Cách xử lý thuốc cận date

Thuốc hết hạn buộc phải hủy bỏ, gây nhiều lãnh phí cho nhà thuốc. Mỗi năm, các nhà thuốc phải hủy bỏ số lượng thuốc có giá trị trung bình từ 10tr – 25tr tùy vào quy mô hoạt động. Do đó, quản lý và theo dõi thuốc hết hạn là một nhu cầu cấp thiết tại nhà thuốc. Nhưng với số lượng hàng hóa lên tới 2.000 mặt hàng gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hạn ngay cả việc có hỗ trợ của phần mềm nếu bạn không có hiểu biết rõ về đặc thù quản lý hạn tại nhà thuốc.

Cách xử lý thuốc cận date

Bằng kinh nghiệm thực tế trong quản lý thuốc tại nhà thuốc, WEB NHÀ THUỐC nhận thấy công việc quản lý hạn tại nhà thuốc có những đặc điểm chính sau:

  • Số lượng mặt hàng kinh doanh tại nhà thuốc thì nhiều (khoảng 2.000 mặt hàng) nhưng số lượng đơn vị trên mỗi mặt hàng thì ít (nhỏ hơn 5 đơn vị).
  • Hàng hóa tại nhà thuốc trôi rất nhanh, có khi hàng vừa mua về hôm trước thì hôm sau đã bán ngay. Chỉ có một số lượng hàng bán chậm (ít giao dịch), nhưng những hàng hóa này vẫn buộc phải dự trù cho khách hàng.
  • Khách hàng có quyền đòi được mua hàng có hạn dài thay vì hạn ngắn. Nhà thuốc không thể từ chối yêu cầu này. Do đó, việc quản lý hàng hóa theo nguyên tắc hạn đến trước xuất trước không thể thực hiện triệt để.
  • Việc theo dõi hạn dùng tại nhà thuốc là một những yêu cầu bắt buộc của GPP.

Với những đặc điểm trên, việc quản lý hạn của thuốc được thực hiện trên sổ sách có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản tại nhà thuốc, chỉ khó trong việc tra cứu và theo dõi được hạn sử dụng của hàng hóa đáp ứng yêu cầu của GPP và tái thẩm định của GPP. Vì thực tế nhu cầu quản lý hạn chỉ tập trung vào 2 nhóm hàng hóa sau:

  • Hàng hóa có hạn ngắn buộc phải nhập về để bán vì không có hạn dài trên thị trường.
  • Hàng hóa có ít giao dịch nhưng vẫn phải nhập để dự trù khách mua hàng.

Phần mềm của WEB NHÀ THUỐC sẽ giúp bạn quản lý hạn theo đúng thực tế đã nêu ở trên, giải quyết triệt để những yêu cầu tra cứu theo dõi hạn thuốc theo GPP. Đó là cơ sở thông tin giúp bạn xây dựng những chiến lược bán hàng phù hợp để giảm thiểu lãng phí do hàng hết hạn gây ra:

  • Xác lập hạn dùng trên các phiếu nhập đầu vào của thuốc
    Cách xử lý thuốc cận date
  • Thiết lập các cảnh báo hạn dùng cho 2 nhóm hàng hóa trên
    Cách xử lý thuốc cận date
  • Báo cáo hạn dùng và báo cáo theo dõi hàng hết hạn trong kho.
    Cách xử lý thuốc cận date

WEB NHÀ THUỐC

Cách xử lý thuốc cận date

Lượt xem: 1.027

Hạn sử dụng luôn là là đề tài được các doanh nghiệp quan tâm. Việc xử lý date thế nào là hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và rủi ro doanh nghiệp. Tiêu chí quan trọng là một khi sản phẩm đã được đóng date và xuất kho thì phải đảm bảo bán chúng ngay khi còn hạn sử dụng. Hôm nay các Sếp cùng New Date tìm ra giải pháp xử lý date hàng hóa cho doanh nghiệp mình nhé.

