Địa táng nghĩa là gì

Trên thế giới có rất nhiều hình thức mai táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng… nhưng ở Việt Nam phổ biến hiện nay là địa táng và hỏa táng, còn huyền táng, không táng, thủy táng chỉ có trong quá khứ hoặc rất hiếm ở các dân tộc ít người hoặc gặp trường hợp bắt buộc phải sử dụng.

Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi! Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hãy cùng tìm hiểu phong tục tang lễ và các hình thức mai táng truyền thống của người Việt Nam trong bài viết dưới đây.

“Địa táng hay còn gọi là thổ táng là một hình thức mai táng của loài người. Trong các hình thức mai táng: hoả táng, thuỷ táng, không táng, thổ táng… thì địa táng là hình thức phổ biến rộng rãi hơn cả.

Địa táng gồm có 2 loại:

– Một loại chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ phi “mả động”, nghĩa là khi trong gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc (có người ốm nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút, chết bất đắc kì tử…), người ta mới phải cải táng.

– Một loại chôn xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định), sau đó bắt buộc phải cải táng (tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lầ nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ) lần này mới chôn vĩnh viễn”

Địa táng nghĩa là gì

Địa táng hay còn gọi là thổ táng là một hình thức mai táng truyền thống của người Việt

Hình thức này có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Gồm có nhiều kiểu quan tài, phổ biến nhất là quan tài hình vò (hay chum) và hình thuyền có trong nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, Đông Sơn và trãi khắp vùng Đông Nam Á.

– Quan tài hình vò (còn gọi mộ vò, mộ chum): người xưa dùng vò để mai táng người đã khuất. Ở Sa Huỳnh, lần đầu tiên người ta lại sử dụng thuật ngữ mộ chum. Ở Làng Cả, người Đông Sơn lại dùng nồi gốm, vv. Vò hay chum được để hở hoặc đậy bằng những vung đặc biệt hoặc các hiện vật gốm nhưng cùng loại hình. Có trường hợp trong một chum, vò to còn có nhiều vò chum nhỏ đặt bên trong. Một số nhà nghiên cứu đề nghị nên sử dụng thuật ngữ mộ có quan tài gốm. Khi dụng cụ không vừa chiều dài của thi thể, người xưa có thể ghép 2 cái, hoặc đục đáy cái thứ ba để lồng vào giữa. Những quan tài được ghép bằng hai ba hiện vật thường được đặt nằm ngang. Loại hình này có phạm vi phân bố rất rộng vào thời đại sắt sớm ở khắp vùng lục địa và hải đảo Đông Nam Á. Trong thời đại đá mới, chúng tồn tại phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhất là đối với những cư dân chuyên làm nông nghiệp.

Chum táng đặc trưng Sa Huỳnh bằng đất nung. Hình cho thấy chum đang phát hiện, còn chôn trong đất, phần miệng bị bể, bên trong có vật táng.

– Quan tài hình thuyền: “người xưa dùng quan tài hình thuyền để mai táng. Còn gọi là quan tài thân cây khoét rỗng. Quan tài là một đoạn thân cây khoét rỗng lòng, chừa hai đầu hay ghép thêm hai miếng ván. Nắp quan tài có mộng hay chốt để khớp với quan tài. Trong đồ tuỳ táng thường có mái chèo. Phổ biến trong khu vực văn hoá Đông Sơn ở các vùng trũng. Ở Việt Nam hiện nay đã có gần 30 di tích cóquan tai hình thuyền thuộc văn hoá Đông Sơn được nghiên cứu. Nổi tiếng như khu mộ Việt Khê (Hải Phòng), Châu Can (Hà Tây). Tàn dư của loại quan tài này vẫn còn tồn tại nhiều nơi ở Việt Nam. Quan tài hình thuyền cũng được phát hiện ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), Thái Lan, Philippin .

