Cấp bậc công nhân là gì

Loading Preview

Nội dung chính Show

  • Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
  • Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
  • Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
  • Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
  • Cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
  • Phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
  • Xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai
  • Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nghề nghiệp của lao động
  • Chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp giữa cấp bậc công việc với cấp bậc công nhân theo từng nghề
  • Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật theo một số tiêu thức:ngành nghề đào tạo, trình độ chuyên môn…
  • Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Theo bài viết của TS. Vũ Thị Mai thì “chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động”

Hay chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu là:” trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực”

1) PGS.TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu:Giáo trình Kinh tế lao động, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản lao động-xã hội, hà nội-2003

1)

Trong điền kiên kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định.

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực

Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiên như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chi tiêu: tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính…

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực

Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia.

Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:

- Số lượng và tỷ lệ biết chữ

- Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học,…

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:

- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo

- Cơ cấu lao động được đào tạo:

+ Cấp đào tạo

+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn

+ Trình độ đào tạo( cơ cấu bậc thợ..)

Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động

Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Đây là một công việc hết sức quan trọng trong hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên nhằm đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện tại như thế nào để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng loại hình kinh doanh khác nhau nên cơ sở để đánh giá chất lượng ấy cũng mang những nét riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào một trong những cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh mà người quản lý trực tiếp lên kế hoạch về chất lượng nguồn nhân lực: bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của tổ chức.

- Căn cứ vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp: đối với doanh nghiệp sản xuất thì yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực có khác với doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.

- Sự thay đổi của thị trường – khách hàng: Đứng trước sự biến động bất thường của thị trường tiêu thụ hàng hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn cải thiện và tăng cường sự cạnh tranh thì cần phải đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của mình, tìm ra những hạn chế của nguồn nhân lực, những yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực để từ đó có phương hướng mới cho chất lượng nguồn nhân lực

Phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động

Xác định những tiêu thức cơ bản trong những tiêu thức phản ánh sức khỏe của người lao động, so sánh các tiêu thức đã chọn đó theo các năm, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt sức khỏe

Đánh giá trình độ văn hóa của CB-CNV trong toàn doanh nghiệp

Dựa vào cách phân loại lao động theo các trình độ ta tính tỷ trọng lao động từng loại trên tổng số lao động trong tổ chức. Đưa ra nhận xét về trình độ văn hóa của nguồn lực đầu vào

Đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực luợng lao động

Ta phân tích thông qua tỷ trọng từng loại bậc của lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Đưa ra nhận xét bậc thợ cao hay thấy, so với yêu cầu của công việc liệu có đáp ứng được không

Xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nghề nghiệp của lao động

Để đảm bảo chất lượng lao động đáp ứng công việc trong mỗi ngành nghề hoạt động trong công ty nhằm tránh tình trạng người lao động không được bố trí theo đúng trình độ chuyên môn hiện có dẫn đến năng suất lao động trong từng ngành giảm sút. Có thể tiến hành đánh giá bằng cách so sánh số lao động hiện tại có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc với nhu cầu ban đầu mà doanh nghiệp đưa ra theo nhu cầu sản xuất kinh doanh để thấy được chất lượng lao động trong tương lai theo phương pháp này

Chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp giữa cấp bậc công việc với cấp bậc công nhân theo từng nghề

Cấp bậc công việc phản ánh sự phức tạp trong kỹ thuật, yêu câu về nhiệm vụ, trách nhiệm khi tiến hành thực hiện công việc, Cấp bậc công việc càng cao thì mức độ đòi hỏi kỹ năng càng lớn

Cấp bậc công nhân phản ánh trình độ lành nghề của người lao động. Cấp bậc càng cao thể hiện trình độ kiến thức của họ càng thành thạo

Tiến hành so sánh cấp bậc công việc bình quân với cấp bậc công nhân bình quân theo từng nghề để đánh giá xem sự phù hợp giữa cấp bậc công việc với cấp bậc công nhân hiện đang tồn tại trong tổ chức có sự chênh lệch như thế nào. Cơ cấu lao động có chất lượng hợp lý khi cấp bậc công nhân bình quân bằng hoặc thấp hơn cấp bậc công việc bình quân thì điều này sẽ khuyến khích người lao động nâng cao trình độ lành nghề của mình giúp tổ chức sử dụng hợp lý lao động

Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật theo một số tiêu thức:ngành nghề đào tạo, trình độ chuyên môn…

Tiêu chí này đưa ra nhằm phản ánh mức độ phù hợp giữa các chức danh theo các tiêu thức nhằm đánh giá chính xác hơn chất lượng nguồn nhân lực trong việc bố trí phù hợp với yêu cầu công việc.

Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Dựa trên hoạt động đánh giá chất lượng nguồn nhân lực với những tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ấy, thấy được những hạn chế, mỗi nhà quản lý đảm nhận vai trò đó phải có những kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với những hạn chế đó.

Thuật ngữ tiền lương, tiền công, trả công, trả thù lao nói chung cho người lao động là công nhân hay nhân viên doanh nghiệp hay tổ chức xã hội, viên chức nhà nước. Xem các thuật ngữ khác về tiền lượng bên mục LĐVL: Lương sản phẩm, Lương tối thiểu, Quĩ lương, Trả theo kết quả, Trả công bằng hiện vật, Tiền lương, Tiền thưởng.

Tham khảo: Văn phòng quản lý nhân sự Hoa kỳ, mục tiền lương, một số file được tải về lưu cuối trang để tham khảo thuật ngữ trong ngữ cảnh cụ thể.

Thuật ngữTiếng AnhID Tham chiếu
Bậc lương: là mức lương hoặc hệ số mức lương so với tiền lương tối thiểu của một bậc cụ thể. Trong thang lương, bậc lương dùng để phân biệt về trình độ lành nghề của người lao động và được xếp từ thấp đến cao. Số bậc lương trong thang lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc. Đối với bảng lương, bậc lương vừa phản ánh trình độ lành nghề vừa phản ánh thâm niên làm việc. Khoảng cách giữa các bậc trong thang lương được thiết kế tăng dần đều hoặc luỹ tiến hoặc luỹ thoái và được tính toán phù hợp, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để thi đạt bậc cao hơn khi công việc có yêu cầu đòi hỏi.   Pay rate   
Bảng lương: là một bảng gồm 1 số mức lương được thiết kế cho chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc. Trong bảng lương có thể có 1 hoặc nhiều ngạch, giữa các ngạch thể hiện trình độ, vị trí làm việc khác nhau. Trong 1 ngạch có 1 mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên. Vì vậy việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc, nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch.  Salary/Pay table   
Chính sách thu nhập: chính sách được Chính phủ thiết kế để hạn chế mức tăng trưởng tiền trả công với nỗ lực nhằm giảm mức tăng lạm phát. Chính sách thu nhập có một số qui định chung như điều khoản về mức tăng phần trăm hoặc mức tăng tuyệt đối về tiền lương, một số ngoại lệ về trả lương thấp và tăng lương liên quan đến sự cải thiện năng suất. Ở Anh, chính sách thu nhập những năm 1961-70 được gọi là tiền công ngưng trệ (pay pause); sau đó là chính sách tự nguyện - nó tùy thuộc vào khả năng Chính phủ thuyết phục công đoàn với giới sử dụng lao dộng chấp thuận chính sách; và thời kỳ chính sách "pháp quyền" khi chính phủ dùng quyền lực áp đặt các hình phạt lên các bên vi phạm chính sách. Sau năm 1979, chính phủ Anh theo đuổi chính sách kinh tế dựa vào cung tiền tệ để kiểm soát lạm phát nên chính sách thu nhập mất vai trò của mình.  Income/ wages policies  Eurofound UK 
Hệ thống thang bảng lương: là tập hợp các thang lương dành cho công nhân trực tiếp sản xuất và các bảng lương dành cho những người gián tiếp sản xuất do chủ sở hữu ban hành và áp dụng trong phạm vi các cơ quan, doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của mình.   The general schedule and wage system  http://en.wikipedia.org/wiki/General_Schedule_(US_civil_service_pay_scale) 
Lương cơ bản: là mức lương theo thời gian được đảm bảo trả thuộc hệ thống thang bảng lương hiện hành, chưa tính đến làm ngoài giờ, thưởng và phụ cấp. Trong khu vực nhà nước, lương cơ bản thường được tính bằng hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu. Trong khu vực phi quốc doanh, lương cơ bản thường là mức lương thoả thuận được ghi trong hợp đồng lao động. Lương cơ bản của người lao động phụ thuộc vào mặt bằng trả công lao động trên thị trường lao động, kết quả thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động.   Basic pay, basic rate  Eurofound UK, Ilssa 
Lương tối thiểu: là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành. Trên thế giới, đã có hơn 90% các quốc gia ban hành luật tiền lương tối thiếu. ILO ban hành Công ước số 131 về ấn định mức tiền công tối thiểu và Khuyến nghị hướng dẫn số 135.  Minimum wage/ salary   
Mức lương bậc 1 của thang lương: là mức lương của nghề, công việc gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật có độ phức tạp thấp nhất, thông thường mức lương bậc 1 cao hơn so với mức lương tối thiểu. Đối với bảng lương, mức lương bậc 1 là mức lương chuẩn, thể hiện thâm niên làm việc ít nhất trong ngạch lương đó.   Step 1 pay rate of wage schedule   
Mức lương nặng nhọc độc hại: là mức lương áp dụng đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc độc hại và thường cao hơn mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Ngoài mức lương, người ta còn qui định một số khoản phụ cấp lương nhằm bù đắp các yếu tố chưa tính trong mức lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ.      