Cách xử lý thuốc cận date

Mục lục bài viết

  • 1 Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng có máy in date
    • 1.1 Thực phẩm đóng, TĂ đóng gói gói rất dễ hết date
  • 2 Làm gì để giảm thiểu hàng cận date?
    • 2.1 Các chuyên gia gợi ý những giải pháp cơ bản để giải quyết hàng cận date:
  • 3 Xử lý hàng hết date nhìn từ tâm nhà sản xuất
      • 3.0.1    Trước đây đã từng có câu chuyện ở Việt Nam, người ta đem hàng cũ về, tẩy date cũ và đóng lại date mới và đưa hàng quay trở lại thị trường. “Trong chừng mực nào đó, thông thường, một sản phẩm thực phẩm hạn sử dụng 2 năm chẳng hạn thì không phải hết hạn 2 năm ăn vào là có vấn đề ngay. Có những thứ hạn có thể lên được tới 2 năm rưỡi hay lâu hơn. Nhưng nếu xét về tính trung thực, đạo đức trong kinh doanh thì việc đem hàng về in lại date mới là hành vi không thể chấp nhận được. Có những thứ thuộc về đạo đức, doanh nghiệp phải hết sức giữ. Còn về mặt kỹ thuật, phải có nghiên cứu để đưa ra khoảng thời gian nào cho phù hợp nhất”
  • 4 Suy nghĩ về giải pháp xử lý date

Đối với một doanh nghiệp có nhiều mặt hàng như thì việc tính toán thời gian tồn kho cho từng mặt hàng, từng sản phẩm cụ thể là khác nhau. Những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn trong vòng 2-3 ngày, được cung ứng cho các cửa hàng tiện lợi thì hệ thống cửa hàng tiện lợi phải tự tính toán dung lượng hàng cho phù hợp. Còn đối với những sản phẩm bảo quản tủ mát có hạn sử dụng từ 20 ngày tới 2 tháng, doanh nghiệp phải có kế hoạch tồn kho khác. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong quá trình sản xuất, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp sẽ tính toán được lượng hàng bao nhiêu là hợp lý, thậm chí biết được mùa nào, tháng nào, ngày nào trong tuần bán chạy hàng, lượng hàng tiêu thụ ra sao để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Tùy vào từng loại hàng, ngành hàng mà có nguyên tắc để tính tỷ lệ tồn kho phù hợp. Trong đó 3 điểm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý khi tính toán lượng hàng tồn kho cho phù hợp:

  •  Một là, là đảm bảo nguyên tắc hàng first in – first out (vào trước – ra trước, là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước). Hàng có date hàng hóa phải đảm bảo luôn còn hạn sử dụng khi đến nhà tay người tiêu dùng
  • Hai là, hàng sản xuất đủ cung ứng cho nhu cầu, dự đoán tình hình kinh doanh xác định thời gian sau đóng date hàng bao lâu thì hết date có kế hoạch sản xuất phù hợp.
  • Ba là, hàng dự trữ đủ cho rủi ro trong quá trình phân phối, giao nhận trong chuỗi cung cứng, nhưng cũng không vượt quá thời gian an toàn cho phép đối với từng mặt hàng.

Chẳng hạn với những mặt hàng thực phẩm có thời hạn sử dụng 2 năm thì về nguyên tắc, ở quầy kệ siêu thị nếu còn hạn khoảng 9 tháng là người ta đã phải tìm cách “đẩy” đi rồi. Để hàng ra đến quầy kệ siêu thị, lại tính ngược trở về tới kho của mình lại thêm một khoảng thời gian nữa, nên phải kiểm soát khoảng thời gian sao cho hợp lý không bị cận date, hết date. Từ kiểm soát date hàng hóa đến khâu cung ứng cần tính toán sản lượng sản xuất hợp lý.

Bên cạnh đó, cần phải xác định KPIs về số ngày tồn kho và vòng quay hàng tồn kho – thước đo nhằm quản lý việc luân chuyển hàng hóa tồn trong kho. Việc xác định số ngày tồn kho dựa trên các yếu tố cơ bản như: chỉ tiêu của công ty, sức chứa của kho, năng suất của máy đóng gói, máy in date, dây chuyền sản xuất, tính chất mùa vụ của ngành hàng kinh doanh, phân loại sản phẩm core (cốt lõi), non-core (không cốt lõi)…

Cách xử lý thuốc cận date

Thực phẩm đóng, TĂ đóng gói gói rất dễ hết date

Làm gì để giảm thiểu hàng cận date?