Còn gọi hoả thiêu. Đây là phương pháp xử lí thi hài bằng cách đốt cháy thành tro (dùng gỗ, dầu mazut, dầu hoả, khí đốt; dùng điện là tốt nhất); tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, vv. hoặc để ở một nơi công cộng hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài thiên nhiên).

Thuận tiện: sạch, gọn, không gây ô nhiễm môi trường, không phải cải táng, không tốn đất mở rộng nghĩa địa; tiện đối với trường hợp người chết ở nước ngoài không thể đem thi hài về nước.

Bất tiện: phi tang nếu là một vụ chết người có nghi ngờ về mặt pháp lí, không điều tra được nguyên nhân gây tử vong. Trước khi cho phép hỏa táng phải có giấy chứng nhận của thầy thuốc điều trị, của cơ sở y tế là chết tự nhiên; nếu có nghi vấn phải làm giám định y pháp trước khi hỏa táng.

Ở Việt Nam, trước đây tục hỏa táng không phổ biến lắm, chủ yếu ở người Khơ Me theo đạo Phật. Mỗi phum, sóc người Khơ Me có nơi hỏa táng riêng, nhiên liệu chủ yếu là củi. Trước khi hỏa táng, người ta tiến hành những nghi thức có tính tôn giáo nhằm đưa hồn người chết về thế giới bên kia. Hiện nay một số nơi ở nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã bắt đầu áp dụng hỏa táng.

Trong những tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy tục hỏa táng đã có trong nền văn hóa Sa Huỳnh vì tìm thấy những mộ chum chứa tro cốt. Hiện vẫn chưa khẳng định được đây xuất phát từ tín ngưỡng bản địa hay du nhập từ bên ngoài.

Hay còn gọi là tục táng treo. Một kiểu chôn người chết không phổ biến rộng rãi như địa táng nhưng xuất hiện rất nhiều trong thời xưa. Theo cách này, người ta để thi thể người chết lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên, hoặc để nằm trong quan tài hình thuyền. Có nhiều cách để quan tài như:

– Đặt quan tài trên chạc ba một cái cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây.

– Đặt quan tài dưới vòm mái đá hay trong hang đá ở lưng chừng núi, có khi đặt nằm sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn thận, là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.

– Dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi,.

– Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều di chỉ về hình thức huyền táng này ở các dân tộc thiểu số miền núi và trung du như: quan tài treo ở động Ma, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hang đá với nhiều mộ treo ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Những rừng ma của các dân tộc ở Tây Nguyên nổi tiếng các làng Biên Loong, Đak Xay, Dục Lang và Vai Trang của dân tộc Giẻ-triêng ở xã Đak Long, huyện Đak Glei tỉnh Kon Tum … Hiện nay, táng treo không còn nữa vì tục này gây ô nhiễm môi trường, bệnh dịch…

Là hình thức thả trực tiếp xác người chết xuống sông, biển, hồ… hiện nay hình thức này không còn vì gây ô nhiềm môi trường. Tuy nhiên trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng. Nó liên quan nhiều đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này. Thủy táng không chỉ có ở Việt Nam mà khá phổ biến ở những cư dân ven biển, trên các đảo nhỏ ở vùng Đông Nam Á (cả những vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ đại)

Hình thức này cũng xuất hiện trong tác phẩm văn học “Mùa hoa cải bên sông” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã được đạo diễn Khải Hưng chuyển thể thành phim “Lời nguyền của dòng sông” với hình ảnh thủy táng người vợ của lão chài họ Phạm. Hay bộ phim “Mùa len trâu” do Nguyễn Võ Nghiêm Minh làm đạo diễn với hình ảnh thủy táng người cha của Kìm giữa đồng nước mênh mông, đồng thời bộ phim này có hình ảnh cả tục táng treo trên cây, khi nước xuống mới đem chôn (mặc dù không đúng thật 100%). Điều này phần nào thể hiện cách thưc mai táng chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên.

