Giải phóng con người là gì

Giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

03/08/2014

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

Giải phóng con người là gì

Giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công; khỏi nghèo mọi nàn, lạc hậu để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là nội dung trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[1]. Với hoài bão thiêng liêng cùng sự đấu tranh không ngừng nghỉ, hy sinh quên mình để hiện thực hóa lý tưởng đó, Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng cao cả, trường tồn trong lòng dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ vì sự nghiệp giải phóng con người.

1. Giải phóng con người trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh cho rằng, để con người được giải phóng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì điều tiên quyết, đất nước phải được độc lập, con người phải được tự do. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, khi nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề, thì nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là phải giành cho được độc lập. Năm 1930, trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu hàng đầu của cách mạng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Năm 1941, trong Kính cáo đồng bào, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” và xác định “quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc”. Vì vậy, con đường duy nhất đối với các dân tộc thuộc địa là phải đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do dù phải hy sinh đến đâu.

Giải phóng con người là gì

Giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Ảnh minh hoạ)

Cuối tháng 7-1945, Hồ Chí Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Người đã cùng với toàn Đảng, toàn dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, chớp thời cơ giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân. Khát vọng của Hồ Chí Minh lúc này là xây dựng đất nước hùng cường. Người nói: “Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”[2], làm sao cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc năm châu. Thực chất xây dựng lại đất nước, làm cho đất nước giàu mạnh cũng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Bởi “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[3].

Ngay trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi trước mặt của nhân dân, như chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ nạn xã hội khác; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương giáo đoàn kết; tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu… Đó là những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính cấp thiết nhất mà chính quyền cách mạng vừa mới ra đời phải giải quyết.

Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện đầu tiên và quyết định sự nghiệp giải phóng con người; đưa con người từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ, giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc. Bước tiếp theo có phần khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn là xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người về mặt chính trị càng được tiến hành triệt để bao nhiêu thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng con người về mặt kinh tế càng thuận lợi bấy nhiêu.

2. Xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa để giải phóng triệt để con người

Hồ Chí Minh cho rằng: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”[4], chủ nghĩa xã hội là “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”[5]. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc chiến đấu “khổng lồ”, “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”[6]. Chỉ khi nào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thì lúc đó sự nghiệp giải phóng con người mới được coi đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Chủ nghĩa xã hội làm cho mọi người thoát nạn bần cùng, có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Khi trả lời câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là cái gì?. Hồ Chí Minh viết: “Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”[7], “Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no”[8], “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”[9]. “Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”[10]. Chỉ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người dân mới được bảo đảm việc làm, được “sung sướng, tự do”, được hưởng thụ các giá trị vật chất do chính họ làm ra.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra những quan điểm vừa khoa học vừa thiết thực. Đó là, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xét về bản chất, nó phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chỉ khi làm chủ tư liệu sản xuất, con người mới có quyền được lao động, được phân phối công bằng các của cải vật chất do họ làm ra, được tham gia vào các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách là chủ thể hoạt động thực tiễn. Đối với các nước lạc hậu, chưa trải qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quy luật tất yếu và phổ biến, nhằm xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Không có một nền công nghiệp hiện đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội, càng không thể nói đến giải phóng con người (dù ở mức độ thấp là giải phóng cơ bắp). Người khẳng định: “Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Mãy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường”[11]. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt và tầm nhìn sâu rộng, Hồ Chí Minh cho rằng: Miền Bắc Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh, nhân dân chưa giải quyết được vấn đề lương thực, nhiều vùng chưa thoát khỏi nạn đói, vì vậy, trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa, phải bắt đầu từ nông thôn và lấy nông nghiệp làm khâu đột phá.

Theo Hồ Chí Minh, muốn phát triển kinh tế, sau khi có chủ trương, đường lối đúng thì lãnh đạo, tổ chức, quản lý kinh tế – xã hội có vai trò quyết định trực tiếp. Đây là lĩnh vực được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh, coi đó là “chìa khóa” để phát triển kinh tế quốc dân. Người yêu cầu: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”[12]. Hồ Chí Minh luôn quan tâm và có nhiều ý kiến sâu sắc về hầu hết các lĩnh vực của văn hóa, như văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa giáo dục, văn hóa lao động, văn hóa nghệ thuật, văn hóa pháp luật, văn hóa lối sống… Điều đặc biệt là xuất phát từ sự am hiểu sâu sắc, toàn diện bản chất xã hội và đặc trưng của văn hóa nói chung, Người đã chỉ ra rất rõ ràng, sinh động, đầy sức thuyết phục cái đặc thù và sức mạnh riêng của mỗi lĩnh vực, mỗi loại hình hoạt động văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội cũng như nâng cao đời sống tinh thần của con người. Người nói: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[13].