Luôn có lượng tồn kho tối thiểu nào đó. Các siêu thị thường quy định thời gian sản phẩm lưu thông phân phối cụ thể, và chỉ nhận các sản phẩm còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng. Ví dụ, Date hàng hóa của sản phẩm là 12 tháng thì tới tháng thứ 5 siêu thị đã từ chối nhập hàng vào. Như vậy, dù ít dù nhiều tại doanh nghiệp sản xuất vẫn luôn có một lượng sản phẩm quá hạn lưu thông nhưng thời hạn sử dụng còn dài. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp khác để kích cầu, đẩy hàng đi. Phối hợp với siêu thị cho người tiêu dùng thử mẫu tại điểm bán (sampling sản phẩm) là giải pháp được lựa chọn trong trường hợp ít người tiêu dùng biết đến sản phẩm; hay tổ chức những chương trình chăm sóc đặc biệt, tư vấn sản phẩm…

Cách xử lý thuốc cận date

Các chuyên gia gợi ý những giải pháp cơ bản để giải quyết hàng cận date:

  1. Làm chương trình khuyến mại (chiết khấu, sử dụng làm sản phẩm tặng khi mua sản phẩm khác)
  2. Làm ký gửi hàng hóa, tìm cộng tác viên để “đẩy” tồn kho (ký hợp đồng với cộng tác viên)
  3. Nghiên cứu các thị trường khác: chuyển hàng hóa đến thị trường khác
  4. Làm các hoạt động marketing như sampling cho người tiêu dùng (áp dụng tùy trường hợp cụ thể)
  5. Thu hàng cận date về tái sản xuất thực phẩm (nếu có thể)

Xử lý hàng hết date nhìn từ tâm nhà sản xuất

   Trước đây đã từng có câu chuyện ở Việt Nam, người ta đem hàng cũ về, tẩy date cũ và đóng lại date mới và đưa hàng quay trở lại thị trường. “Trong chừng mực nào đó, thông thường, một sản phẩm thực phẩm hạn sử dụng 2 năm chẳng hạn thì không phải hết hạn 2 năm ăn vào là có vấn đề ngay. Có những thứ hạn có thể lên được tới 2 năm rưỡi hay lâu hơn. Nhưng nếu xét về tính trung thực, đạo đức trong kinh doanh thì việc đem hàng về in lại date mới là hành vi không thể chấp nhận được. Có những thứ thuộc về đạo đức, doanh nghiệp phải hết sức giữ. Còn về mặt kỹ thuật, phải có nghiên cứu để đưa ra khoảng thời gian nào cho phù hợp nhất”

Ở những nước phát triển, cũng có những phong trào đặt vấn đề về hàng hết date. Về nguyên tắc, tâm lý chung mọi người đều không muốn dùng, nhưng khi kiểm tra kỹ thuật thì những sản phẩm này vẫn có giá trị sử dụng; nếu bỏ đi thì trở thành lãng phí vô cùng lớn và liên quan đến những hệ lụy khác (như phải tốn chi phí cho xử lý rác thải).

Cách xử lý thuốc cận date

Suy nghĩ về giải pháp xử lý date

Dù thế nào đi nữa, người làm kinh doanh vẫn phải nhìn vào cộng đồng khách hàng mục tiêu của mình, và mình phải xem xét điều kiện từ tốt nhất tới tệ nhất trong quá trình vận hành lưu thông sản phẩm của mình để lựa chọn phù hợp về thời gian sử dụng cho sản phẩm.

Nếu bị tồn nhiều thì tùy loại hàng có thể xem xét đem về xử lý hoặc dùng cho những hoạt động xã hội. Tôi biết nhiều nơi, như các nhà hàng đồ ăn nhanh, những hàng gần hết hạn sử dụng thường không còn khả năng lưu thông, nhưng những người có nhu cầu mà không có tiền để mua thì vẫn có thể sử dụng, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Đây cũng là một cửa để doanh nghiệp xem xét giải quyết. Nếu thấy vấn đề đó vượt quá khả năng của doanh nghiệp, do giá trị đầu tư, hay quan niệm đạo đức thì phải cố gắng sản xuất ít lại, đừng để tình trạng dư thừa xảy ra.