Thiền táng (táng trong tư thế ngồi thiền) hay Tượng táng (làm thành tượng để táng), là một loại hình rất hiếm hiện nay chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt chỉ thấy ở những nhà sư Phật Giáo. Các tượng nhà sư vẫn còn nguyên vẹn xương cốt, nội tạng… được đặt trong tư thế thiền định. Đây là một hình thức táng vẫn đang dược nghiên cứu vì sự đặc biệt của nó.

Ở Việt Nam có hai trường hợp thiền tảng nổi tiếng là của nhà sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, tức Thành Đạo Tự, thuộc làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

“Theo truyền thuyết trong dân gian có nói rằng là hai thiền sư vào nhập thất có dặn là ta vào nhập thất 100 ngày, có gõ mõ niệm phật, hết 100 ngày thì toàn thân sẽ khô đi, thơm tho, nếu thực sự như thế thì để nguyên còn nếu có mùi như mọi người thì đem chôn… Đến nay di hài của hai nhà sư vẫn còn được lưu giữ theo thế ngồi thiền”

Từ khóa:


Page 2

Chôn cất và hỏa táng người chết là hai hình thức mai táng phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ở rất nền văn hóa trên thế giới có cách thức mang táng người chết rất đặc biệt: ngâm bùn xác chết, thiên táng, đóng băng...

Dưới đây là 10 cách kì lạ mà người thời cổ và hiện đại chôn cất người chết.

10. Ướp xác

Địa táng nghĩa là gì

Xác ướp Ai Cập cổ đại dường như là những thi thể nổi tiếng nhất trên thế giới. Để có thể bảo quản được thi hài của những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội thời đó, tất cả các cơ quan bên trong cơ thể đều phải được bỏ ra, thậm chí cả bộ não cũng phải được lấy ra qua đường mũi bằng một cái móc. Xác chết sau đó được phủ đầy các chất liệu khô như mùn cưa và được bọc trong vải lanh. Người Ai Cập cổ đại tin rằng phương pháp ướp xác này, có thể lưu giữ được linh hồn của người chết trên con đường đến với thế giới bên kia.

9. Đóng băng

Địa táng nghĩa là gì

Dường như mọi người đều đã nghe nói đến câu chuyện Walt Disney, nhà sản xuất phim nổi tiếng, đã đi tìm sự bất tử bằng cách đóng băng xác chết của mình. Dù câu chuyện đó chỉ là truyền thuyết trong vùng, nhưng khoa học đóng băng là điều hoàn toàn có thật, và bây giờ việc đóng băng các xác chết đã trở thành hợp pháp. Sau khi chết, thi hài được ngâm trong chất Nitơ lỏng để tránh sự phân hủy cho đến y học tương lai có thể “cứu sống” được các thi hài đó. Trong suốt khoảng thời gian đó, xác chết sẽ bị đóng băng hoàn toàn.

8. Thủ tục thiêu đốt của người Bali

Địa táng nghĩa là gì

Hoàn toàn trái ngược với các lễ tang ảm đạm ở phương tây, "những bữa tiệc hỏa thiêu” của người Bali lại có không khí của mùa lễ hội. Trong thủ tục mai táng này, xe diễu hành sẽ đi dọc xuống cách đường phố trong vùng, mang theo thi thể người chết đến trường hỏa thiêu, tại đây xác chết sẽ được cho vào hình nộm của một con bò đực, và sau đó mới bắt đầu đốt xác.

7. Công nghệ ướp xác: Plastination

Địa táng nghĩa là gì

Plastination là công nghệ ướp xác được phát triển bởi một nhà khoa học người Đức, Gunther von Hagens. Có hẳn các tour triển lãm “Thế giới thi hài” nổi tiếng tại nhiều bảo tàng trên khắp thế giới của nhà khoa học này. Kỹ thuật bảo quản xác chết của ông khá gây tranh cãi: cơ thể được chia ra làm nhiều phần và ướp trong một chất lỏng làm cứng, và đôi lúc còn được sử dụng với mục đích "giáo dục".