Như vậy, tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của của xã hội mới xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh quan tâm trước hết là một xã hội có nền kinh tế và văn hóa phát triển cao làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được bảo đảm. Người cũng nhận thấy sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội còn ở chế độ dân chủ, ở sự công bằng bình đẳng làm cho con người có điều kiện phát huy sáng kiến và phát triển mọi khả năng sẵn có. Người cho rằng: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên”[14]. Vì thế, “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân”[15], “thực hành dân chủ để cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do”[16], “biết dùng quyền dân chủ của mình dám nói, dám làm”[17]. Còn công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở việc phân phối theo nguyên tắc lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng mà còn thể hiện ở chỗ “những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom”, “Mình muốn ăn no mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm”[18]…

Hồ Chí Minh và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành xây dựng xã hội mới trên các mặt: chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội nhằm một mục đích cao cả là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điều kiện quan trọng để củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc, đồng thời cũng là môi trường xã hội lành mạnh, là phương tiện công cụ tốt nhất để nhân dân được hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần, “được phát triển hết khả năng của mình”, được “phát triển toàn diện”. Người nhấn mạnh: Khi chủ nghĩa xã hội phát triển đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, một chế độ xã hội “không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp bức bóc lột. Là của cải đều là của chung, sức sản xuất rất cao, nhân dân lao động hoàn toàn giải phóng và sống rất tự do, sung sướng”[19].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề giải phóng con người được giải quyết trên quan điểm duy vật biện chứng, đặt trong mối quan hệ với cộng đồng; giải phóng con người trên cơ sở giải phóng xã hội và xây dựng xã hội mới và bằng tài năng của mình, Người đã lãnh đạo sự nghiệp giải phóng đó giành được những thắng lợi quan trọng.

Ths. Nguyễn Thị Lương Uyên

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 4, tr. 187.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 34-35.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 64.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.221.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.438.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.617.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr.593.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 433.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 604.

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 518.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 445.

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 612.

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458.

[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr. 376.

[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr. 374.

[16] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 39.

[17] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 293.

[18] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 593.

[19] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 289.

Đánh giá post

  • TAGS
  • ấm no
  • áp bức
  • bất công
  • bóc lột
  • cach mang
  • chi phối
  • chinh tri
  • cuộc đời
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giải phóng
  • hạnh phúc
  • hcmute
  • lạc hậu
  • ly luan
  • nội dung
  • spkt
  • sự nghiệp
  • toàn bộ
  • trọng tâm
  • tự do
  • ute

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

Bài trướcThể chế hóa một số điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

Bài tiếp theoChiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam- Mốc son bảo vệ chủ quyền biển đảo

Giải phóng con người là gì

C.Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại ngày nay

25/11/2015

Với bản chất vốn có – cách mạng và khoa học, học thuyết Mác về sự tự giải phóng của con người, của nhân loại không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Với tư cách đó, học thuyết này mãi trường tồn cùng lịch sử nhân loại, mãi soi sáng con đường cách mạng tự giải phóng của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về giải phóng con người, đồng thời luận giải vai trò và ý nghĩa lớn lao của nó đối với sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại hiện nay.

Giải phóng con người khỏi mọi sự khổ đau, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của nhân loại và cũng là điều quan tâm lớn nhất của các nhà tư tưởng ở mọi thời đại mà C.Mác không chỉ là một trong những nhà tư tưởng ấy, mà còn vượt lên trên họ, trở thành một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại, người sáng lập học thuyết về sự tự giải phóng của con người.

Với trí tuệ thiên tài, với sức mạnh của tư duy biện chứng duy vật, ngay từ 1844, trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, C.Mác đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động, của sở hữu tư nhân và từ đó, khẳng định chính lao động bị tha hoá là nguồn gốc cơ bản trực tiếp và sở hữu tư nhân là nguồn gốc suy đến cùng đã dẫn đến mọi nỗi khổ đau của nhân loại, của mỗi con người và làm cho con người bị tha hoá.

Nếu như G.Ph.Hêghen chỉ nhìn thấy mặt khẳng định của lao động với tư cách nhân tố sản sinh ra con người, thì C.Mác khẳng định lao động không chỉ là mặt khẳng định - nhân tố tạo ra con người, giúp con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, khi nó là lao động tự nguyện, mà còn là mặt phủ định. Trong chế độ tư hữu, khi lao động là lao động cưỡng bức, lao động đã bị tha hoá, thì nó là mặt phủ định, là nhân tố hành hạ, huỷ hoại con người. Ở đây, C.Mác đã khắc phục cách nhìn phiến diện của G.Ph.Hêghen về lao động để thay vào đó cách nhìn biện chứng, lịch sử và cụ thể về vai trò của lao động đối với sự phát triển con người. Từ đó, C.Mác đã đi tới kết luận quan trọng đầu tiên trong học thuyết về sự tự giải phóng con người của mình là: Sở hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với tư cách kết quả của quá trình lao động bị tha hoá đã trở thành nguyên nhân suy đến cùng, nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất gây ra những tai hoạ khủng khiếp cho con người, làm tha hoá con người và do vậy, để giải phóng con người, cần phải xoá bỏ thứ sở hữu tư nhân đó.

