Lễ hội khai ấn đền trần là gì

Đêm khai ấn diễn ra từ 22h40 ngày 14, mở đầu là Lễ dâng hương do UBND TP. Nam Định chủ trì. Lễ rước Kiệu ấn sẽ diễn ra từ 22h40 đến 23h10. Lễ khai ấn do đại diện người cao tuổi của phường Lộc Vượng, đại diện một số ban ngành của thành phố Nam Định chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn vào 14 cánh ấn. Những lá ấn này sau đó được dâng lên các cơ sở thờ tự thuộc phường Lộc Vượng gồm: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường…

Trong thời gian làm Lễ Khai ấn, sẽ đóng cửa đền Thiên Trường để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ truyền thống. Từ 23h55 trở đi sẽ mở cửa đền để mọi người tiếp tục vào lễ đầu năm. Sau nghi lễ chính sẽ mở cửa đền cho người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng (19/2/2019), BTC sẽ tổ chức lễ phát ấn cho người dân và du khách thập phương.

Năm 2018, theo ban tổ chức có khoảng hơn 15 vạn người dự lễ khai ấn, vì thế trong năm 2019, ban tổ chức lễ hội cũng không hạn chế ấn phát ra, đảm bảo mọi du khách khi tới lễ hội đều có cho mình một cánh ấn.

Lễ hội khai ấn đền trần là gì

Để lễ hội đền Trần và lễ khai ấn đền Trần diễn ra an toàn, bình an, BTC đã thành lập 4 tiểu ban phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức lễ hội đền Trần gồm: Tiểu ban nghi lễ, Tuyên truyền, An ninh trật tự, Hậu cần. Đồng thời, UBND TP. Nam Định cũng tăng cường nhiều biện pháp đảm bảo an ninh, phân luồng giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; tiếp tục lắp đặt camera an ninh để ngăn ngừa và phát hiện những hành vi không đúng chuẩn mực, gây phản cảm để đảm bảo mùa lễ hội văn minh, an toàn.

Được biết, lễ khai ấn đầu xuân là phong tục có từ lâu đời và chỉ riêng Nam Định phát triển thành một tập quán phổ biến trong cả nước, ngày càng trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc và hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và nhiều vùng miền trong cả nước tham dự.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, lễ khai ấn đền Trần có từ thế kỷ XIII. Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi phát tích của nhà Trần, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi lễ khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên. Nghi lễ khai ấn được nhân dân duy trì để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc; đồng thời cầu mong thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”, bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt.

Hiện nay, trên cả nước có gần 8000 lễ hội dân gian nhưng lễ hội Đền Trần là một di sản văn hóa phi vật thể có nhiều giá trị đặc sắc bậc nhất.

Lễ Khai ấn đầu xuân tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP Nam Định) từ lâu đã trở thành một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài nước tham dự.

Ngay từ sáng ngày 12/2, mặc cho cái lạnh thấu xương thịt, hàng vạn du khách từ khắp nơi đã bắt đầu đổ dồn về Thành phố Nam Định, nơi sẽ diễn ra Lễ Khai ấn đền Trần. Sang đến ngày 13, tuy nhiều nơi, giá tiền thuê phòng đã lên đến mức từ 1-2 triệu/ phòng, nhưng lượng người vẫn kéo về vẫn không ngớt. Các tuyến đường quanh khu vực đền Trần, dòng người đông đúc, dòng xe nườm nượp. Tuy vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho Lễ Khai Ấn đã được siết chặt.

Về dự Lễ Khai ấn Đền Trần đầu xuân, du khách không chỉ thoả mãn ước nguyện cầu lộc, cầu may, cầu phúc, mà còn được chiêm bái vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của quần thể Khu di tích lịch sử – văn hoá Trần, suy nghĩ và tri ân một thời đại huy hoàng “võ công, văn trị” trong lịch sử dân tộc.

Phục dựng lễ rước Nước, tế Cá

Đồng chí Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nam Định cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ VH, TT và DL và UBND tỉnh, Lễ hội Khai ấn Đền Trần đầu xuân 2014 là năm thứ ba thực hiện theo Đề án đổi mới công tác tổ chức Lễ hội Trần (gồm Lễ Khai ấn đầu xuân và Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo), nhìn chung đã đảm bảo tốt các yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Lễ hội khai ấn đền trần là gì

Lễ Khai ấn đầu xuân được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức truyền thống và Quy chế tổ chức lễ hội, bảo đảm mục đích, ý nghĩa nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, khẳng định giá trị lịch sử, nhân văn của vương triều Trần và công lao của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Được sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, công tác tổ chức Lễ Khai ấn đầu xuân trong năm 2012, 2013 đảm bảo TTATXH, ATGT, VSMT, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân và khách thập phương, tạo ấn tượng tốt cho du khách. Đặc biệt, thời gian qua, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt cho di tích Đền Trần, Chùa Phổ Minh là sự đánh giá cao một công trình lịch sử mang đậm những giá trị dấu ấn của một triều đại hưng thịnh bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Lễ Khai ấn đầu xuân tại Đền Trần đã phát triển là quy mô lễ hội vùng, có sức lan tỏa trong tâm thức người dân cả nước.

