Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Tỉ lệ tai nạn do rắn độc cắn ở nước ta rất cao, dù vậy, nhiều người chủ quan trong công tác sơ cứu và khám chữa nên đã để hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy sơ cứu rắn độc cắn như thế nào để nhanh, chuẩn, chính xác và hạn chế tối đa nguy cơ cho người bệnh?

Rắn độc cắn là tai nạn phổ biến ở nước ta. Trong y tế, đây được coi là tình trạng cấp cứu, mức độ tổn thương do rắn độc cắn từ nhẹ tới nặng, nhiều trường hợp tử vong nhanh chóng. Trong công tác điều trị thì bước sơ cứu khi bị rắn cắn ban đầu là vô cùng quan trọng, cần tranh thủ từng giây phút, hạn chế độc tố tiến triển. 

Nhận dạng các loại rắn phổ biến nước ta

Có 2 họ rắn độc phổ biến tại nước ta là họ rắn hổ và họ rắn lục. Chúng mang một số đặc điểm đặc trưng nhất định có thể giúp chúng ta phân biệt dễ dàng hơn.

Họ rắn hổ

  • Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
    Rắn hổ có đặc điểm ở đầu khá dễ nhận diện

    Rắn hổ mang thường: Rắn hổ phì, rắn hổ mang bành, rắn hổ đất… có chiếc cổ bạnh và chúng phát ra những âm thanh đặc trưng để đe dọa và tấn công con mồi. Địa điểm chúng sống thường ở khu vực rừng núi trung du và đồng bằng, đôi khi xuất hiện ở khu vực dân cư nhưng tỉ lệ là rất ít. 

  • Rắn hổ mang chúa: Tương tự chúng cũng có cổ bạnh nhưng không rộng, tại đỉnh đầu có 2 chiếc vảy lớn. Chúng thường có nhiều tại khu vực rừng núi, trung du và đồng bằng. Cân nặng của rắn hổ mang chúa lên tới vài chục kg và có chiều dài thường lơn 2,5m.

  • Rắn cạp nong: Có khoang đen xen kẽ trắng khá rõ, sống gần khu vực có nước. 

  • Rắn cạp nia: Có khoang đen xen kẽ vàng, sống ở khu vực gần nước.

  • Rắn biển: Sinh sống trong môi trường biển hoặc dành phần lớn thời gian tại đó.

Họ rắn lục

Chúng có đặc điểm chung là thường có đầu hình tam giác, con ngươi tại mắt có hình dạng elip dựng đứng. 

  • Rắn lục xanh: Mang màu sắc xanh lá với các mức độ khác nhau, chúng phổ biến ở khu vực rừng núi.

  • Rắn lục mũi hếch và rắn khô mộc: Thân giống màu cành cây đã khô, phát triển tại rừng núi Bắc bộ.

  • Rắn choàm quạp: Thân chúng có màu nâu, có nhiều tại vùng rừng phía Nam.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Màu sắc thân mình giống màu lá cây khiến chúng ta không chú rắn lục xuất hiện trong phạm vi gần

Rắn độc và rắn lành phân biệt ra sao?

Để phân biệt được giữa rắn độc và không độc là một điều rất khó. Tuy nhiên, chúng ta đôi khi vẫn có thể nhận biết được một số loài rắn độc dựa vào những đặc trưng bề ngoài của chúng như: Rắn hổ mang chuẩn bị tấn công sẽ bạnh chiếc cổ và phát ra tiếng kêu đặc trưng, rắn cạp nong có thân mình từng khúc vàng đen xen kẽ nhau…

Rắn độc thì thường chúng có 2 chiếc răng độc lớn tại vị trí răng cửa ở hàm trên. Hai chiếc răng này có vai trò như một mũi tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Đặc biệt một số loài rắn có thể phun nọc độc tại một khoảng cách nhất định vẫn có thể khiến người bệnh tổn thương mắt dẫn tới toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Phân biệt rắn độc và rắn lành

Triệu chứng khi bị rắn độc cắn

Trong trường hợp nạn nhân bị rắn hổ cắn, họ sẽ có những biểu hiện của nhiễm độc như:

  • Tại khu vực vết cắn: Cảm giác đau đớn, tình trạng sưng nề xuất hiện, nhiễm trùng (biểu hiện như sốt, có mủ), đôi khi là hoại tử đen.
  • Toàn thân: Nói khó, mắt mờ, chân tay yếu mềm, hô hấp khó khăn, liệt toàn cơ thể… có thể dẫn tới tàn phế hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu là bởi tình trạng liệt các cơ khiến bệnh nhân khó thở.

Còn đối với bệnh nhân bị rắn lục cắn, triệu chứng nhiễm độc sẽ là: Sưng nề, phỏng nước, chảy máu khó cầm được. Thường nạn nhân tử vong do mất máu quá nhiều.

Mục tiêu cần cố gắng đạt được trong sơ cứu bị rắn độc cắn

  • Nọc độc của rắn cần được loại bỏ bớt và bị làm chậm sự di chuyển từ khu vực cắn tới những nơi khác trong cơ thế.

  • Ngăn ngừa đồng thời xử lý sớm những biến chứng của vết cắn trước khi người bệnh được đưa tới cơ sở y tế.

  • Người bệnh phải được vận chuyển tới cơ sở y tế một cách nhanh nhất và an toàn nhất có thể.

  • Không gây bất cứ nguy hại làm bệnh tình diễn tiến xấu hơn cho bệnh nhân.