Với giai cấp công nhân, giai cấp chiếm đa số trong xã hội tư bản, thì chính sở hữu tư nhân và lao động bị tha hoá đã biến lao động của họ thành hoạt động xa lạ, do chủ tư bản quyết định, hoạt động cho nhà tư bản, vì nhà tư bản và do vậy, nó không chỉ làm cho họ bị què quặt, kiệt quệ về thể xác và tinh thần, hạ thấp vai trò của lao động từ một phương diện để thể hiện và phát triển những lực lượng bản chất của con người xuống ngang bằng hoạt động của các loài động vật, chỉ còn biết dùng “lao động” để chỉ duy trì sự tồn tại của mình, mà còn biến “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”(1). Và trong xã hội tư bản, xu hướng ấy ngày càng phát triển, vì “công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo ra dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật phẩm do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm yếu; công việc anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống rỗng về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên”(2). Như vậy, nếu như phải mất hàng chục vạn năm để những động vật cao cấp tiến hoá thành con người hiện đại, thì chính sở hữu tư nhân và lao động bị tha hoá trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã “giúp” con người trở lại, lùi về địa vị “con vật” với đúng nghĩa của từ này.

Với giai cấp tư sản tình hình cũng không sáng sủa hơn. Đúng là trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản là người chủ của xã hội, họ nắm toàn bộ quyền sinh, quyền sát trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tưởng như họ được tự do tuyệt đối với niềm vui và hạnh phúc tràn trề, nhưng không, họ cũng trở thành nô lệ cho chính những đồng tiền của mình. Bởi vì, ông chủ thật sự của xã hội tư bản là tư bản, là tiền. Tiền là sức mạnh, là thước đo giá trị của mỗi con người trong xã hội tư bản. Nỗi lo sợ mất tiền, cùng với khát vọng có nhiều tiền, để có cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt diễn ra thường xuyên giữa chính những người tư sản và các tập đoàn tư bản đã vô tình xô đẩy họ vào vòng xoáy bạo lực, bị chính những đồng tiền của mình sai khiến tới mức mù quáng, mê muội. Ma lực của đồng tiền đã làm cho các nhà tư bản hy sinh mọi niềm vui, hạnh phúc chân chính của con người. Vì tiền, họ có thể bán cả lương tâm, danh dự, tình yêu, phẩm giá, hy sinh cả người ruột thịt, chém giết, đoạ đày đồng loại, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình. Thực tiễn đã chứng minh: nếu lợi nhuận 100% thì nhà tư bản bất chấp pháp luật, còn lợi nhuận 300% thì có treo cổ nó lên, nó vẫn làm. Như vậy, với mong muốn có nhiều tiền để sống tự do, hạnh phúc, những người tư sản đã không từ một thủ đoạn nào; nhưng càng có nhiều tiền, họ càng mù quáng, mê muội, càng mất tự do, càng mất đi hạnh phúc làm người.

Cách cảm, cách nghĩ của giai cấp tư sản, giai cấp thống trị nền sản xuất xã hội đã chi phối, quyết định cách nhìn, cách nghĩ của mọi giai tầng khác trong xã hội. Theo C.Mác, “chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá là cái làm cho suy nghĩ của con người trở nên “ngu xuẩn và phiến diện”, làm “thô lỗ hoá” mọi nhu cầu của con người, biến mọi cảm giác vô cùng đa dạng, phong phú của con người thành “cảm giác chiếm hữu”. Đâu đâu cũng là hoạt động bóc lột những lực lượng bản chất người; bóc lột, tàn phá tự nhiên; làm tha hoá con người. Mỗi sản phẩm của người này sáng tạo ra đều như những miếng mồi nhử nhằm đưa người khác vào cái bẫy sa đoạ, đánh mất nhân tính của mình. Nền sản xuất của xã hội tư bản đã biến toàn bộ con người thành con người hàng hoá, thành “một thực thể mất hết tính người cả về tinh thần lẫn thể xác”. Đây chính là tai hoạ lớn nhất, khủng khiếp nhất mà chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá trong xã hội tư bản đã đưa đến cho con người. Vì thế, C.Mác đã khẳng định, xoá bỏ chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá là lời kêu gọi khẩn thiết nhất nhằm cứu lấy con người, giải phóng con người(3).

Cũng với tư duy biện chứng duy vật và trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà triết học, xã hội học tiền bối và đương thời, C.Mác đã khẳng định chủ nghĩa cộng sản chính là sự phủ định một cách tất yếu, tự nhiên mà lịch sử xã hội loài người dành cho chế độ tư hữu và cũng là một bước tiến lớn của lịch sử trong sự nghiệp giải phóng con người, để trả lại những gì mà chế độ tư hữu đã cướp đi, đã lấy đi của con người. Chủ nghĩa cộng sản ấy là sự giải phóng triệt để mọi lực lượng bản chất của con người; biến mọi cảm giác, thuộc tính và nhu cầu của con người thành cảm giác, thuộc tính và nhu cầu xã hội; biến cả thế giới đối tượng thành “thế giới đối tượng có tính chất người”; giải phóng con người khỏi cả tôn giáo - một biểu hiện cơ bản của sự tha hoá con người về ý thức, tinh thần và giải phóng con người khỏi cả chế độ tư hữu - nhân tố cơ bản làm con người tha hoá trong hiện thực. Do vậy, chủ nghĩa cộng sản như là “sự xoá bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu – sự tự tha hoá ấy của con người”, là “chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị” với tư cách yêu cầu khách quan của cuộc sống, là “chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị”, là “sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người, vì con người”(4). Chủ nghĩa cộng sản ấy quyết không phải là thứ chủ nghĩa cộng sản thô lỗ, cùng khổ, phủ nhận toàn bộ sự phát triển của văn hoá, văn minh trước đó để trở về trạng thái giản đơn, trái tự nhiên, làm mất hết nhu cầu phong phú của con người, đưa con người xuống địa vị còn thấp hơn cả địa vị của con người trong chế độ tư hữu.

