Đơn vị tiểu cầu là gì

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Chúng giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Vậy tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

1. Tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

Tiểu cầu là tế bào thực hiện chức năng quan trọng trong việc làm cầm máu để ngăn chặn được các vết thương khi chảy máu. Chính vì vậy số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn luôn là vấn đề mà hầu hết chúng ta quan tâm. Con số này sẽ cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở tình trạng như thế nào.

Ở những người bình thường, số lượng tiểu cầu được tính trong một đơn vị máu, được gọi là PLC hoặc PLT (còn gọi là platelet cell). Thông thường, trung bình lượng tiểu cầu sẽ vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên 1mm3 máu. Mỗi một lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tiểu cầu.

Các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn trong công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau. Đồng thời chỉ số này có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý, giới tính, lứa tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm… Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh thì mỗi người nên thường xuyên đi kiểm tra lại các chỉ số máu của mình và khám tổng quát sức khỏe. Điều này giúp ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh có thể xảy ra, từ đó có biện pháp để điều trị kịp thời.

Đơn vị tiểu cầu là gì

Tiểu cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu

2. Giảm tiểu cầu nguy hiểm không?

Khi số lượng tiểu cầu của cơ thể xuống ở mức dưới 100.000/mm3 máu thì nguy cơ bị xuất huyết sẽ tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc máu sẽ chảy ra nhiều hơn, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu số lượng tiểu cầu trung bình ở người lớn mà bị thấp (hay còn gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu) thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều. Máu sẽ chảy quá mức hoặc vết thương sẽ bị bầm tím.

3. Tăng tiểu cầu có sao không?

Tăng tiểu cầu là tình trạng lượng máu trong cơ thể có hàm lượng tiểu cầu vượt trên mức bình thường. Nguyên nhân là bởi các tế bào bị lỗi trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Thông thường cơ thể người sẽ có 150.000 – 450.000 tiểu cầu/1 microlit máu. Nếu vượt quá mức này, cơ thể người có thể đang ở tình trạng tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu có thể do sự bất thường của những tế bào gốc trong xương. Hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu,…Ngoài ra, vừa trải qua một đợt phẫu thuật cắt bỏ lá lách, sử dụng một số loại thuốc đặc biệt cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Đơn vị tiểu cầu là gì

Xét nghiệm công thức máu định kỳ thường xuyên để kiểm tra số lượng tiểu cầu bình thường

Nắm được thông tin tiểu cầu bao nhiêu là bình thường, bạn có thể đọc hiểu chỉ số này trong kết quả xét nghiệm. Hãy lưu ý thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chỉ số tiểu cầu trong máu tại các cơ sở y tế uy tín. Thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo kết quả chính xác. Mặt khác, trong trường hợp chỉ số bất thường, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ chỉ định hướng điều trị hiệu quả nhất.

Trần Thị Tiết - HHTM

A.TIỂU CẦU

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương. Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu tố hoạt hóa đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất đa dạng.

Đơn vị tiểu cầu là gì

Quá trình hình thành đinh cầm máu

Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này cầm máu không được thực hiện dễ xảy ra tình trạng xuất huyết. Khả năng ngăn ngừa chảy máu của tiểu cầu tuỳ thuộc số lượng và tình trạng chức năng của tiểu cầu. Trên thực tế các tình trạng chảy máu có liên quan đến tiểu cầu thường có phối hợp phức tạp giữa những mức độ giảm số lượng và mức rối loạn chức năng tiểu cầu có từ trước hoặc mới xuất hiện do bản thân  loại  bệnh lý đó, hoặc do các thuốc hoặc phương cách điều trị trước đó gây ra. Mỗi tiểu cầu bình thường có thời gian sống khoảng 6 - 8 ngày. Thời gian sống của tiểu cầu giảm  trong rất nhiều loại bệnh lý. Tiểu cầu truyền vào người bệnh còn bị giảm sút thời gian sống còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Một số người bệnh có kháng thể chống tiểu cầu làm cho đời sống tiểu cầu bị rút lại rất ngắn, thậm chí các tiểu cầu chỉ tồn tại vài phút trong tuần hoàn người bệnh.

Tùy mức độ giảm số lượng tiểu và cơ địa của bệnh nhân mà trên lâm sàng có những dạng xuất huyết như: xuất huyết dạng chấm, xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng… Trong những trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết não đe dọa tính mạng bệnh nhân. Không có mối quan hệ chặt chẽ giữa số lượng tiểu cầu và mức độ chảy máu. Nguy cơ chảy máu tăng lên khi số lượng tiểu cầu giảm hoặc chức năng tiểu cầu bị suy yếu. Trên thực tế có những bệnh nhân số lượng tiểu cầu < 20x109/l tuy nhiên trên lâm sàng chỉ thấy một vài chấm xuất huyết nhỏ hoặc những vết thâm tím ở những vùng bị tỳ đè.

