Cách hạch toán phí ngân hàng trên misa năm 2024

Phí chuyển tiền thông qua ngân hàng luôn gắn liền với mọi doanh nghiệp hiện nay, dù rất ít nhưng là một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp, cần phải được hạch toán minh bạch. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được cách hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng chi tiết nhất.

Cách hạch toán phí ngân hàng trên misa năm 2024

1. Phí chuyển tiền qua ngân hàng hạch toán vào tài khoản 642 hay 635?

Để có thể hạch toán đúng, kế toán cần nắm rõ ý nghĩa của 2 loại tài sản sau:

  • Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí về lương của nhân viên; các loại bảo hiểm của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế môn bài,…
  • Tài khoản chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính. Bao gồm các khoản như chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay; chi phó góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,….

Nhiều kế toán thường nhầm lẫn với tài khoản 635 bởi ngân hàng có liên quan đến hoạt động tài chính nhưng chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Chính vì vậy, nếu hạch toán vào tài khoản 635 sẽ không đúng bản chất. Cần phải hạch toán vào tài khoản 642.

– Nếu giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán cần định khoản như sau:

  • Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền,…)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 112 (tổng số tiền)

– Nếu giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản thì kế toán vẫn ghi nhận phí chuyển khoản vào tài khoản 6428, cụ thể:

  • Nợ TK 112 (Số tiền thu được thực tế sau khi đã trừ phí chuyển khoản)
  • Nợ TK 6428 (số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền)
  • Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)
  • Có TK 131, TK 138 (số tiền phải thu qua ngân hàng)

* Lưu ý:

  • Phí chuyển tiền qua ngân hàng là dịch vụ chịu thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp muốn khấu trừ phần thuế này và được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN thì doanh nghiệp phải lấy hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng.
  • Vì phần phí chuyển tiền này khá nhỏ nên để kê khai thêm sẽ tốn nhiều thời gian. Vậy nên một số doanh nghiệp lựa chọn hạch toán toàn bộ khoản chi phí chuyển tiền qua ngân hàng (cả VAT) vào TK 642 (bỏ qua TK 133) và loại bỏ chi phí này khi xác định chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé!

Đặc biệt, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Kết nối ngân hàng điện tử với phần mềm kế toán của Ngân hàng sẽ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng doanh nghiệp của SHB như truy vấn tài khoản, chuyển khoản trong, ngoài hệ thống cũng như tự động hạch toán sao kê mà không cần thao tác thủ công như trước đây.

Nằm trong chiến lược chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong hoạt động, sản phẩm dịch vụ, vừa qua, SHB đã hợp tác cùng Công ty cổ phần MISA triển khai dịch vụ kết nối ngân hàng số trên phần mềm kế toán MISA bao gồm: MISA AMIS và MISA SME.

Theo đó, hệ thống Internet Banking của SHB sẽ được kết nối với phần mềm kế toán MISA SME.NET và phân hệ kế toán Online MISA AMIS Kế toán. Sau mỗi giao dịch thanh toán, chuyển tiền thành công trên hệ thống Internet Banking của SHB, dữ liệu sẽ được tự động hạch toán ngay tức thì vào phần mềm kế toán doanh nghiệp mà kế toán viên không cần hạch toán tay từ sao kê sổ phụ tài khoản sang phần mềm.

Nhờ việc kết nối thông suốt giữa ngân hàng với phần mềm kế toán MISA, kế toán viên có thể theo dõi, giám sát, phê duyệt, thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc mọi nơi và trên đa nền tảng như PC, Mobile, Tablet…, qua đó tiết kiệm đến 80% thời gian xử lý công việc và chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán của MISA, khách hàng chỉ cần kết nối trên Internet Banking SHB trong vòng 2 phút là có thể tích hợp và sử dụng ngay.

Cách hạch toán phí ngân hàng trên misa năm 2024

Đại diện SHB cho biết so với quy trình trước đây, doanh nghiệp sau khi giao dịch qua ngân hàng (tại quầy hoặc Internet Banking) sẽ phải tiếp tục thực hiện hạch toán lần 2 trên phần mềm kế toán, dễ dẫn tới xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử của SHB trên phần mềm kế toán của MISA sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất kinh doanh.

“Sự hợp tác giữa SHB và MISA thể hiện những nỗ lực cộng hưởng của cả hai bên trong việc hỗ trợ nâng cao năng suất, tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Thời gian tới đây, SHB sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thêm nhiều phần mềm kế toán khác để đáp ứng đông đảo nhu cầu tài chính của khách hàng.”, vị đại diện Ngân hàng nhấn mạnh.

Năng lực công nghệ là một trong những trụ cột của SHB, là đòn bẩy để ngân hàng tiếp tục có được sự khởi sắc ở các chỉ tiêu hoạt động. Năm 2022, tại ngân hàng riêng lẻ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 24,7%, thuộc Top đầu các Ngân hàng thương mại hiệu quả nhất Việt Nam. Cùng với đó, SHB tiếp tục khẳng định năng lực tối ưu hiệu quả vận hành hàng đầu trong hệ thống với chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 22,7%.

Những kết quả trên là điển hình cho nỗ lực đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ và tăng cường số hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng trải nghiệm khách hàng của SHB trong nhiều năm qua. Trong đó, nhiều sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu SHB như thu hộ qua tài khoản định danh SLINK, gói giao dịch toàn diện B-Smart,… đã trở thành những giải pháp số hóa dẫn hướng trên thị trường.

Chủ động trên thị trường cùng chiến lược áp dụng công nghệ và số hóa của SHB sẽ tiếp tục được củng cố bằng nhiều chương trình, dự án đã và đang được chuẩn bị cho năm 2023. Sự hợp tác giữa một trong những ngân hàng TMCP top đầu – SHB cùng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm kế toán lớn nhất Việt Nam hiện nay – MISA hứa hẹn sẽ mang lại tiện ích vượt trội và giá trị bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.