Đặc xương dưới sụn là gì

Phù tủy xương là một dạng của tổn thương tủy xương. Cơ chế hình thành bệnh phù tủy xương dưới sụn là sự xuất hiện của dịch bên trong tủy xương do các nguyên nhân khác nhau. Vậy phù tủy xương dưới sụn là gì và điều trị phù tủy xương dưới sụn như thế nào?

1. Phù tủy xương là gì?

Phù là sự tích tụ của dịch bất thường bên trong cơ quan hoặc cấu trúc bình thường không có dịch. Phù tủy xương (hiện nay còn gọi là tổn thương tủy xương) là bệnh lý mô tả sự tích tụ chất lỏng, dịch bất thường bên trong tủy xương.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng phù tủy xương dưới sụn thường là do cơ thể phản ứng lại với một tác động lên tủy xương như: chấn thương (gãy xương, chấn thương khớp,...) hoặc bệnh lý viêm xương khớp. Đa số bệnh nhân phù tủy xương sẽ tự khỏi nếu được nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

2. Nguyên nhân gây phù tủy xương là gì?

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến phù tủy xương bao gồm:

  • Gãy xương do mỏi: Tình trạng gãy xương do mỏi thường xảy ra do việc lặp đi lặp lại một áp lực liên tục lên xương, thường gặp khi bệnh nhân vận động liên tục như chạy, nhảy hoặc cử tạ. Gãy xương bàn chân, gãy xương chậu, gãy xương mắt cá chân hoặc đầu gối là những vị trí gãy có thể làm phù tủy xương. Lý do là vì đây là các vùng xương chịu trọng lực chính của cơ thể, việc lặp lại các áp lực sẽ dễ gây tổn thương các vị trí xương này.

Đặc xương dưới sụn là gì

Xương chậu thuộc vị trí gãy có thể làm phù tủy xương

  • Chấn thương xương khớp: Phù tủy xương thường gặp ở những chấn thương xương hoặc khớp nghiêm trọng, đặc biệt nhất là chấn thương cột sống, hông, đầu gối hoặc mắt cá chân. Cơ chế của phù tủy xương do chấn thương có thể do tích tụ chất lỏng, máu hoặc đôi khi phù là do xơ hóa hoặc hoại tử mô. Một số chấn thương có thể gây phù tủy xương bao gồm:
    • Rách dây chằng chéo trước (ACL): Thường là rách phức tạp. Biểu hiện bằng vết bầm tím vùng gối và viêm bao hoạt dịch (dấu hiệu “nước trên đầu gối”)
    • Gãy xương đốt sống: Thường gặp ở người cao tuổi vì xương cột sống ở độ tuổi này đã thoái hóa, dễ gãy và sụp đốt sống.
    • Trật khớp hông làm giảm cung cấp máu xuống xương và có thể gây ra thoái hóa xương (chết xương).
  • Viêm xương khớp: Phù tủy xương là biểu hiện hay gặp ở những bệnh nhân viêm xương khớp nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phù tủy xương dưới sụn trong viêm xương khớp còn được xem là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm xương đang nghiêm trọng hơn.

Ung thư: Đa số các trường hợp ung thư di căn sẽ làm tăng quá trình sản sinh dịch phù bên trong tủy xương. Ngoài ra, nếu bệnh nhân điều trị phóng xạ cũng có thể góp phần gây nên phù tủy xương.

3. Chẩn đoán phù tủy xương

Đa số các bệnh nhân phù tủy xương sẽ được chẩn đoán thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm để phát hiện sự tích tụ bất thường của dịch bên trong tủy xương.

Phù tủy xương thường được xác định chủ yếu trên MRI và được chẩn đoán bằng cách sử dụng tín hiệu T2W xóa hạt mỡ. Hình ảnh đặc trưng là tín hiệu T1 trung gian và tín hiệu T2 cao trong mỡ của tủy xương.

Một số yếu tố gợi ý phù tủy xương là tiền căn bệnh nhân có chấn thương xương khớp hoặc viêm xương khớp, kèm theo hiện tại bệnh nhân có cảm giác đau tại chỗ hoặc xung quanh vùng xương bị phù tủy.

Đặc xương dưới sụn là gì

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán phù tủy xương

Trong hầu hết các trường hợp, chất lỏng bất thường bên trong tủy xương sẽ tự hấp thu và biến mất theo thời gian. Do đó, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với một số phương pháp điều trị kèm theo.

Các cách điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng như sử dụng thuốc giảm đau (ví dụ như thuốc chống viêm không steroid NSAID) kèm theo liệu pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả thì bệnh nhân cần cân nhắc phẫu thuật. Một phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong phù tủy xương là phẫu thuật giải áp lõi. Trong phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành khoan các lỗ vào bên trong tủy xương. Sau đó sẽ tiến hành chèn các loại vật liệu ghép xương hoặc tế bào gốc tủy xương tự thân vào bên trong vùng tủy xương phù nề với mục đích là để lấp đầy khoang tủy này. Việc chèn ép này chủ yếu để kích thích phát triển tủy xương bình thường về sau.

Ngoài ra, một số phẫu thuật khác có thể được áp dụng để điều trị các nguyên nhân gây nên phù tủy xương như phẫu thuật điều trị gãy xương, loại bỏ khối u hoặc sửa chữa các chấn thương xương khớp, dây chằng...

Phù tủy xương là một dạng tổn thương của tủy xương. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi và kết hợp với các phương pháp điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tai sao có thể ghép sụn dễ dàng?

Bào tương có đủ bào quan và một số chất vùi glycogen, lipid mà số lượng phụ thuộc vào loại sụn. Chất căn bản sụn ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, nhiều chất chuyển hóa, khí. Nhưng các phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được, điều đó giải thích tại sao có thể ghép sụn dễ dàng.

Gãy xương dưới sụn là gì?

Xương dưới sụn bị hư tổn khiến lớp sụn mất đi điểm tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, sụn thoái hóa với các vết loét, nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn. Tác động qua lại này khiến cho quá trình khớp thoái hóa xảy ra nhanh và trầm trọng hơn.

Sụn đầu xương là gì?

Sụn đóng vai trò như lớp đệm trong khớp. Nó hoạt động như một bộ phận giảm sóc, bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Phần sụn trong che phủ đầu xương trở thành sụn khớp. Khi sụn bị hư hỏng hoặc mòn đi, khớp cũng bị ảnh hưởng và gây đau, cứng và hạn chế chuyển động.

Peptan có tác dụng gì?

Sở dĩ Peptan thường được đề cập tới như là một phương pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… là do những lợi ích mà nó đem lại. – Giảm đau nhức xương khớp. – Tăng sự linh hoạt và khả năng vận động.