Cồng và chiêng khác nhau như thế nào

Cồng có ba loại. Những chiếc cồng bị treo ít nhiều phẳng, các đĩa tròn bằng kim loại treo theo phương thẳng đứng bằng dây thừng đi qua những lỗ gần rìa đỉnh. Chiêng hoặc núm cồng có một đỉnh trung tâm và thường bị treo và chơi theo chiều ngang. Chiếc cồng có hình bát, và nghỉ ngơi trên đệm và thuộc về chuông hơn cồng chiêng.Cồng được làm chủ yếu từ đồng hoặc đồng thau nhưng có rất nhiều hợp kim khác đang được sử dụng.

Công nhân tạo ra hai loại âm thanh riêng biệt. Một chiêng với một bề mặt phẳng rất rung động ở nhiều chế độ, tạo ra "sự sụp đổ" chứ không phải là một ghi chép được điều chỉnh. Loại chiêng này đôi khi được gọi là tam-tam để phân biệt nó với những chú cồng của chú rồng đưa ra một ghi chú được điều chỉnh. Trong các nhóm gamelan Indonesia, một số chiêng cồng kềnh được cố tình thực hiện để tạo ra ngoài một nhịp beat trong khoảng từ 1 đến 5 Hz. Việc sử dụng thuật ngữ "chiêng" cho cả hai loại công cụ này là phổ biến.

Sách nói về triều đình Huế của Nguyễn Đắc Xuân ghi: Một hồi cồng báo bãi chầu vang lên(1); và ngạn ngữ có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà”, hoặc “Cồng làng mõ xóm”; còn chiêng là chiêng trống - treo ở đình làng và nhà thờ họ. Như vậy, rõ ràng thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh; ngay ở người Mường trong bộ nhạc khí của họ cũng chỉ có loại chiêng không có loại cồng(2)...

Cần gọi đúng tên loại “cồng chiêng” của người Kinh

Dân tộc Kinh có bộ nhạc khí dùng trong tâm linh và vương quyền gồm 4 thứ: Cồng, chiêng, lệnh, và phèng la. Mỗi loại có hình dáng, chất liệu và chức năng công dụng khác nhau.

Cồng và chiêng khác nhau như thế nào
Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn.

Nhưng hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đều gọi tên cái chiêng thành cái cồng và cái lệnh thành cái chiêng. Chẳng hạn tiết mục đánh “cồng” khai trương chứng khoán nhưng lại là cái “chiêng”. Đặc biệt nguy hại hơn là ở sách giáo khoa phổ thông dạy cho thế hệ trẻ tương lai môn học Âm nhạc ở phần nhạc cụ thì ảnh cái chiêng lại ghi là cồng và ảnh cái lệnh thì ghi là chiêng, hẳn cô giáo sẽ dạy học sinh cái chiêng là cồng và cái lệnh là chiêng. Tại sao đến thế kỉ XXI khi văn phạm đã đạt tầm trong sáng với chữ viết Quốc ngữ và có máy ảnh để ghi các hiện vật rồi mà còn xảy ra chuyện gọi tên cái này thành tên cái khác - tức là “thay đổi giới tính của 2 loại hiện vật ấy” thì còn gì là Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nữa.

Chiếc cồng Cung đình Huế và chiếc cồng đình làng Thượng Lâm

Chiếc cồng ở Cung đình Huế có hoa văn rồng phượng biểu chương vương quyền của nhà vua. Còn chiếc cồng của làng (hai vua) Thượng Lâm do lâu năm, ở vị trí đánh vẹt lõm vào chỗ bên phải.

Chất liệu của cái cồng bằng gỗ, cao khoảng 1.4m, phần giữa to khoảng 0,6m, hai đầu thon lại, phía trước xẻ một rãnh dọc, trong lòng khoét rỗng làm hòm cộng hưởng: Tiếng cồng trầm hùng (ùng ùng) vang to bay xa. Còn cái chiêng bằng đồng mặt có núm, cái lệnh bằng đồng mặt bằng to như nón quai thao. Cái lệnh cổ truyền của dân tộc vừa được Hội Phật giáo Trúc Lâm khôi phục, còn cái phèng la bằng đồng loại nhỏ.

Ở dân tộc Mường Hòa Bình chỉ có chiêng và phèng la. Ngày xưa họ cũng có cái lệnh của quan Lang.

Cồng và lệnh là công cụ của vương quyền. Cồng của Lí trưởng, lệnh của quan huyện. Tiếng cồng là hiệu lệnh của Lí trưởng; ngạn ngữ có câu “Cồng làng, mõ xóm” (chiếc cồng bằng gỗ tiếng vang cả làng nghe được, còn cái mõ tre chỉ vang lên trong một xóm). Cái lệnh khi quan huyện vi hành, lính lệ xách lệnh đi trước đánh hai tiếng để dẹp đường; ngạn ngữ có câu: “kêu như lệnh vỡ” là tiếng lệnh rè rè như tiếng phèng la (do pha chế của hợp kim). Cái chiêng là của nghi lễ cúng tế và cái phèng la đi đầu dẹp đường cho đám ma. Loại cồng và lệnh công cụ của phong kiến bị tiêu hủy năm 1945 cho nên ít người biết, chỉ còn lại tên của nó ghi trong sách vở.