Nhưng, xóa bỏ chế độ tư hữu một cách tích cực để xây dựng chủ nghĩa cộng sản và nhằm giải phóng con người là một bài toán vô cùng nan giải mà muốn giải nó, cần phải trải qua một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực. Bởi, một mặt, chế độ tư hữu đã tồn tại hàng ngàn năm; nó đã ăn sâu bám rễ một cách thâm căn cố đế, đã trở thành nếp cảm, nếp nghĩ như một thói quen cố hữu của triệu triệu con người và do vậy, việc xóa bỏ nó là hành động con người “tự tước bỏ mình”, hóa thân thành người khác. Mặt khác, để xóa bỏ chế độ tư hữu, con người cần phải hiểu được bản chất của nó. Song, như C.Mác đã khẳng định: “Đúng là con người đã hiểu khái niệm chế độ tư hữu, nhưng nó chưa làm rõ được cho mình bản chất của chế độ đó, và do vậy, chừng nào mà con người còn chưa nhận thức được “bản chất tích cực của chế độ tư hữu và chưa hiểu được tính chất con người của nhu cầu” thì họ “còn bị chế độ tư hữu cầm tù và truyền nhiễm”(5). Hơn nữa, theo C.Mác, “muốn xoá bỏ tư tưởng về chế độ tư hữu, thì tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đủ rồi. Còn muốn xoá bỏ chế độ tư hữu trong hiện thực thực tế thì phải có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện thực”(6).

Chính vì vậy, để giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, sau này, C.Mác đã tự xác định cho mình nhiệm vụ phải làm rõ bản chất của chế độ tư hữu và phát hiện, khơi dậy, tập hợp, phát triển những hành động cộng sản do chính lịch sử đem lại. Cũng do vậy, ngay sau khi hoàn thành Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 và đến những phút chót của cuộc đời, C.Mác đã dốc toàn bộ tâm lực của mình vào việc luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng, với mong muốn giúp nhân loại sớm thoát khỏi cảnh đọa đày, đau khổ để trở về với con người với tất cả những gì tốt đẹp của từ này. Vì thế, những tác phẩm sau này của C.Mác, như Sự khốn cùng của triết học, Tư bản,… và những tác phẩm mà C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung, dù rất ít, hoặc không trực tiếp đề cập tới vấn đề giải phóng con người, thậm chí cả khi bàn về vấn đề bạo lực và chiến tranh, vẫn thấm đượm tinh thần giải phóng con người. Bởi các tác phẩm này, cùng với những hoạt động thực tiễn của hai ông, đều nhằm đấu tranh với những quan điểm phản diện, giúp nhân loại nhận thức đúng bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa, nhận thức đúng chủ nghĩa cộng sản như một nguyên tắc tất yếu, khách quan, tiên quyết của cuộc sống hiện thực và chỉ ra những con đường, biện pháp đúng đắn để con người, trước hết là giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, tự giác đứng lên làm cuộc cách mạng nhằm “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu”, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, hoàn thành sự nghiệp giải phóng con người.

Ngày nay, thế giới đã có nhiều đổi thay so với thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen và cả thời kỳ V.I.Lênin; trong đó, hai sự kiện lớn nhất khiến người ta hoài nghi về tính đúng đắn của học thuyết giải phóng con người của C.Mác - đó là sự thích nghi của chủ nghĩa tư bản và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu.

Vậy, phải chăng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thay đổi bản chất của nó, đã trở nên nhân đạo, nhân văn hơn? Câu trả lời là không! Ở trung tâm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày nay, như ở Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do lợi dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và trước sức ép từ những thành tựu giải phóng con người của chủ nghĩa xã hội, đã tiến hành hàng loạt sự điều chỉnh về chế độ sở hữu, về đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. So với thời kỳ của C.Mác, ở đây, đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân đã được đảm bảo hơn, số người lao động trí óc ngày càng tăng, số người lao động chân tay giảm, khủng hoảng lớn như những năm 30 của thế kỷ XX ít xảy ra, nhà nước tư sản ngày càng có vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế…