6. Mai táng trong hang

Địa táng nghĩa là gì

100.000 năm trước, trước khi chôn người chết, những người Neanderthal (tộc người đã tuyệt chủng, rất giống với người hiện đại) thường để thi hài vào phía sâu của các hang động ở châu Âu và Trung Đông. Một số nhà khảo cổ cho rằng, đối với người Neanderthal, những hốc tối tăm kín đáo của hang động là nơi tốt nhất để đưa người chết vào thế giới bên kia.

5. Ngâm bùn xác chết

Địa táng nghĩa là gì

Có thể rất nhiều lữ hành đã phải bỏ mạng khi tình cờ băng qua những đầm lầy tối tăm ở miền nam châu Âu, tuy nhiên, có một số cá thể, đặc biệt vào thời kỳ trung cổ, đã được cố tình chôn một cách cẩn thận ở những đầm lầy này. Một lớp chất hóa học trong vũng lầy có thể bảo quản được cơ thể khá tốt, chính vì vậy, các nhà khảo cổ không gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu những cơ thể được ngâm bùn này.

4. Táng "trên trời”

Địa táng nghĩa là gì

Ở Tây Tạng, người ta không chôn cất người thân dưới đất, thay vì đó, họ đưa các xác chết lên đỉnh núi và để xác cho kền kền ăn. Thậm chí, nhiều thi hài còn được tẩm với bột mì và sữa để có “vị ngon hơn”, và như vậy tất cả những gì của xác chết sẽ biến mất khỏi trái đất này một cách vĩnh viễn. Dưới góc nhìn của người ngoài có thể thấy hình thức này quá rùng rợn, nhưng với người địa phương, đây lại là cách thể hiện sự rộng lượng và là nghi lễ giúp các linh hồn sớm siêu thoát lên trời.

3. Táng trên thuyền kiểu của người Viking

Địa táng nghĩa là gì

Những người Viking thời trung cổ sống và chết trên biển. Sau khi chết, cơ thể những người Viking giàu có được đặt lên một con thuyền đầy ắp thức ăn, trang sức, vũ khí, đôi lúc có cả người hầu và các loài động vật để họ có thể hưởng được một cuộc sống sung sướng ở kiếp sau. Sau đó, con thuyền được cho ra ngoài biển khơi và đốt. Điểm đến cuối cùng sau khi chết của các chiến binh Viking là Valhalla hoặc Odin’s Hall, nổi tiếng trong các bộ truyện về người Na-uy cổ đại (The Old Norse sagas)

2. Táng trên cây

Địa táng nghĩa là gì

Nhiều bộ tộc ở một số vùng trên thế giới tin rằng cách tốt nhất để táng người chết là đưa họ lên cao thay vì chôn xuống đất. Những bộ tộc ở Úc, Columbia thuộc Anh, vùng tây Nam Mỹ và Siberia nổi tiếng với thủ tục táng người chết trên cây này, trong đó, cơ thể được bọc trong vải, móc lên cây và tự phân hủy.

Tại Tây Tạngngười Nyingchi và Kangbei có tục lệ khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.

Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.

1. Tòa tháp yên lặng

Địa táng nghĩa là gì

Những người theo đạo Zoroastrian (Hỏa giáo – tôn thờ lửa, một tôn giáo cổ đại của người Iran) cho rằng cơ thể con người sau khi chết không thuần khiết, vì vậy việc chôn xác dưới đất hay hỏa thiêu sẽ làm vấy bẩn đất đai. Do đó, những người thuộc Hỏa giáo sẽ mang các thi hài đến một nơi được gọi là “Tòa tháp yên lặng”, thường nằm ở trên một vùng cao nguyên núi cao. Tại đó, xác chết được bày ra cho các con vật và một số yếu tố khác. Khi xương đã khô và bị phai màu bởi ánh nắng mặt trời, chúng được lấy về và hòa vào với vôi.

Từ khóa: