Các thuốc không dụng cho phụ nữ có thai

Trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng bị dị tật bẩm sinh, vô sọ, dị tật tim bẩm sinh, các khe hở vòm miệng, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần đến 1 năm tuổi, trong đó khám nghiệm tử vong, khám nghiệm... đọc thêm , thiếu hụt thể chất và giảm trí tuệ, và các vấn đề về hành vi. Ngừng hút thuốc Bỏ hút thuốc Hầu hết người hút thuốc đều muốn bỏ thuốc. Những biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm tư vấn cai thuốc lá và điều trị bằng varenicline, bupropion, hoặc chế phẩm thay thế nicotine. Khoảng 70%... đọc thêm lá hoặc hạn chế hút giúp giảm các nguy cơ đó.

Tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể có hại cho thai nhi.

Rượu Ngộ độc rượu và hội chứng cai Rượu (ethanol) là một chất ức chế thần kinh trung ương (CNS). Uống lượng lớn nhanh có thể gây suy hô hấp, hôn mê và tử vong. Uống lượng lớn trong thời gian dài làm tổn thương gan và các cơ quan... đọc thêm là chất phổ biến nhất gây quái thai. Uống rượu trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Nguy cơ có thể liên quan đến lượng rượu tiêu thụ. Việc uống rượu thường xuyên làm giảm trọng lượng của trẻ khi sinh khoảng từ 1 đến 1,3 kg. Uống rượu thường xuyên, có thể chỉ khoảng 45 mL cồn nguyên chất (tương đương khoảng 3 ly) mỗi ngày, có thể gây ra hội chứng rượu ở bào thai. Hội chứng Rối loạn cồn trong thai nhi Tiếp xúc với rượu trong tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, giảm cân thai nhi, và có thể gây hội chứng rượu cồn thai, một nhóm biến đổi thể chất và nhận thức bất thường. Khi sinh, trẻ... đọc thêm Hội chứng này xảy ra ở 2,2/1000 trẻ sinh sống; nó bao gồm chậm phát triển bào thai, các khuyết tật trên sọ mặt, tim mạch, và rối loạn chức năng thần kinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật về trí tuệ và có thể gây tử vong sơ sinh.

Ma tuý đá dùng để chỉ một nhóm thuốc gây nghiện được làm từ nhiều chất amphetamine; những loại thuốc này có xu hướng sử dụng tăng lên trong thai kỳ. Mặc dù các tác dụng phụ chưa được tìm hiểu nhiều, co thắt mạch của thai nhi và thiếu oxy thì có nguy cơ thai chết lưu, rau bong non, và có thể là dị tật bẩm sinh.

Chất ma túy gây ảo giác tùy thuộc vào loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sau đây:

Thuốc gây mê hoặc thuốc ngủ bao gồm methylenedioxymethamphetamine (MDMA, hoặc thuốc lắc), rohypnol, ketamine, methamphetamine, và LSD (lysergic acid diethylamide).

Sử dụng opioid trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ bị các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như

Heroin làm tăng nguy cơ sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai.

Mặc dù tiêu thụ caffeine với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ chu sinh là không rõ ràng. Việc tiêu thụ caffein với một lượng nhỏ (ví dụ, 1 cốc cà phê/ngày) có vẻ ít hoặc không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng một số dữ liệu, không tính đến việc sử dụng thuốc lá và rượu, cho thấy rằng tiêu thụ một lượng lớn (> 7 cốc cà phê/ngày) làm tăng nguy cơ thai lưu, đẻ non, sinh nhẹ cân và sảy thai tự nhiên. Thức uống có chất cafeein theo lý thuyết ít gây nguy hiểm cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt trong chỉ định sử dụng thuốc do tính an toàn đối với cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai cần biết.

Các thuốc giảm đau thuộc nhóm kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc ketoprofen và aspirin ở liều cao trên 500 mg/ ngày được chống chỉ định sử dụng cho đối tượng phụ nữ mang thai trong 5 tháng đầu tiên và 4 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân là do các tác dụng phụ ở cả mẹ và bé đã được một số nghiên cứu chỉ ra khi sử dụng trong các giai đoạn này. Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý rằng, dù có sử dụng ở dạng khác như đường bôi ngoài da cũng có thể khiến thuốc ngấm vào máu. Điều này khiến cho thai nhi cũng chịu tổn thương tương đương với khi dùng bằng đường uống. Do đó, không được tự ý sử dụng các thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp bà mẹ mang thai bị đau nửa đầu, chống chỉ định dùng các thuốc có chứa dẫn xuất ergot trong thời kỳ mang thai, do tác dụng co mạch trên nhau thai và dây rốn sẽ gây hại cho thai nhi.

Thuốc giảm đau nhóm codein được sử dụng cho các cơn đau có mức độ từ vừa đến nặng và chỉ được dùng dưới sự giám sát của tại cơ sở y tế và trong trường hợp thật cần thiết. Nếu bà mẹ mang thai sử dụng thuốc này thường xuyên mặc dù ở liều thấp cũng có thể xuất hiện hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh. Ngược lại, nếu dùng liều cao trước khi sinh có thể khiến trẻ sơ sinh bị suy hô hấp.