Vậy mà Bộ sách Từ điển Bách khoa Việt Nam lại ghi như sau: Cồng (nhạc cụ chiêng), nhạc khí thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn, hình lòng chảo, chung quanh có gờ gọi là thành. Loại cồng có núm ở giữa gọi là chiêng có núm, loại không có núm gọi là chiêng bằng. Cồng được treo trên giá gỗ hoặc xách tay nhờ sợi dây xuyên qua thành, dùng dùi bọc vải hoặc nắm tay để đánh ra tiếng. Các bộ cồng của dân tộc Tây Nguyên có từ 5 - 20 chiếc, khi hòa tấu tạo nên những âm điệu độc đáo, phong phú... (tr. 600). Chiêng khan (tiếng Bana là khan, chiêng gió): Nhạc cụ của người Bana, thuộc họ nhạc cụ tự thân vang khi va đập, gồm 8 ống tre có kích thước quy định. Mỗi ống được khoét thủng một lỗ hình chữ nhật trở thành một thứ mõ tre, có dây móc ở đầu ống, tết chụm lại thành một sợi treo cả chùm 8 ống tre lên nóc nhà rông hoặc cành cây. Khi có gió thổi, các ống trúc vừa quay tròn vừa va đập vào nhau liên tục phát ra âm thanh (tr. 467).

Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa sai về bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nguyên khi cho rằng: Cồng là (chiêng) và chiêng là 8 ống nứa. 8 ống nứa chẳng dính dáng gì đến bộ nhạc khí bằng đồng cả. Định nghĩa kì lạ và sai trái ấy không những làm thay đổi tên của bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nguyên, còn gây tác hại đến người Kinh, cái chiêng thành cái cồng và cái lệnh thành cái chiêng; với người Mường cái chiêng thành cái cồng. Tóm lại. Một định nghĩa gây nên tác hại cho bộ nhạc khí của 3 dân tộc.

Cồng và chiêng khác nhau như thế nào

Cần khôi phục tên “chinh chêng” cho bộ nhạc khí Tây Nguyên

Bộ nhạc khí bằng đồng của các dân tộc Tây Nguyên có tên là chinh, hoặc chinh chêng nay áp đặt thành cồng chiêng lại vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Điều “vinh dự” thì ai cũng thấy, nhưng đã có những lời phàn nàn, ca thán của người Tây Nguyên rằng: Dân tộc chúng tôi chỉ có “chinh chêng”, còn cồng chiêng là do người Kinh đưa vào. Các cán bộ ở Hà Nội vào công tác trong đó đều nghe những câu ca thán ấy.

Trường ca Đam San - bản Sử thi của dân tộc Êđê và các dân tộc Tây Nguyên có câu: “Ngôi nhà sàn dài như một tiếng chinh ngân”. Ngôi nhà sàn dài là biểu tượng của cội nguồn, nơi gắn bó cuộc sống của các dân tộc, chứa đựng biết bao tình cảm, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi như tiếng “chinh” ngân. Vậy tiếng “chinh” ngân là ngôi nhà sàn dài, là buôn làng xứ sở, nơi gắn bó của tổ tiên với bao thế hệ người Tây Nguyên. Nay tình cảm cổ truyền thiêng liêng ấy bị “loại bỏ” thay bằng tên cồng chiêng của người Kinh thì sẽ hệ lụy như thế nào đối với tình cảm của các dân tộc Tây Nguyên?

Ở Tây Nguyên có 14 dân tộc sử dụng bộ nhạc khí tâm linh bằng đồng, trong đó người Ê đê và Giarai gọi chung một tên là “chinh”, người Bana gọi “chinh chêng”: “Chinh” là loại nhỏ có núm, còn “chêng” là loại to, không có núm và là cái lệnh của người Kinh.

Người Tây Nguyên mua chiêng và lệnh của người Kinh về thửa lại âm thanh làm bộ nhạc khí của họ. Người Kinh gọi chiêng là tiếng “Nôm” còn trong nghi lễ xướng tế gọi theo từ Hán Việt là “chinh” hoặc “chinh cổ” (chiêng trống). Người Tây Nguyên sử dụng bộ nhạc khí bằng đồng ấy vào việc tâm linh ở nhà rông cho nên họ cũng gọi “chinh” theo người Kinh.

Qua đó, cho thấy ở Tây Nguyên không có tên “cồng chiêng”. Theo chúng tôi, trong nghiên cứu phải gọi đúng tên của cổ vật theo người bản xứ thì mới hiểu được ý nghĩa, còn thay đổi tên thì còn gì là sưu tầm nghiên cứu nữa.