Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

Nếu sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho Thương mại điện tử trở thành “miếng bánh thơm” đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư thì Kinh doanh thương mại sẽ là công cụ đắc lực góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp. 
Một số yếu tố tương đồng của 2 ngành học này khiến nhiều thí sinh băn khoăn Ngành Kinh doanh thương mại và ngành Thương mại điện tử khác như thế nào? chương trình đào tạo cụ thể ra sao, cơ hội việc làm trong thị trường lao động hiện nay đối với các ngành học này như thế nào? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

Ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử được hiểu như thế nào?

Để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của 2 ngành học này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử. 
Kinh doanh thương mại là ngành học thiên về các hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

 

 

Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

Ngành Kinh doanh thương mại với Thương mại điện tử khác như thế nào? là câu hỏi chung của nhiều thí sinh


Còn Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại (mua - bán) thông qua những phương tiện điện tử hiện đại với các chuyên ngành kinh doanh trực tuyến, Marketing trực tuyến. Về bản chất, Thương mại điện tử không thay đổi so với các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, mua bán, marketing quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Chương trình học của ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử khác nhau ra sao?

Là hai ngành học có nhiều điểm tương đồng ở kiến thức cơ sở về kinh doanh, song về kiến thức chuyên sâu Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử đều có những môn học đặc thù, thể hiện hướng nghiên cứu riêng của ngành. Theo đó, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại tại UEF sẽ được tiếp cận các kiến thức và kĩ năng về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi bán lẻ, nghiệp vụ bán hàng và phân tích tài chính, marketing, nghiệp vụ PR, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng.

Với ngành Thương mại điện tử, UEF sẽ tập trung trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh,... Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử

Bên cạnh các yếu tố về chương trình đào tạo, kiến thức chuyên ngành, dựa vào vị trí công việc bạn có thể dễ dàng phân biệt ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? 
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể đảm nhận các công việc như:

 
  • Nhân viên kinh doanh tại các công ty, cửa hàng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
  • Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi, chuyên viên bộ phận thu mua, nhân viên bộ phận bán hàng;
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các công ty, doanh nghiệp thương mại, sản xuất, tiêu dùng,…
  • Chuyên viên marketing, PR,…
  • Với kinh nghiệm và năng lực có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…
   
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan và doanh nghiệp; 
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin hoặc lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước,
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành; Giảng viên ngành Thương mại, điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
 

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, dù là hình thức thương mại truyền thống hay hiện đại, Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử vẫn là nhóm ngành trong tình trạng “khát nhân lực”. Với việc nắm bắt được ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? sẽ là một lợi thế lớn giúp thí sinh cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn trong hành trình “chọn ngành - chọn nghề”.

 

Bởi: icontract.com.vn - 30/03/2022 Lượt xem: 609 Cỡ chữ

Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường
Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

   Hợp đồng truyền thống giao kết bằng văn bản là hình thức phổ biến trong các hoạt động giao dịch hiện nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, thuật ngữ “hợp đồng điện tử” lại được nhắc đến thường xuyên hơn. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Có những loại hợp đồng điện tử nào?

1.Hợp đồng điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.

Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

Hợp đồng điện tử thiết lập dưới dạng thông tin.

2. Có những loại hợp đồng điện tử nào?

Có hai cách chính để phân loại hợp đồng điện tử: dựa theo công nghệ sử dụng hoặc theo chủ thể, mục đích, nội dung. Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong phần dưới đây:

2.1. Phân loại hợp đồng điện tử theo công nghệ sử dụng

Dựa trên quá trình phát triển và công nghệ sử dụng khi ký kết, người ta phân chia hợp đồng điện tử thành các loại sau:

  • Hợp đồng điện tử được một bên đưa lên website.

Thông thường, loại hợp đồng này là hợp đồng truyền thống, được một bên soạn thảo và đưa lên website để các bên tham gia ký kết. Hợp đồng sẽ có 2 tùy chọn “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” để các bên tham gia xác nhận, đồng ý với các điều khoản trên hợp đồng. 

Để ký loại hợp đồng này, thường có 2 dạng phổ biến: Hợp đồng truyền thống hình thành qua giao dịch tự động và hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký số. 

  • Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử.

Loại hợp đồng này có đặc điểm nổi bật là các nội dung không được soạn sẵn mà hình thành trong giao dịch tự động. Dựa trên thông tin khách hàng nhập vào, máy tính sẽ tự động tổng hợp và xử lý. Cuối giao dịch, hợp đồng điện tử được tổng hợp và hiển thị để khách hàng xác nhận. Sau đó, bên bán sẽ được gửi thông báo về hợp đồng, xác nhận với người mua qua các phương thức email, điện thoại, fax…

Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

Có nhiều cách để phân loại hợp đồng điện tử.

  • Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử.

Tương tự như hợp đồng truyền thống, quy trình giao dịch, đàm phán và ký kết được các bên thực hiện và sử dụng máy tính, internet, email để thực hiện giao kết. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là truyền tải thông tin nhanh chóng, chi phí thấp và phạm vi rộng. Tuy nhiên, nhược điểm là tính bảo mật và ràng buộc trách nhiệm của các bên không cao. 

  • Hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký số/chữ ký điện tử trên nền tảng của bên thứ ba.

Đặc điểm của loại hợp đồng này là các bên phải có chữ ký số/chữ ký điện tử để xác nhận vào thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Do vậy, loại hợp đồng này có độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm cao nhất so với các hình thức trên. 

Thông thường, quy trình để ký kết hợp đồng được thực hiện như sau:

Bên thứ ba sẽ cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký kết, ký kết và lưu trữ, quản lý trên cùng một nền tảng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện việc ký kết dễ dàng trong thời gian ngắn, tối ưu công sức, tiết kiệm chi phí, nguồn lực mà vẫn đảm bảo tính pháp lý. 

2.2. Phân loại theo chủ thể, mục đích, nội dung

Căn cứ theo mục đích, chủ thể, nội dung, có thể phân loại hợp đồng điện tử thành các nhóm như sau:

  • Hợp đồng lao động điện tử.

Là giao kết được thực hiện giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện lao động, sử quản lý, điều hành và giám sát của một bên, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động dưới dạng thông điệp điện tử. 

Theo đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp phát sinh thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. 

  • Đặc điểm của hợp đồng lao động điện tử: Gồm chủ thể (người lao động và người sử dụng lao động), mục đích (hoàn thành quá trình lao động), hình thức (thông điệp dữ liệu điện tử).
  • Phân loại hợp đồng lao động điện tử: Không xác định thời hạn, xác định thời hạn và theo mùa vụ.

Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

Hợp đồng lao động điện tử 

Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền hoặc nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

Theo quy định, một số lĩnh vực sẽ không được áp dụng hình thức hợp đồng điện tử: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử, hồi phiếu và một số giấy tờ đặc biệt khác. 

  • Đặc điểm của hợp đồng dân sự điện tử: Chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân), mục đích (lợi ích hợp pháp giữa các bên), nội dung (quyền và nghĩa vụ mà các bên quy định cho nhau), hình thức (thông điệp dữ liệu điện tử).
  • Các loại hợp đồng dân sự điện tử: Hợp đồng song vụ, đơn vụ, hợp đồng chính, phụ, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba, hợp đồng có điều kiện.
  • Hợp đồng thương mại điện tử

Là hợp đồng được giao kết giữa các bên trong đó có ít nhất một bên là thương nhân, chủ thể còn lại có tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. 

  • Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử: Chủ thể (một bên là thương nhân, chủ thể còn lại có tư cách pháp lý), mục đích (lợi nhuận), đối tượng (hàng hóa), nội dung (thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng), hình thức (thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu).
  • Phân loại: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.

Trên đây Icontract đưa ra lời giải cho câu hỏi có những loại hợp đồng điện tử nào, hợp đồng nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Các tin tức liên quan:

    Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường

    Hđ thương mại điện tử có điểm gì khác biệt so với hđ thương mại thông thường