Các thuốc được sử dụng để điều trị cúm có chứa các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Đây là thuốc chống chỉ định sử dụng ở 5 tháng đầu tiên và 4 tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc co mạch thông mũi như pseudoephedrine, phenylephrine không được khuyến cáo dùng trong suốt thai kỳ, vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có khả năng khiến thai nhi bị nhịp tim nhanh và tăng động.

Các thuốc kháng histamine có tác dụng an thần không được khuyên dùng cho bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sau giai đoạn này, thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng vào giai đoạn cuối thai kỳ thì phải theo dõi trẻ sau khi sinh ra đặc biệt.

Các thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin không được khuyến cáo sử dụng trong 3 tháng đầu và chống chỉ định tuyệt đối từ tháng thứ 4 của thai kỳ do khả năng làm thay đổi màu răng sữa của thuốc, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Các thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside được chỉ định khi nhiễm trùng nặng, tuy nhiên thuốc này có thể gây độc cho thính giác và thận cho thai nhi.

Các thuốc kháng sinh nhóm quinolone thường chống chỉ định tương đối hoặc không được khuyến cáo. Một số nghiên cứu đã phát hiện tổn thương khớp ở trẻ em được điều trị sau khi sinh bằng quinolon. Tuy nhiên, độc tính của nhóm này chưa được mô tả ở trẻ em có bà mẹ dùng thuốc này.

Những nhóm thuốc kháng sinh khuyến cáo có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai trong điều trị đa số thuộc nhóm penicillin, cephalosporin và macrolide (ngoại trừ clarithromycin và roxithromycin).

Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A được sử dụng phổ biến trong điều trị trứng cá. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân gây ra dị tật nghiêm trọng cho thai nhi nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do đó, khi sử dụng thuốc này cho bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản, các bác sĩ thường khuyến cáo nên sử dụng các biện pháp tránh thai trước và sau điều trị 1 tháng.

Trong nhóm các thuốc điều trị tăng huyết áp thì thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng angiotensin II được chống chỉ định từ tháng thứ 4 của thai kỳ do độc tính của chúng lên thận của thai nhi. Trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ thì không khuyến cáo sử dụng các thuốc này. Nếu bệnh nhân đang có kế hoạch có thai, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng thuốc hạ huyết áp khác.

Amiodarone là thuốc điều trị chống loạn nhịp có chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai ở tháng thứ 4 của thai kỳ, do có khả năng gây ra bất thường tuyến giáp ở trẻ sơ sinh khi điều trị bằng thuốc này.

Thuốc chẹn beta có thể được sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu cần thiết. Nếu sử dụng cho phụ nữ trước khi sinh thì tác dụng của thuốc này vẫn có thể còn tồn đọng ở trẻ sơ sinh gây nguy cơ chậm nhịp tim và hạ đường huyết.

Các thuốc chống đông máu được sử dụng bằng đường uống như thuốc có tác dụng đối kháng vitamin K thường có chống chỉ định cho phụ nữ có thai, vì có thể gây độc tính cho mẹ và thai nhi. Trong trường hợp này có thể thay thế bằng thuốc chống đông máu dạng tiêm (heparin) nếu cần thiết.

Thuốc ngủ là loại thuốc được khuyên là không sử dụng cho phụ nữ mang thai nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi sử dụng các thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine vào cuối thai kỳ có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan đến các vấn đề về bú, khó thở... ở trẻ sơ sinh.

Thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu serotonine gồm có paroxetine và fluoxetine được cho rằng có thể xuất hiện nguy cơ gây dị tật tim cho trẻ khi dùng cho bà mẹ mang thai, đặc biệt ở giai đoạn đầu.

Trong nhóm các thuốc chống động kinh thì Acid valproic là thuốc có tác dụng gây quái thai mạnh nhất. Thuốc này có thể gây ra các loại dị tật, đặc biệt ở tim, khung xương, đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh. Chỉ sử dụng khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ chuyên khoa và khi phụ nữ sử dụng thuốc này thì cần thực hiện các biện pháp tránh thai hiệu quả. Ngoài ra, các thuốc chống động kinh khác như carbamazepine, phenobarbital, topiramate cũng có khả năng gây ra các loại dị tật. Nếu bệnh nhân mong muốn có thai thì có thể đề xuất với bác sĩ đánh giá lại phương pháp điều trị chống động kinh hiện tại. Trong trường hợp cho phép thì có thể giảm liều dùng xuống mức thấp nhất.

Đây là đối tượng đặc biệt cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai triệt để khi điều trị bằng hóa trị liệu ung thư trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi ngừng điều trị.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số nhóm thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Cần lưu ý rằng ngoài danh sách này vẫn có thêm một số thuốc có chống chỉ định cho đối tượng này. Do đó, trước khi sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: