Cộng tác viên bí mật là gì năm 2024

Xác định được vai trò quan trọng đặc biệt của công tác bảo vệ bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là BMNN) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh tổ quốc, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tư pháp đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN tại Sở và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Hàng năm, Sở đã tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ BMNN của Trung ương, của tỉnh đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong Ngành, như: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật An ninh mạng, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 20/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ BMNN, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ BMNN trong tình hình hiện nay, Kế hoạch số 37/KH-UBNDm ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ BMNN trong tình hình hiện nay… Việc tuyên truyền, quán triệt được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: hội nghị, giao ban hàng tuần, Lễ Chào cờ, các cuộc họp cơ quan hoặc đăng tải các tin, bài có nội dung về bảo vệ BMNN trên Cổng Thông tin điện tử của Sở và Bản tin Tư pháp.

Hiện nay, Sở đã ban hành Nội quy bảo vệ bí mật Nhà nước, phân công cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ bí mật nhà nước cũng như trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như máy tính, máy in, hệ thống mẫu sổ, mẫu dấu theo quy định. Trên cơ sở đó, Sở đã chỉ đạo các Phòng, Trung tâm và công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở thực hiện nghiêm túc việc soạn thảo, in, sao, chụp, phát hành, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy tài liệu,…theo đúng quy định. Sở cũng thường xuyên quán triệt công chức, viên chức, người lao động cơ quan phải có trách nhiệm, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác khi sử dụng, cập nhật, chọn lọc thông tin trên mạng để tiếp thu, chia sẻ; yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương, Tỉnh về đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc rà soát, khắc phục các lỗ hổng bảo mật, gỡ bỏ mã độc trên hệ thống mạng (nếu có), đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng máy tính tại cơ quan, đơn vị.

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ BMNN nên thời gian qua tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc không xảy ra tình trạng thất lạc, lộ, lọt thông tin, vật mang BMNN ra bên ngoài. Công tác tiếp nhận và phát hành văn bản liên quan đến BMNN được thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ BMNN còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, như: Các hoạt động tấn công mạng do các đối tượng trong và ngoài nước thực hiện ngày càng phức tạp, tinh vi, các nhóm tin tặc sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, với các dòng mã độc liên tục được cập nhật, đa dạng hóa biến thể đế tấn công, xâm nhập hệ thống mạng thông tin của các cơ quan, đơn vị, điều này đã gây khó khăn cho công tác an ninh mạng và bảo vệ BMNN ở các cơ quan nhà nước nói chung và tại Sở Tư pháp nói riêng; một số ít công chức, viên chức chưa nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác BMNN cũng như còn lúng túng trong quá trình soạn thảo, đề xuất, xác định độ mật của văn bản; hệ thống cơ sở vật chất phục công tác BMNN vẫn còn hạn chế, đặc biệt là chưa bố trí được máy photocopy dành riêng cho việc sao chụp các văn bản mật …

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN tại Sở Tư pháp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, trong thời gian tới cần tăng cường quán triệt và thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị.

​ Thứ hai, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của công chức viên chức trong thực hiện các văn bản về bảo vệ BMNN như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật An ninh mạng, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ BMNN...

Thứ ba, việc soạn thảo, lưu giữ, thống kê, in, sao, chụp, phổ biến, vận chuyển, giao nhận, truyền đưa tài liệu chứa BMNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Do vậy mỗi công chức, viên chức trong quá trình tham mưu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc quy trình soạn thảo, lưu giữ, thống kê, in, sao, chụp, phổ biến, vận chuyển, giao nhận, truyền đưa tài liệu chứa BMNN.

Thứ tư, cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác bảo vệ BMNN, đặc biệt là trong công tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản, cho ý kiến một số vụ việc pháp lý trên địa bàn tỉnh…

Thứ năm, tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu công tác BMNN, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định bảo vệ BMNN từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục sai phạm (nếu có)./.