Hỗn hợp e gồm các este đều có công thức c8h8o2 và có vòng benzen. cho m gam e

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1?

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

A. 13,60.

B. 8,16.

C. 16,32.

D. 20,40.

Hỗn hợp E gồm sáu este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được 20,5 gam hỗn hợp muối và hỗn hợp ancol X. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Phần trăm khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là

A. 92,57%.

B. 61,71%.

C. 77,14%.

Đáp án chính xác

D. 69,43%.

Xem lời giải

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vửa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây sai?

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.

Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:

(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.

(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.

(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.

(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 41,1 gam E cần vừa đủ 1,295 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 41,1 gam E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 3,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 16,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng của X là

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 1,3 mol CO2 và 1,4 mol gam H2O. Mặt khác 37,6 gam M phản ứng vửa đủ với 100 ml dung dịch KOH 5M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?

X, Y, Z là ba axit cacboxylic no,đơn chức, mạch hở cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 20,384 lít CO2 (đktc) và 14,94 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 20,384 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,44gam Ag. Mặt khác, cho 12,21 gam M phản ứng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 36 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 33,4 gam chất lỏng X và 12,8 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 9,54 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 19,04 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C). Đốt cháy 20,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 36,9 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 20,3 gam E với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 48,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam, đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 1,5 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,9 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với số nào sau đây

Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng hai muối của hai axit no là a gam.

Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. 

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức). Đốt cháy hoàn toàn 10,86 gam E trong O2 thu được H2O và 0,44 mol CO2. Mặt khác, cho 10,86 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm ba ancol và dung dịch chứa 11,88 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp. Toàn bộ T cho vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 4,83 gam. 

Hỗn hợp E gồm ba este đều đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ). Cho 0,09 mol hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ tối đa 0,11 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp hơi G gồm một anđehit, một ancol và phần rắn chứa 9,7 gam 2 muối. Chia G thành 2 phần bằng nhau: Phần một cho vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 4,32 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,07 mol CO2. 

Cho 9,38 gam hỗn hợp X1 gồm: đimetyl ađipat; anlyl axetat; glixerol triaxetat và phenyl benzoat thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam hỗn hợp muối và 2,43 gam hỗn hợp X2 gồm các ancol. Cho toàn bộ hỗn hợp X2, thu được ở trên tác dụng với K dư, thu được 0,728 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,38 gam hỗn hợp X1 bằng O2 dư, thu được 11,312 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?

X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết π, (MX < MY); Z là este no, hai chức, mạch hở. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp M chứa 2 muối và hỗn hợp G chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng toàn bộ G với H2SO4 đặc ở 140oC (giả sử hiệu suất đạt 100%) thu được 19,35 gam hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy toàn bộ M cần dùng 1,675 mol O2, thu được CO2, 0,875 mol H2O và 0,375 mol Na2CO3. 

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?