  • Trường hợp rắn cắn nào cũng cần phải sơ cứu một cách tốt nhất không phân biệt chúng là loài độc hay lành.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần thực hiện nhanh, chính xác, không được sai lầm

Quy trình sơ cứu khi bị rắn độc cắn

  • Bước 1: Giữ bình tĩnh và trấn an bệnh nhân bị rắn độc cắn. Cố gắng ghi nhớ khoảng thời gian tại nạn diễn ra và đồng thời là những đặc điểm của con rắn đó. 

  • Bước 2: Gọi cấp cứu ngay tức khắc. 

  • Bước 3: Tuyệt đối không cho phép bệnh nhân vận động. Chúng ta cần bất động bộ phận bị tổn thương bằng nẹp hoặc bất cứ thứ gì cứng tìm thấy. Việc vận động sẽ khiến cho nọc rắn độc có thể di chuyển và xâm nhập sâu hơn vào cơ thể nhanh chóng.

  • Bước 4: Tháo bỏ phụ kiện, trang sức quanh khu vực bị cắn bởi chúng có thể chèn ép khi vùng tổn thương sưng lên.

  • Bước 5: Rửa vết cắn dưới dòng nước sạch kết hợp với xà phòng. Không trích rạch sâu và mở rộng có thể gây tổn thương mạch máu hoặc thần kinh xung quanh vị trí đó. Sau khi rửa sạch cần tiến hành sát trùng bằng dung dịch cồn y tế hoặc povidine. 

  • Bước 6: Đối với nạn nhân bị một số loài rắn hổ cắn, chúng ta cần phải băng ép bất động nhằm khiến cho sự xuất hiện của triệu chứng liệt bị chậm lại. Hãy sử dụng các băng có khả năng chung giãn, băng vải hoặc đôi khi không có đủ điều kiện tại đó chúng ta có thể tự tạo ra bằng khăn hay quần áo. Mức độ chặt của băng chỉ được ở mức tương đối, chú ý không được quá mức và phải sờ thấy động mạch còn đập. Băng từ ngón chân, ngón tay lên đến hết toàn bộ chi bị rắn cắn. Đối với trường hợp nạn nhân bị rắn lục cắn thì không được phép băng ép vì sẽ khiến cho vết thương tồi tệ hơn.

  • Bước 7: Theo dõi thể trạng của nạn nhân trong lúc chờ hỗ trợ y tế tới.

Chú ý:

  • Trường hợp không quan sát thấy loài rắn đã gây tai nạn thì cần hỏi người bệnh về chúng để có thể tiếp thêm thông tin cho các nhân viên y tế. Từ đó, họ sẽ đưa ra những hướng điều trị nhanh và hiệu quả nhất.

  • Cố gắng để khu vực bị rắn cắn thấp hơn so với tim để tránh tình trạng nọc độc di chuyển nhanh hơn.

  • Không nên garo chỗ rắn cắn vì nếu làm vậy sẽ khiến tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch bị cản trở dẫn tới hoại tử chi.

  • Có thể thực hiện hút máu bằng giác hút hoặc miệng trong vòng 30 phút đầu, sau 1 giờ không được làm nữa.

  • Mọi trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn dù có là rắn lành thì cũng cần phải xử trí kịp thời và theo dõi tại cơ sở y tế trong ít nhất là 12 tiếng đầu tiên. Việc để trễ sau 24 tới 48 tiếng có thể khiến cho kết quả điều trị kém hiệu quả hơn.

Phòng ngừa rắn độc cắn

Ngăn ngừa rắn độc cắn có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Người lớn có thể tự ý thức. Với trẻ em, ba mẹ nên làm biện pháp ngăn ngừa bé bị rắn cắn.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Cẩn thận và đề phòng khi tới khu vực có nguy cơ

  • Có hiểu biết về các loài rắn trong khu vực quanh ta.

  • Hạn chế tới gần hay tiếp xúc với bất kỳ loài rắn nào ngoài thiên nhiên.

  • Tránh xa những khu vực điển hình mà rắn thường ẩn náu, ví dụ như những đám cỏ mọc dài hay đống lá cây, đá hoặc gỗ.

  • Trong trường hợp gặp rắn, hãy bình tĩnh tôn trọng không gian của chúng và tuyệt đối không thực hiện những hành động bất ngờ khiến chúng cảm thấy bị đe dọa cần phản công. Theo bản năng, chúng sẽ từ từ quay về khu vực ẩn náu.

  • Khi đi tới những nơi nguy cơ có rắn sinh sống, chúng ta nên đi ủng cao, mặc quần dài và đeo găng tay da.

  • Tránh ra ngoài vào ban đêm đặc biệt khi thời tiết ấm hoặc mưa là khi rắn hoạt động mạnh mẽ.

Trên đây là tổng quan một số kiến thức về các loài rắn phổ biến ở Việt Nam và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn, hãy tham khảo để có thể bảo vệ tốt nhất cho chính mình và những người thân yêu bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Khi bị rắn độc cắn cần có cách sơ cứu bạn đầu như thế nào?

Các bước sơ cứu rắn cắn Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn). Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý. Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Chúng ta phải làm gì khi bị rắn cắn?

cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng. Nếu người bệnh khó thở thì cần hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Không nên làm gì khi bị rắn độc cắn?

Việc không nên làm khi bị rắn cắn : Không garo vùng cắn, chỉ dùng băng ép cố định. Không uống rượu hay đồ uống có caffeine khiến nọc độc lan nhanh hơn. Không bôi thuốc mỡ, hóa chất, chườm nóng lạnh đều không có tác dụng. Không bắt hoặc giết rắn, ngay cả rắn chết cũng có thể cắn.

Bị rắn độc cắn bao lâu thì chết?

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo… (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.