Lễ hội khai ấn đền trần là gì

hình ảnh ở lễ hội khai ấn

Phục dựng lễ rước Nước và tế Cá là điểm mới trong Lễ Khai ấn Đền Trần đầu xuân 2014. PGS.TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết: Trong quá trình thực hiện Đề án đổi mới công tác tổ chức Lễ hội Trần, theo chỉ đạo của Bộ VH, TT và DL và UBND tỉnh, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tỉnh Nam Định triển khai nghiên cứu khôi phục một số nghi thức truyền thống trong Lễ Khai ấn để bảo đảm “tính nguyên vẹn” của lễ hội.

Trong đó, nghi thức rước Nước, tế Cá là nghi lễ quan trọng mang nhiều ý nghĩa nhân văn và lịch sử. Từ nhiều tháng nay, kịch bản tái hiện nghi lễ truyền thống rước Nước, tế Cá tại Đền Trần đã được Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở VH, TT và DL, UBND Thành phố Nam Định và BQL Khu di tích triển khai xây dựng. Đoàn rước gần 300 người tái hiện các nghi lễ truyền thống vốn đã được thực hiện từ xa xưa tại Đền Trần, nhằm tri ân công lao đối với triều đại nhà Trần, tôn vinh nền văn minh lúa nước, đồng thời là nghi lễ đầu năm mới cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Tổ chức và quản lý lễ hội theo Đề án

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban tổ chức lễ hội, qua 2 năm (2012, 2013) triển khai Đề án đổi mới công tác tổ chức Lễ hội Trần, công tác quản lý và tổ chức Lễ Khai ấn đầu xuân vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Các hình thức kinh doanh dịch vụ như hàng quán bày bán trước khuôn viên di tích gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cảnh quan lễ hội; trong khi ý thức của một bộ phận người tham gia lễ hội chưa tốt; việc thắp hương, đốt vàng mã còn nhiều, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

Để chuẩn bị cho Lễ Khai ấn đầu xuân 2014, Ban tổ chức lễ hội đã lập phương án chi tiết phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, triển khai các biện pháp bảo đảm ANTT, VSMT, ATGT; tổ chức phân luồng giao thông, trông coi phương tiện, tổ chức dịch vụ, VSMT, công tác an ninh, y tế, PCCC. Trong các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng, khu vực bên ngoài Ngũ môn Đền Trần sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, hát chèo, chầu văn, thi kéo cờ, đấu võ, đấu vật…

Cũng trong 3 ngày này, Công an thành phố sẽ thực hiện kế hoạch phân luồng giao thông đối với các phương tiện đi qua khu vực lễ hội. Lực lượng Công an, Ban CHQS thành phố và Đội Quản lý trật tự đô thị sẽ phối hợp lập hàng rào bảo vệ đoàn rước kiệu, rước ấn, khu vực hành lễ và nội cung Đền Thiên Trường.

Ngoài huy động các xe cứu thương, lực lượng y tế sẽ được bố trí địa điểm cấp cứu tại chỗ. UBND phường Lộc Vượng phối hợp với lực lượng chức năng giải quyết triệt để các trò chơi trá hình cờ bạc tại khu vực lễ hội và có biện pháp đưa toàn bộ người hành khất ra khỏi khu vực di tích trong thời gian tổ chức lễ hội.

Theo Đề án đã được Bộ VH, TT và DL, UBND tỉnh thông qua và kế hoạch tổ chức Lễ Khai ấn năm nay, thời gian tổ chức Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Ngọ từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng. Vào 22h00 ngày 14 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tiến hành nghi lễ rước ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường và làm Lễ Khai ấn theo nghi thức cổ truyền.

Bạn đọc cũng quan tâm:

lễ hội khai ấn đền trầnkhai ấn đền trầnngày khai ấn đền trầnkhai ấn đền trần vào ngày nàokhai hội đền trần

5 / 5 ( 1 vote )

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

Lễ hội khai ấn đền trần là gì

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"