Song, thứ nhất, những thay đổi và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản vẫn không làm thay đổi bản chất của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đó chẳng qua chỉ là những biện pháp xả van an toàn, tháo ngòi nổ của những mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa giai cấp tư sản và toàn thể nhân dân lao động vốn đang tồn tại cố hữu trong xã hội tư bản hiện đại. Bằng cách bán những cổ phần nhỏ nhoi cho người công nhân, làm cho họ lầm tưởng như được dự phần ăn chia lợi nhuận, tham gia vào tổ chức, quản lý doanh nghiệp tư bản, nhưng trong thực tế, các biện pháp này không giúp những người công nhân và đa số cổ đông bé nhỏ có đủ tiếng nói quyết định trong các công ty tư bản và càng không đủ sức thay đổi sở hữu tư bản chủ nghĩa. Quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm của cái gọi là các công ty cổ phần này vẫn là của các ông chủ tư bản. Do vậy, khát vọng ngày càng có nhiều giá trị thặng dư của giai cấp tư sản luôn đồng nghĩa với việc giai cấp công nhân nói riêng, người lao động làm thuê nói chung ngày càng bị bóc lột nặng nề hơn, bị tha hoá nhiều hơn. Đó vẫn luôn là qui luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hiện nay, “tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư đã không ngừng tăng lên, đạt mức khổng lồ 500%”(7). Và, đúng như Ian Hunt – Giám đốc Trung tâm triết học ứng dụng của Đại học Tổng hợp Flinders Nam Australia đã đánh giá: “Những luận điểm của Mác về bản chất bóc lột của mối quan hệ giữa nhà tư bản sử dụng lao động và người lao động vẫn đúng cho đến ngày nay”(8).

Thứ hai, những tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại không thể giúp con người nói chung, giai cấp công nhân nói riêng bớt đau khổ và thoát khỏi sự tha hoá.

Sự thật là, những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ hiện đại chỉ giúp lao động của người công nhân ở các nước tư bản phát triển phần nào nhẹ nhàng hơn. Nhưng, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ sản xuất mới cũng đồng nghĩa với việc đào thải các dây chuyền công nghệ cũ cùng những người lao động làm thuê gắn liền với công nghệ ấy. Vì vậy, trong chế độ tư bản hiện đại, do hậu quả trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà người lao động luôn phải đối mặt với nạn thất nghiệp không chỉ bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, mà còn bởi sự xuất hiện nhanh chóng của công nghệ sản xuất mới đưa đến. Hơn nữa, trong chế độ tư bản, bản thân các nhà khoa học và những sản phẩm công nghệ cũng là một loại hàng hoá, một công cụ để phục vụ lợi ích của chủ tư bản. Vì thế, các sản phẩm khoa học và công nghệ rất có thể sẽ được sử dụng vào những mục đích phi nhân đạo, chống lại và giết hại con người, mà vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, ma tuý tổng hợp... là những ví dụ điển hình.

Thứ ba, khủng hoảng ngày càng thường xuyên và không kém phần trầm trọng khiến cho các “cuộc chiến tranh” giữa người và người trong xã hội tư bản ngày càng trở nên tàn khốc; đồng thời đẩy nhanh tốc độ tha hoá con người; làm gia tăng thói ích kỷ, vụ lợi, tính cách lạnh lùng, tàn nhẫn và chủ nghĩa cá nhân cực đoan trong mọi tầng lớp xã hội; khiến đa số công nhân lâm vào cảnh bần cùng hoá tuyệt đối. Chỉ tính riêng từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay đã có tới 5 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: 1957-1958; 1965-1967; 1973-1974; 1979-1982; 1990-1991, đó là còn chưa kể những cuộc khủng hoảng về năng lượng 1970, tài chính 1997…, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng sâu sắc đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ hiện nay. Người chịu thiệt hại và đau đớn nhất trong các cuộc khủng hoảng này chắc chắn là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Một số lớn những người lao động làm thuê sẽ thất nghiệp, bị bần cùng hoá tuyệt đối và mặc dù, không bị chết đói như thời của C.Mác, nhưng họ vẫn bị sống lay lắt, bị hạ nhục nhân cách do phải sống bằng sự bố thí của xã hội dưới tên gọi “trợ cấp thất nghiệp”.

Phần còn lại của thế giới tư bản, nhất là ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, bộ mặt phản nhân văn của chủ nghĩa tư bản hiện đại càng rõ hơn. Là những quốc gia sinh sau đẻ muộn, các nước này đã phải hứng chịu tất cả những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản trong suốt quá trình tồn tại của nó, với mức độ khủng khiếp hơn, cùng những hình thức vừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn, dã man hơn. Ngoài “bốn con rồng châu Á” mà sự phát triển chủ yếu là nhờ tận dụng được những cơ hội của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954-1975), còn tuyệt đại bộ phận các nước tư bản khác, mặc dù được “sự giúp đỡ” về tài chính, công nghệ và cả những phương pháp bóc lột từ thời hiệp tác giản đơn, công trường thủ công đến thời kinh tế tri thức… của các tập đoàn tư bản đa quốc gia, xuyên quốc gia, nhưng họ không những không thoát được thân phận những nước nghèo, mà còn lún sâu hơn vào tình cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống của con người ngày càng bi đát hơn. Những con số sau đây phần nào nói lên thực trạng bi thảm đó. Năm 1980, toàn thế giới có 25 quốc gia bị liệt vào hạng những nước kém phát triển nhất thì đến năm 2001, con số đó đã lên tới 48 quốc gia(9). Nợ nước ngoài của các nước này chiếm tới 90% GDP và đã tăng hơn 400 lần từ năm 1955 đến năm 2001; 51 nước con nợ không có khả năng thanh toán, thậm chí một số nước không có khả năng trả lãi hàng năm. Vì thế, hiện nay, 44% số dân Mỹ Latinh sống dưới mức nghèo khổ, số người thất nghiệp tăng gấp hai lần so với cách đây 10 năm(10).

Thứ tư, trong phạm vi toàn cầu, chủ nghĩa tư bản vẫn lộ nguyên hình là thủ phạm gây chiến tranh giết hại con người, là nhân tố cơ bản gây ô nhiễm môi trường sống, giam hãm hàng tỉ con người trong cảnh nghèo đói, khốn khổ.

Bị mê hoặc bởi siêu lợi nhuận kếch sù từ buôn bán vũ khí (chỉ sau lợi nhuận buôn bán ma tuý), các tập đoàn công nghiệp quân sự có quy mô lớn luôn chủ trương gây chiến tranh, đe doạ chiến tranh để kích thích nhu cầu sử dụng vũ khí, nhằm vơ vét lợi nhuận. Đó cũng là lôgic phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chưa kể các cuộc chiến tranh trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích của các tập đoàn tư bản, mang hình thức sắc tộc, tôn giáo ở Nam Tư và ở Cônggô, chỉ tính riêng 4 cuộc chiến tranh do Mỹ và liên quân tiến hành trong vòng 12 năm, từ 1991 đến 2003, chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến tranh Côsôvô (1999), chiến tranh Afghanistan (2002), chiến tranh Irắc (2003) mà đã không ít lần, người ta bàn tính đến “kịch bản có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật”(11) cùng với việc tàng trữ số lượng lớn vũ khí hạt nhân có thể huỷ diệt trái đất nhiều lần, đủ để nói lên bộ mặt cuồng chiến, hiếu sát của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Cũng do ma lực của đồng tiền, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang tiến hành bóc lột thậm tệ, vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Tình trạng đó không chỉ huỷ hoại cái “thân thể vô cơ” của con người, biến “ngôi nhà” trái đất thành hoang mạc, thành bãi rác của đủ loại phế thải, làm phát sinh hàng loạt dịch bệnh mới đe doạ sự sống còn của nhân loại, mà còn biến con người ở các nước tư bản phát triển thành “cái máy tiêu dùng” vô độ theo triết lý “sống để ăn” chứ không phải “ăn để sống” và làm cho ở các nước tư bản chậm phát triển và đang phát triển có tới 1,2 tỉ người đói ăn, 1,1 tỉ người thiếu nước sạch, 2,4 tỉ người không đảm bảo vệ sinh(12). Gần đây, trước sức ép của dư luận tiến bộ, các nước trên thế giới đã đạt được thoả thuận dưới dạng Nghị định thư Kyoto nhằm giảm bớt 5% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012. Mặc dù là một kết quả rất hạn chế, nhưng vì để tránh gây tổn hại lớn cho các chủ tư bản khi phải đầu tư vào việc thay đổi công nghệ theo hướng có lợi cho môi trường, ngay từ năm 2001, Mỹ - một nước thải ra lượng khí độc hại chiếm tới 1/4 lượng khí thải toàn thế giới vẫn trắng trợn bác bỏ.

Như vậy, dù đã thay hình dổi dạng, nhưng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận được”, một nguồn gốc chủ yếu làm tha hoá con người, một trở lực mà nhất định, nhân loại phải vượt qua trên con đường tự giải phóng mình.

Thứ năm, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu không làm suy giảm vai trò của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với tư cách một chế độ xã hội giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất cực kỳ to lớn đối với nhân loại tiến bộ nói chung, sự nghiệp giải phóng con người nói riêng. Nhưng, đây không phải là sự sụp đổ của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội “quan liêu, tự mãn, bảo thủ, trì trệ”(13), không tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, không kế thừa được “toàn bộ sự phát triển của văn hoá, văn minh trước đó” và nhất là, không chỉ không phát huy được năng lực sáng tạo, lực lượng bản chất người của triệu triệu quần chúng nhân dân lao động, mà còn làm thui chột những năng lực ấy, đưa con người trở về trạng thái giản đơn, không có nhu cầu, trái tự nhiên. Về thực chất, đó là sự thất bại của một mô hình chủ nghĩa xã hội không được xây dựng đúng với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin.

Tuy hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, hệ thống ấy đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giải phóng con người. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã góp phần quyết định đánh thắng chủ nghĩa phát xít, cứu cả loài người khỏi thảm hoạ diệt chủng. Việc Liên Xô đuổi kịp và vượt các nước tư bản chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo tiền đề to lớn để giải phóng, phát triển con người và chứng minh sức sáng tạo vĩ đại của những con người xã hội chủ nghĩa khi họ được làm chủ vận mệnh của mình. Đặc biệt, sự cải thiện đời sống của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng không phải là xuất phát từ lòng hảo tâm của giai cấp tư sản, mà chủ yếu là do sức ép của những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp giải phóng con người ở các nước xã hội chủ nghĩa phản chiếu tới.

Hiện nay, những tìm tòi, thử nghiệm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng những gì đã đạt được ở các nước này về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, dân chủ hoá đời sống xã hội… đã thật sự mang lại hạnh phúc cho con người. Theo kết quả điều tra mới đây của tổ chức New Economics Foundation (NEF), người Việt Nam được đánh giá là một trong những người hạnh phúc nhất ở châu Á, xếp thứ 12/178, trong khi Mỹ ở vị trí 150, Pháp 129, Canada 111, Anh 108, Nhật 95, Đức 81. Điều này cho thấy, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng, chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung là một chế độ ưu việt, một chế độ của con người, vì con người và là chế độ hoàn toàn có khả năng tự đổi mới để tồn tại, phát triển trong những thời khắc khó khăn, khắc nghiệt nhất của lịch sử.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại hiện đã đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản toàn cầu, giai đoạn có thể coi là cuối cùng của sự phát triển của nó, đồng thời cũng là thời kỳ chuẩn bị cho sự phủ định của lịch sử đối với chính nó để thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Giai đoạn có thể coi là cuối cùng này trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản được biểu hiện, trước hết, bởi những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về kinh tế - xã hội, như đã phân tích trên đây, nhằm thích nghi trong điều kiện mới đã đến giới hạn cuối cùng, không cho phép giai cấp tư sản tiếp tục điều chỉnh, nếu không muốn chuyển sang một chế độ xã hội khác. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản hiện đại cùng những điều chỉnh của chúng đã làm xuất hiện nhiều hơn những mầm mống của chủ nghĩa xã hội tương lai. Lực lượng sản xuất đã phát triển đạt trình độ xã hội hoá rất cao, việc xích lại gần nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn…, quản lý kinh tế của nhà nước tư sản ngày càng có hiệu quả “đến mức chỉ cần thay đổi bản chất giai cấp của nhà nước thì chúng ta đã tiếp cận đến mô hình nhà nước chủ nghĩa hiện đại”(14) - đó là những tiền đề khách quan tự phủ định chủ nghĩa tư bản, ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Điều đó cũng chứng tỏ nhân loại nhất định sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội, “một chủ nghĩa xã hội nhân văn, đặt con người… lên trên hết mọi thứ”(15) như một tương lai tất yếu của mình.

Theo đó, có thể khẳng định, học thuyết giải phóng con người của C.Mác vẫn là một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, có sức sống trường tồn. Học thuyết đó vẫn soi sáng con đường cách mạng tự giải phóng của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Học thuyết đó nhất định thắng lợi mà không một thế lực nào ngăn cản nổi.

(*) Đại tá, Tiến sĩ, Phó chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quân sự.

(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.133.

(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.131.

(3) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.173.

(4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.167.

(5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.167.

(6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.194.

(7) Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương. Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Hà Nội, 2005, tr.57.

(8) Lư Phổ An. Đi trước thời đại. Báo Lao động, ngày 14 - 3 - 2008.

(9) Xem: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Sđd., tr.57.

(10) Xem: Trần Xuân Trường. Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.92,93.

(11) Trần Xuân Trường. Sđd., tr.104.

(12) Xem: Trần Xuân Trường. Sđd., tr.89.

(13) Trần Xuân Trường. Sđd., tr.67.

(14) Trần Xuân Trường. Sđd., tr.71.

(15) Nguyễn Văn Thanh. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong quá trình toàn cầu hoá. Tạp chí Cộng sản, số 785, 2008, tr.110 .



Giải phóng con người là gì
Bình luận

Mục lục bài viết

  • 1. Mở đầu vấn đề
  • 2. Vai trò con người trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc
  • 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về con người
  • 4. Vận dụng sáng tạo tư tưởng C. Mác về con người, giải phóng con người
  • 5. Kết thúc vấn đề

Kỷ niệm 199 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 – 5/5/2017)

Tư tưởng Các Mác vì sự nghiệp giải phóng con người

Giải phóng con người là gì
Giải phóng con người là gì

Cập nhật: 08:17 05-05-2017

Giải phóng con người là gì

Các Mác (1818 - 1883).

Nhìn lại lịch sử các học thuyết xã hội của nhân loại, C.Mác không phải là người đầu tiên phát hiện tính xã hội của con người. Song C.Mác đã vượt lên trên các quan niệm triết học về con người, sử dụng phương pháp tiếp cận vấn đề con người trên quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử để kiến giải thuyết phục bản chất xã hội của con người.

