Chênh lệch giá nếu có tiếng anh là gì

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm (tiếng Anh: Commodity-product spread) là khoảng khác biệt giữa giá hàng hóa nguyên liệu thô và giá thành phẩm được sản xuất từ loại hàng hóa đó.

Chênh lệch giá nếu có tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: Techz

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm

Khái niệm

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm, tiếng Anh gọi là commodity-product spread.

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là khoảng khác biệt giữa giá hàng hóa nguyên liệu thô và giá thành phẩm được sản xuất từ loại hàng hóa đó.

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm là cơ sở cho một số giao dịch được ưa chuộng trên thị trường tương lai.

Để giao dịch dựa trên chênh lệch giá này, nhà đầu tư về cơ bản cần kết hợp một vị thế mua trên nguyên liệu thô và một vị thế bán trên thành phẩm có liên quan đến nguyên liệu ấy.

Hiểu rõ hơn về chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm

Chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm cũng là tên của một dạng quyền chọn lai. Người giao dịch đồng thời mua hợp đồng tương lai nguyên liệu thô và bán hợp đồng tương lai thành phẩm từ nguyên liệu ấy. Nó cũng có thể là trường hợp ngược lại, bán nguyên liệu thô và mua thành phẩm.

Dạng chênh lệch giá này thường được thấy trong ngành dầu mỏ và nông nghiệp, như là:

- Chênh lệch giá Crack: Là sự khác biệt giữa giá thùng dầu thô và giá thành phẩm dầu được tinh chế từ nó. Từ "crack" một thuật ngữ trong ngành chỉ ám chỉ việc tách dầu thô ra thành các loại thành phẩm.

- Chênh lệch giá Crush: Được dùng để phòng vệ giá cho khoản khác biệt giữa hợp đồng tương lai đậu nành và hợp đồng tương lai dầu và bã đậu nành.

- Chênh lệch giá Spark: Với nguyên liệu thô là khí tự nhiên và điện là thành phẩm. Đây là thước đo tiêu chuẩn để ước tính hiệu quả phát điện bằng khí tự nhiên.

Trong mọi trường hợp, việc mở vị thế mua trên nguyên liệu thô và vị thế bán trên thành phẩm đem lại lợi suất tương đương với biên lợi nhuận của công ty thực hiện quá trình sản xuất này.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm, các hợp đồng dựa trên chênh lệch giá hàng hóa-thành phẩm hoạt động như một khoản phòng vệ giá chống lại biến động giá hàng hóa ở cả hai đầu chu kì sản xuất.

Cách phòng vệ giá này giúp bảo vệ lợi nhuận của công ty, phòng ngừa việc gia tăng chi phí khi giá nguyên liệu thô tăng và trong cả trường hợp giá thành phẩm giảm.

Chênh lệch giá mua - giá bán (tiếng Anh: Bid-ask spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường.

Chênh lệch giá nếu có tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: CNBC.com

Chênh lệch giá mua - giá bán

Khái niệm

Chênh lệch giá mua - giá bán, tiếng Anh gọi là bid-ask spread.

Chênh lệch giá mua - giá bán là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua - giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.

Một cá nhân sẽ nhìn vào mức giá đang chào mua nếu muốn bán và ngược lại nhìn vào mức giá đang chào bán nếu muốn mua.

Hiểu rõ hơn về chênh lệch giá mua - giá bán

Giá của chứng khoán là nhận thức của thị trường chung về giá trị của nó tại thời điểm đó. Để hiểu rõ hơn vì sao lại có giá chào mua và giá chào bán thì phải xét đến hai lực lượng tham gia chính trên thị trường là nhà giao dịch và nhà tạo lập.

Nhà tạo lập thị trường (thường là những bên môi giới tài chính) tạo ra độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một chứng khoán. Khoản chênh lệch này chính là phí giao dịch. Nhà giao dịch sẽ mua ở mức giá chào bán và bán ở mức giá chào mua. Nhà tạo lập thì ngược lại, họ mua ở giá chào mua và bán ở giá chào bán. Mô hình mua thấp bán cao này đem lại lợi nhuận thỏa mãn cho họ. Đây là lí do vì sao những bên môi giới tuyên bố doanh thu của họ đến từ những nhà giao dịch thực hiện lệnh khớp ngay.

Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.

Kinh doanh chênh lệch giá (tiếng Anh: Arbitrage) là một thuật ngữ quan trọng trong tài chính. Hoạt động này được thực hiện nhờ có sự chênh lệch giá ở hai thị trường, nhờ đó nhà đầu tư có thể thu được lợi mà không phải chịu rủi ro gì.

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

Khái niệm

Kinh doanh chênh lệch giá trong tiếng Anh là Arbitrage.

Kinh doanh chênh lệch giá về cơ bản là mua chứng khoán ở một thị trường và đồng thời bán nó ở một thị trường khác với giá cao hơn, nhờ đó thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch tạm thời về giá. Đây được coi là lợi nhuận phi rủi ro cho nhà đầu tư hoặc người thực hiện giao dịch chứng khoán.

Trong trường chứng khoán, những người giao dịch thường cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội chênh lệch giá.

Một người có thể mua cổ phiếu trên một thị trường ngoại hối mà giá chưa được điều chỉnh trong khi tỉ giá hối đoái liên tục biến động. Do đó, giá của cổ phiếu trên thị trường ngoại hối bị định giá thấp so với giá trên sàn giao dịch trong nước và người đó có thể kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này.

Chênh lệch giá nếu có tiếng anh là gì

Ví dụ về kinh doanh chênh lệch giá

Nếu cổ phiếu của Công ty XYZ giao dịch ở mức giá 5 USD mỗi cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và một mức giá theo đồng Bảng tương đương 5,05 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán London.

Một nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ mua cổ phiếu với giá 5 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và bán nó trên giá 5,05 USD trên Sàn giao dịch chứng khoán London, thu lợi nhuận từ phần chênh lệch lệch là 0,05 USD cho mỗi cổ phiếu.

Nhược điểm của kinh doanh chênh lệch giá

Chỉ các nhà đầu tư tổ chức lớn và các quĩ phòng hộ mới có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Nhờ khả năng giao dịch với khối lượng cổ phiếu lớn, họ có thể bỏ túi hàng triệu đôla tiền lãi chênh lệch ngay cả khi chênh lệch giữa hai giá chứng khoán là rất nhỏ.

Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân thường không có khoản tiền lớn cần thiết để tận dụng các cơ hội chênh lệch giá và phí giao dịch sẽ lấy đi hầu hết mọi khoản lợi nhuận mà một cá nhân kinh doanh chênh lệch giá có thể nhận được. Các nhà đầu tư tổ chức không bị gánh nặng bởi những hạn chế tương tự.

Cơ hội cho kinh doanh chênh lệch giá trước đây thường do sự chậm trễ trong cập nhật giá cả trong giao dịch thời gian thực ở các thị trường khác nhau, nhưng công nghệ hiện đại đã làm giảm các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.