Nhưng mình sẽ có: How many babies are born every day? (Có bao nhiêu bé sơ sinh được sinh ra mỗi ngày?) => Vì câu này mình đề cập tới hiện tại

– Trong câu bị động, thứ tự của tác nhân làm hành động (By +O), thời gian và nơi chốn như sau:

S + Be + V3 +trạng ngữ chỉ nơi chốn + by + O + trạng ngữ chỉ thời gian

– Mình dùng ‘She DIED’, chứ KHÔNG dùng ‘She was died’. Nhưng mình lại có ‘She WAS KILLED.’

– Nếu tân ngữ trong câu bị động là một người mơ hồ ( her/him/them/it/us/ someone/ no one/ people) thì mình có thể không đề cập trong câu bị động.

Ví dụ:

Someone gave the police the evidence.

The evidence was given to the police. \=> Vì ‘by someone’ là đối tượng thực hiện hành động mơ hồ, không rõ ràng cụ thể là ai nên ta thường lược bỏ khi viết lại câu bị động.

7. Bài tập

Bài tập 1: Chuyển các câu sang bị động

1. My dad is reparing the air-conditioner.

2. Lala sent her boy friend a gift on his birthday.

3. He stole the money in the supermarket.

4. Anna has been writing this book for three months.

5. Peter invited his friends to his wedding.

Bài tập 2: Dịch các câu sau sang tiếng Anh

1. Chiếc bánh chuối này đã được làm bởi Ms. Kelly ở nhà tôi tối hôm qua.

2. Tui đã được người yêu tặng một con gấu bông nè.

3. Người yêu tui đã được tui mua cho một ly trà sữa nè.

4. Wow! Nhà vừa mới được lau xong nè!

5. Kệ sách được lau dọn mỗi ngày luôn.

6. Bài tập nhẽ ra nên được hoàn thành tối qua á.

8. Đáp án

Bài tập 1:

1. The air-conditioner is being repaired by my father.

2. Lala’s boyfriend was sent a gift by Lala on his birthday = A gift was sent to Lala’s boyfriend by Lala on his birthday.