Ngay thời còn trẻ, C.Mác đã viết những tác phẩm nổi tiếng như: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen” (1843), “Bản thảo kinh tế-triết học 1844”. Trong các tác phẩm đó, C.Mác phê phán những quan điểm duy tâm về con người, kiến giải về bản chất xã hội của con người bắt nguồn từ lao động, nêu ra phạm trù “lao động bị tha hóa” và thực hiện ý định xây dựng hệ thống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường đấu tranh để “giải tha hóa”. Trong tác phẩm “Luận cương về Phoi-ơ-bắc” (1845), C.Mác đưa ra luận đề mang tính kinh điển: “... bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”(1). Vấn đề con người mà C.Mác đề cập không phải trong trạng thái tự nhiên thuần túy, mà là con người hiện thực, với tư cách vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa là chủ thể cải tạo giới tự nhiên. Quan điểm của C.Mác cũng chỉ ra trong sự tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội (quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp…), tính quy định bản chất con người được xem xét không tách rời, cô lập với quan hệ giữa con người với tự nhiên. C.Mác khẳng định, con người như một thực thể song trùng: Tự nhiên-xã hội và cái căn bản, quyết định bản chất con người là xã hội, quan hệ xã hội hiện thực. Những tác động lên tự nhiên cũng gây ra sự biến đổi trong đời sống con người, xét cả về phương diện sinh học và xã hội. Vì vậy, thông qua hoạt động thực tiễn con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình.

Trong các công trình nghiên cứu của C.Mác, không có vấn đề nào của triết học C.Mác lại tách rời mối quan hệ hữu cơ với con người; bởi con người luôn giữ vị trí trung tâm và là mục tiêu cao nhất của học thuyết Mác. Lý tưởng nhân văn xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ các công trình khoa học và hoạt động xã hội của C.Mác là tìm ra con đường giải phóng và phát triển con người, trước hết và chủ yếu là xóa bỏ những điều kiện kinh tế-xã hội dẫn đến sự tha hóa con người. Ông đã phân tích sâu sắc sự tha hóa của người lao động trong xã hội tư bản, chỉ rõ sở hữu tư nhân vừa là sản phẩm, hậu quả của lao động bị tha hóa, vừa là phương tiện làm cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác cùng với Ph.Ăng-ghen chỉ ra nguyên nhân chủ yếu làm cho lao động bị tha hóa do còn tồn tại sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì thế, để giải phóng con người khỏi sự tha hóa, tạo điều kiện phát triển toàn diện, hài hòa những “năng lực nhân tính” cho từng cá nhân, vấn đề cốt lõi phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, cụ thể là chế độ tư hữu tư sản. Khi chế độ tư hữu tư sản bị loại bỏ thì mọi cơ sở cho sự tồn tại chế độ nô dịch con người cũng mất theo. Quan điểm mang tính khoa học và cách mạng đó đã minh chứng học thuyết Mác thực sự là một học thuyết đầy tính nhân văn, nhân đạo cao cả.

Khi nghiên cứu vấn đề “giải tha hóa”-giải phóng con người khỏi sự nô lệ vào người khác, C.Mác đã chỉ ra sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử là một quá trình lịch sử-tự nhiên. Trong đó, xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước và biểu hiện cụ thể mỗi bước phát triển đó là mức độ giải phóng con người. Ông chỉ ra vấn đề cốt lõi chi phối sự phát triển xã hội là lực lượng sản xuất. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, mỗi bước tiến bộ của nền văn minh cũng là mỗi bước con người được giải phóng về mặt cá nhân và phát triển toàn diện hơn các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thực tiễn lịch sử cho thấy, chủ nghĩa tư bản ra đời với nền đại công nghiệp phát triển đã tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội, song chủ yếu do một số ít người thuộc tầng lớp giai cấp tư sản nắm giữ. Vì thế, bên cạnh việc tạo ra những lâu đài lộng lẫy cho giai cấp tư sản, nó cũng đồng thời tạo ra sự bần cùng hóa cho người lao động, với những ngôi nhà ổ chuột của phần lớn người công nhân. Sự phồn vinh và nghèo khổ luôn song hành cùng nhau trong xã hội tư bản; bởi giai cấp tư sản chỉ có thể làm giàu trên lưng của những người lao động, còn người công nhân chẳng có gì ngoài sức lao động bán cho nhà tư bản. C.Mác đã phân tích sâu sắc trong Bộ “Tư bản”, chỉ rõ giai cấp vô sản được hình thành và phát triển nhanh chóng trong xã hội tư bản, cũng đồng thời tồn tại với tư cách là giai cấp đối lập với giai cấp tư sản và chứa đựng mầm mống để phủ định chính cái xã hội đầy rẫy sự áp bức, bóc lột, bất bình đẳng đã sinh ra nó. C.Mác đã nhấn mạnh biện chứng của quá trình lịch sử-tự nhiên với một luận điểm nổi tiếng: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”(2). Theo C.Mác, một hình thái kinh tế-xã hội mới tất yếu ra đời có khả năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế-xã hội cũ, đồng thời xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn, đó là hình thái kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa với bản chất chế độ xã hội ưu việt tất cả do con người, vì con người.

____________________________________

(1) C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tập 3, 1995, tr.11.

(2) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr.628.

Theo QĐND

Tin liên quan