Phụ cấp: là những khoản lợi ích khác ngoài lương cơ bản mà người sử dụng lao động trả thêm cho người lao động, thí dụ tiền thưởng các kỳ nghỉ, trợ cấp ăn trưa, ăn ca, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm và hưu trí và các quyền lợi ưu đãi khác như đi lại bằng ô tô của công ty, vay vốn ưu đãi, mua cổ phiếu của công ty.   Fringe benefits   
Thang lương: là một bảng gồm một số bậc lương (mức lương) theo mức độ phức tạp kĩ thuật của một nghề, nhóm nghề hoặc công việc. Các bậc trong thang lương được thiết kế gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, được sắp xếp từ bậc có mức độ phức tạp kĩ thuật thấp nhất đến bậc có độ phức tạp cao nhất. Việc nâng từ bậc lương thấp lên bậc lương cao hơn phải căn cứ vào kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật gắn với công việc đảm nhận.  Wage schedule in the United States was developed to make the pay of federal blue-collar workers comparable to prevailing private sector rates in each local wage area. The FWS is a partnership worked out between the Office of Personnel Management (OPM), other Federal agencies, and labor organizations.  http://en.wikipedia.org/wiki/Federal_Wage_System 
Tiền công: là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc cho một thời gian làm việc (tính theo giờ), được ghi trong hợp đồng lao động, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê lao động. Ở các nước, tiền công áp dụng cho lao động chân tay (lao động cổ xanh).  Wage, pay   
Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người lao động thực nhận được, chưa tính đến yếu tố lạm phát hay sức mua của số tiền nhận được theo thời giá. Chính vì vậy, tiền lương danh nghĩa chưa phản ánh đầy đủ mức trả công lao động nhằm bù đắp sức lao động bỏ ra bằng lượng hàng hóa và dịch vụ theo mặt bằng giá ở một nơi và thời điểm nhất định. Khác với lương danh nghĩa là lương thực tế được tính bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của giá cả ra khỏi tiền lương danh nghĩa. Xem thêm: tiền lương thực tế.  Money earnings   
Tiền lương: là mức trả thù lao hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận miệng, phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm...). Thuật ngữ này thường dùng cho nhân viên, viên chức hay lao động cổ trắng nói chung.  Salary   
Tiền lương thực tế: là số lượng hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo qui định. Do đó có thể nói rằng, chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của người lao động trong các thời điểm. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.  Real earnings   
Tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật: là văn bản qui định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có, yêu cầu hiểu biết nhất định về lí thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. Trong bản tiêu chuẩn thì cấp bậc kĩ thuật và trình độ lành nghề của công nhân có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó yêu cầu trình độ lành nghề của người công nhân phải đáp ứng được yêu cầu về mức độ phức tạp của công việc, nghĩa là cấp bậc công nhân phải phù hợp với cấp bậc công việc.   job-grading system   
Tổng thù lao lao động: là tổng số tiền mà người lao động được trả trong kỳ trả công (thường là kỳ theo tuần hoặc tháng). Tổng thù lao bao gồm lương cơ bản, tiền làm ngoài giờ, các khoản thưởng, các khoản phụ cấp phúc lợi khác. Đây là các khoản trả chưa khấu trừ thuế. Sau khi khấu trừ thuế, người lao động thực nhận được lương thuần/tịnh hay lương thực mang về nhà.  Gross pay  Eurofound UK, Ilssa 

Showing 16 items

Lương cấp bậc công việc là gì?

Cấp bậc lương là gì? Cấp bậc lương là quy chế tính toán mức lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Bao gồm một hệ thống cấp bậc và dải lương được xây dựng dựa trên cơ sở chức danh, năng lực và đánh giá hiệu quả công việc.

Công nhân có bao nhiêu bậc?

Công nhân ngành in trong các xí nghiệp in của các ngành đều xếp và hưởng theo thang lương, mức lương công nhân in 8 bậc, trừ những công nhân in lẻ tẻ trong các cơ quan thì xếp và hưởng theo thang lương công nhân cơ quan Nhà nước 8 bậc.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân là gì?

Tiêu chuẩn kỹ thuật là một trong ba nhân tố cơ bản của chế độ cấp bậc lương. Tiêu chuẩn kỹ thuật xác định cấp bậc việc làm, đồng thời xác định cấp bậc lương cho công nhân theo trình độ thành thạo về nghề nghiệp và sự cống hiến của mỗi người trên nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa “trả lương theo lao động”.

Mức lương theo bậc là như thế nào?

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó.