Cho đi là hạnh phúc là gì

Có rất nhiều con đường để đưa người ta đến bến bờ hạnh phúc. Hạnh phúc có nhiều trạng thái, có thể chỉ lâm thời cũng có thể là mãi mãi. Tôi nhận ra rằng, cho đi chính là niềm hạnh phúc vĩnh cửu nhất.

Cho đi là hạnh phúc là gì

Cho đi chính là gieo vào lòng người và gieo vào lòng mình niềm hạnh phúc thiết tha nhất.

Tôi đã học được điều này từ những câu chuyện về tập tục của các dân tộc trên thế giới, từ bạn bè xung quanh và từ chính những trải nghiệm của bản thân mình. Hành động cho đi không phải chỉ thể hiện bằng vật chất mà còn được thể hiện từ tấm lòng và tình thương xuất phát từ tâm ý của mỗi người.

Mọi thứ chúng ta có được như: tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian… đều có thể ban tặng cho một ai đó, chỉ cần tâm chúng ta luôn rộng mở. Khi khiến người khác hạnh phúc thì chính mình cũng được nhận thêm một niềm hạnh phúc.

Trong một lần đến đất nước Hàn Quốc, tôi cứ ấn tượng mãi về câu chuyện người hướng dẫn viên kể về những vườn hồng vùng nông thôn phía Bắc Hàn Quốc. Vào mùa thu hoạch, người dân bao giờ cũng trừ lại những quả hồng mọng đỏ trên cây tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh đó là câu chuyện cảm động về sự cho đi, về bài học mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Chuyện kể rằng, vùng này là nơi di trú của loài chim Hỉ Thước. Vào một mùa đông giá lạnh, do không kiếm được thức ăn nên bầy chim đã chết. Mùa xuân năm ấy, vườn hồng bị côn trùng gây hại khi vừa đơm hoa kết quả. Từ đó, đến mùa thu hoạch, người dân nơi đây thường trừ lại một ít quả hồng trên cây làm thức ăn cho chim. Loài chim cũng như muốn trả ơn con người mà ở lại đến mùa xuân để bắt côn trùng. Từ đó, mùa hồng nào cũng bội thu.

Câu chuyện ấy cũng đã trở thành bài học sâu sắc để người dân nơi đây giáo dục con cái về sự cho đi. Và chắc hẳn, đó cũng trở thành một trải nghiệm sâu sắc cho du khách, khiến những vườn hồng neo sâu hơn vào trí nhớ của họ.

Cho đi là hạnh phúc là gì

Vượt qua khó khăn, dành thời gian, tâm huyết để đến tận nơi, trao quà của các tổ chức từ thiện cho người dân vùng tâm lũ cũng là cách cho đi đầy đẹp đẽ của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong những cơn hoạn nạn của quê hương.

Tôi may mắn có được những người bạn giàu lòng nhân ái. Với các bạn, cho đi chính là một niềm vui, niềm hạnh phúc. Cho đi không phải là hoàn toàn mất đi mà chính là một cách thu hoạch. Điều thu hoạch được đó chính là hạnh phúc, làm cho tâm hồn mình trở nên giàu có hơn, đẹp đẽ hơn.

Không cần phải chờ đợi đến lúc giàu có mới đi làm từ thiện. Rất nhiều người coi việc nối nhịp những tấm lòng từ thiện với những mảnh đời bất hạnh cũng là một cách cho đi. Cứ mỗi lần kêu gọi, quyên góp, giúp đỡ được ai đó, tự tâm sẽ tỏa ra hơi ấm của niềm hạnh phúc. Họ cũng chia sẻ rằng, hơn mọi lời giáo huấn, chính việc làm của mình đã trở thành bài học sâu sắc nhất đối với con cái về sự chia sẻ, về sự cho đi.

Thực tế trong cuộc sống, rất nhiều người đã lựa chọn cách sống cho đi như thế. Điều đó thể hiện rất rõ trong những thời điểm cộng đồng rơi vào hoạn nạn.

Đó là những giám đốc cho mượn khách sạn để làm nơi cách ly trong cao điểm dịch bệnh Covid-19, những người xung phong vào làm việc trong các khu cách ly; những người quên đi hiểm nguy, tự mình chạy mô tô nước, lái xuồng, huy động nguồn hỗ trợ và trực tiếp đến tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các nhà dân trong đợt lũ lụt năm 2020 ở Hà Tĩnh; một ca sỹ dành hết tiền cát - sê của mình tặng cho đồng bào gặp thiên tai…

Và mỗi ngày, có rất nhiều tổ chức, nhóm, cá nhân vẫn âm thầm kêu gọi, quyên góp để giúp đỡ những mảnh đời khốn khó… Họ cứ như những nốt nhạc đẹp đẽ, treo lên trong cuộc sống bài ca hạnh phúc.

Cho đi là hạnh phúc là gì

Mua giúp người khuyết tật một món hàng bằng thái độ tử tế là cách trao gửi thiên lương đẹp đẽ của con người.

Quan niệm của cho không bằng cách cho, nhiều người lại tự mình chọn lựa cách làm từ thiện riêng. Có lần tôi đã chứng kiến một nhóm bạn cùng nhau đi mua nguyên liệu, cùng nhau làm bánh rồi mang đến cho trẻ em những vùng khó khăn.

Ở đó, họ cắt bánh cho trẻ, ôm các em vào lòng để trò chuyện, tổ chức trò chơi cho các em. Có thể giá trị vật chất không lớn nhưng họ đã mang đến cho trẻ em nghèo những khoảnh khắc vui chơi đặc biệt. Hơi ấm mà họ trao đi cũng sẽ dội về trong lòng họ những luồng hạnh phúc mới mẻ, ấm áp.

Thực ra, cho đi không nhất thiết phải là điều gì đó quá lớn lao về vật chất mà đôi khi cách bạn truyền đi một tinh thần tích cực cũng vô cùng quan trọng, thậm chí có khả năng cứu rỗi được một cuộc đời. Khi con người ta đang rơi vào tuyệt vọng, mọi thứ với họ đều trở nên nhỏ bé, trong khi ấy, nếu bạn lại nói điều gì đó đẩy họ sâu hơn vào niềm tuyệt vọng ấy thì rõ ràng bạn rất tàn nhẫn.

Lúc ấy, bạn chỉ cần đến bên họ, trao cho họ một cái nắm tay, một ánh mắt ấm áp, một sự sẻ chia chân thành, tức là bạn đã đem đến cho họ niềm tin vào cuộc sống. Sự cho đi ấy tuy vô hình mà lại có sức nặng vô cùng. Và để làm được điều đó, tâm bạn phải thật nhân hậu, thật sâu sắc.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi”. Điều đẹp đẽ nhất, ý nghĩa nhất của sự cho đi chính là không đòi nhận lại. Bởi chỉ cần một ý nghĩa nhỏ nhoi về sự nhận lại thì chắc chắn tâm tư của người cho sẽ lấn cấn, không thoải mái. Đó là hành động cho đi có toan tính và tương ứng là niềm hạnh phúc bạn nhận được không trọn vẹn ý nghĩa thuần khiết của nó.

Cho đi là hạnh phúc là gì

Hiến máu cứu người - hành động đẹp đẽ đang ngày càng được nhiều người hưởng ứng thực hiện.

Ngồi viết những dòng này, tôi cũng đang nhận về một niềm hạnh phúc ấm áp khi nghĩ đến những thiên lương tốt đẹp trong xã hội.

Chính tôi cũng đã có lần nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn bè khi kêu gọi cho một hoàn cảnh nào đó; chính tôi cũng đã nhận được những món quà vô giá là tình cảm chân thành, là thời gian của người thân, bạn bè; và chính tôi, từ những bài học trong cuộc sống cũng đã biết cho đi những điều mình có. Để nhân lên trong lòng mình, trong lòng người những thiết tha, ấm áp. Để cùng với mọi người viết nên giai điệu đẹp đẽ nhất về hạnh phúc!

Phong Linh

Phong Linh

Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác. 

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Cho đi là hạnh phúc là gì

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về“.

Cho đi là hạnh phúc là gì
“Nếu là con chim, chiếc lá,Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.

Cho đi là hạnh phúc là gì
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình… 

“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.

Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.

Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à. 

Nguồn: Internet