Để dự phòng và đối phó với tình trạng xuất huyết do giảm tiểu cầu, biện pháp tốt nhất là truyền tiểu cầu cho bệnh nhân. Tùy bối cảnh lâm sàng và điều kiện thực tại có thể chọn chế phẩm tiểu cầu thích hợp.

ĐƠN VỊ TIỂU CẦU

Khối tiểu cầu Pool

Một đơn vị khối tiểu cầu là lượng tiểu cầu được tách ra từ 1 đơn vị máu toàn phần riêng lẻ và chứa tối thiểu 55 x 109 tiểu cầu, có thể tích 50-60 ml

Khối tiểu cầu Pool được sản xuất bằng phương pháp tách tiểu cầu từ máu toàn phần. Khối tiểu cầu có thể tập trung từ 4 đến 5 người cho máu. Số lượng tiểu cầu khoảng 240 x 109  tiểu cầu

Đơn vị tiểu cầu tách từ máy tự động

Đối với khối tiểu cầu từ 1 người cho máu bằng máy tách tế bào thì số lượng tiểu cầu vào khoảng từ 300-500x109, có thể tích khoảng 250-400 ml. Nguy cơ nhiễm trùng khi truyền khối tiểu cầu pool cao gấp 4-5 lấn so vơi truyền khối tiểu cầu tách bằng máy tách tự động

Đơn vị tiểu cầu là gì

CHỈ ĐỊNH VÀ LIỀU DÙNG

Chỉ định

  • Điều trị chảy máu do giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu
  • Phòng ngừa chảy máu do giảm tiểu cầu.

Liều dùng

Một người bệnh nặng 60-70 kg được truyền 1 đơn vị tiểu cầu pool (từ 3-4 người cho và chứa ít nhất 1,4 x 1011 tiểu cầu), có thể làm tăng số lượng tiểu cầu sau khi truyền thêm 20-40 x 109/l.

Thường 1 khối tiểu cầu gạn tách bằng máy tách hoặc khối tiểu cầu pool truyền cho bệnh nhân người lớn 60 kg làm tăng số lượng tiểu cầu lên 30- 50G/L

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT SAU KHI TRUYỀN TIỂU CẦU

Cầu căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm để đánh giá hiệu quả và hiệu suất sau khi truyền tiểu cầu cho bệnh nhân

Hiệu quả sau khi truyền tiểu cầu CCI (corrected count increment)

Đơn vị tiểu cầu là gì

BSA: diện tích da cơ thể thừa nhận

BSA (m2) = ( Chiều cao (cm) * Cân nặng(kg) / 3600 )½)

PCI: Số lượng tiểu cầu sau truyền – số lượng tiểu cầu trước truyền

Hiệu suất sau khi truyền tiểu cầu PPR (percent platelet recovery)

Đơn vị tiểu cầu là gì

PPR: Phần trăm tiểu cầu phục hồi

TBV: Thể tích máu bệnh nhân (75ml/kg cân nặng)

PCI: Số lượng tiểu cầu sau truyền – số lượng tiểu cầu trước truyền

CCI và PPR được tính ở các thời điểm 1 giờ, 4 giờ, 24 giờ

Bình thường CCI 1 giờ ≥ 5,000 tiểu cầu*diện tích da/µl và PPR 1 giờ khoảng 40-60%

Trong một số trường hợp truyền khối tiểu cầu nhưng không đem lại hiểu quả, số lượng tiểu cầu giảm nhanh sau một vài giờ:

Đối với các tác nhân nhiễm trùng cũng làm tiểu cầu nhanh chóng giảm trong vòng từ 4 đến 6 giờ.

Ngoài ra cũng còn có những nguyên nhân khác như qua trình lưu trữ tiểu cầu lâu, ảnh hưởng của sốt, sử dụng một số loại thuốc.. tuy nhiên trong những trường hợp này số lượng tiểu cầu thường giảm chậm hơn.

Bất đồng miễn dịch hệ HLA (Human Leucocyte Antigen). Trong trường hợp này nên truyền khối tiểu cầu phù hợp nhóm HLA. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch truyền tiểu cầu được chiếu tia để ngừa bệnh miễn dịch xảy ra do nhiễm bạch cầu.

Đơn vị tiểu cầu là gì

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Adnan A, Abbas G (2013), Comparison of the Results of Some Hematological Parameters  in Venous and Capillary Blood Samples, Diyala Journal of Medicine, pp. 90-95
  2. Dzik S (2007), How I do it: Platelet Support for Refractory Patients. Transfusion, pp.:374-378.
  3. Strauss R (2005) Pretransfusion Trigger Platelet Counts and dose for Prophylactic Platelet Transfusions. Curr Opin Hematol, pp. 499-502
  4. Vassallo RR (2007) New Paradigms in The Management of Alloimmune Refractories to Platelet Transfusions. Curr Opin Hematol, pp. 655-663.
  5. Vassallo R (2007), New paradigms in the management of alloimmune refractories to platelet transfusions, Curr Opin Hematol, pp.655-663.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớcTrang kế >>

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 4 2018 15:44