J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024

08:42 | 13/10/2015

- Giữa chân đế giàn khoan và công nghệ sinh học từ trước đến nay chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng gần đây mối liên hệ này được thiết lập sau khi một số nghiên cứu của các trường đại học quốc gia Hoa Kỳ được công bố.

Việt Nam cần coi trọng phát triển nguồn khí đốt từ đá phiến sét

TS. TRẦN NGỌC TOẢN

Lý do thật đơn giản: hằng năm, một lượng sinh vật biển lớn sống bám vào các chân đế giàn khoan gây ra nhiều nguy hiểm và phiền toái.

Từ việc nghiên cứu loại trừ hiện tượng này bằng biện pháp sinh học, các nhà khoa học lại mở ra những nghiên cứu mới mà chân đế giàn khoan trở thành nơi cung cấp vật mẫu.

Từ lâu các chuyên gia y học coi các sinh vật biển, đặc biệt là hàu, tảo, sao biển, bọt biển, động vật thân mềm, vv… như một nguồn dược liệu. Họ cho biết đã tìm ra một loại bryozoa tiết ra một hợp chất có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, một số loại tảo có khả năng chống viêm nhiễm. Họ cũng tin rằng các sinh vật biển có thể cung cấp một số hợp chất có thể điều trị được bệnh AIDS, ung thư, hoặc một số bệnh nan y khác.

Ngoài giá trị sử dụng như dược liệu, thực phẩm, sinh vật biển này cũng đem lại nhiều lợi ích chưa được phát hiện khác.

Giáo sư Lavrence Rouse ở viện nghiên cứu duyên hải, thuộc Đại học Quốc gia Louisiana, nhận xét rằng: "Những con hàu có chất kết dính tốt hơn những chất dính mà chúng ta đang biết. Do đó, nếu chúng tôi phát hiện ra các hợp chất và các hóa chất mà sinh vật này sử dụng để bám chặt mình vào các vật cứng thì chúng tôi sẽ phát minh ra chất dính còn tốt hơn nữa".

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024

Chân đế giàn khoan trở thành vườn nuôi nhân tạo đa dạng sinh vật biển.

Nguồn mẫu cung cấp cho các nghiên cứu nói trên gần đây được thu nhận từ các giàn khoan dầu khí biển. Toàn bộ chân đế giàn khoan hoạt động như một ám tiêu san hô, thu hút một cách có chọn lọc những sinh vật đại dương đến sinh sống. Cho nên, với hàng nghìn công trình khoan trên các biển khác nhau về tính chất lý hóa, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, độ sâu và thành phần nước biển, nhiệt độ, áp suất, chế độ thủy động lực, vv… các chân đế giàn khoan trở thành vườn nuôi nhân tạo đa dạng sinh vật biển. Chính vì thế các trường đại học Mỹ đã sử dụng giàn khoan biển làm đối tượng nghiên cứu nguồn công nghệ sinh học.

Các vấn đề mà các nhà khoa học này nghiên cứu bao gồm các chủng loại sinh vật biển tập trung xung quanh các giàn khoan dầu khí, các tác động của môi trường đến sự chọn lọc đa dạng sinh học, giá trị khoa học và kinh tế của từng loại sinh vật cũng như công nghệ khai thác, tinh chế các sản phẩm có giá trị cao.

Riêng việc tìm hiểu cơ chế nào đã thu hút các sinh vật này đến sinh sống, chúng sống như thế nào và ở những chỗ nào trong các bộ phận của giàn khoan, cũng như bằng cách nào để loại bỏ chúng ra khỏi chân đế công trình sao cho dễ dàng và ít tốn kém nhất đã là một đề tài rất lớn để cung cấp dữ liệu khoa học cho việc duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo tính năng kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn cho các công trình biển.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có giá trị lớn lao trong việc xây dựng các cơ sở nuôi trồng chúng sao cho không hại đến môi trường tự nhiên, đồng thời tìm ra nhiều kết cấu và hợp chất hóa học hoàn toàn mới lạ, mà công nghệ sinh học đang cần nghiên cứu để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, rẻ tiền cho nhu cầu đa dạng của loài người.

Cũng từ vấn đề trình bày trên đây chúng tôi nghĩ rằng cần có một chương trình phối hợp nhiều mục tiêu trong cùng một đề án, đặc biệt là các đề án tốn kém trong khoa học - công nghệ biển, để khai thác tối đa các khả năng đem lại lợi ích cho nhiều ngành khoa học - kinh tế và có lẽ cũng là một biện pháp tiết kiệm nhất để phát huy tiềm năng nội lực trong lúc chúng ta còn rất nghèo như hiện nay.

Tham dự Lễ ghi nhận hoàn thành hạng mục thi công chế tạo trên bờ, sẵn sàng thi công biển Topside Giàn BK-21, mỏ Bạch Hổ có đồng chí Nguyễn Quỳnh Lâm - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc; các đồng chí trong Ban Tổng giám đốc; lãnh đạo Bộ máy điều hành; lãnh đạo các đơn vị trong Vietsovpetro, đại diện các nhà thầu và đông đảo cán bộ, kỹ sư, người lao động trực tiếp thi công Topside Giàn BK-21, mỏ Bạch Hổ.

Giàn BK-21 là giàn đầu giếng không có người ở (unmanned) được thiết kế, chế tạo và lắp đặt tại mỏ Bạch Hổ, bao gồm kết cấu chân đế có bến cặp tàu, sàn khoan tạm, các tuyến ống Riser và J-tube; Khối thượng tầng… thiết kế cho 9 giếng khai thác với tổng trọng lượng hơn 2.360 tấn. Sản phẩm khai khác từ BK-21 sẽ được vận chuyển qua Giàn MSP-6 bằng đường ống ngầm. Giàn BK-21 nhận khí Gaslift và nước ép vỉa từ giàn MSP-7 và được cung cấp điện từ Giàn MSP-6.

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024
Đồng chí Đặng Đức Phong - Giám đốc XNXL Vietsovpetro báo cáo sơ kết công tác hoàn thành hạng mục thi công chế tạo trên bờ, sẵn sàng thi công biển Khối thượng tầng Giàn BK-21

Topside Giàn BK-21 nặng gần 900 tấn do Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí (XNXL) và các nhà thầu trong nước thi công. Mặc dù trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là các thiết bị vật tư phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng bằng nỗ lực, trí tuệ của người lao động dầu khí, công trình BK-21 đã được các đơn vị thành viên trong Vietsovpetro tự thiết kế, mua sắm và chế tạo nhiều hạng mục quan trọng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Điểm khác biệt lớn nhất trong công tác thi công chế tạo giàn BK-21 là phần Xí nghiệp Xây lắp tự thực hiện: từ giai đoạn cuốn ống chính; thi công chế tạo và hạ thủy khối Chân đế xuống sà lan vận chuyển VSP-05; công tác chế tạo các bình áp lực và cụm skid trên Topside cũng như công tác lắp đặt biển các giàn BK từ trước đến nay đều do Vietsovpetro tự chủ công nghệ và thực hiện bằng 100% nguồn nội lực.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Xuân Hoàng - Phó Tổng giám đốc thay mặt lãnh đạo Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro chúc mừng tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã hoàn thành vượt kế hoạch công tác chế tạo trên bờ, hạ thủy thành công Topside BK-21 sẵn sàng cho việc đi biển, đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực của các nhà thầu tham gia thi công dự án như PVC-MS và Lilama.

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024
Đồng chí Trần Xuân Hoàng - Phó Tổng giám đốc Vietsovpetro phát biểu tại buổi lễ

Đồng chí Trần Xuân Hoàng cho biết khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhờ hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là sự nỗ lực của các đơn vị thuộc Vietsovpetro và các nhà thầu, khối thượng tầng giàn khoan đã hoàn thành sớm trước 10 ngày.

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024
Hạ thủy thành công Topside BK-21, mỏ Bạch Hổ

Trước những thách thức phức tạp của công tác thi công trên biển, đồng chí Trần Xuân Hoàng tin rằng với bề dày kinh nghiệm cùng với phương án thi công khoa học có tính thực tiễn và kỹ thuật cao cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong Vietsovpetro, Giàn BK-21 sẽ hoàn thành đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiết kiệm chi phí và đặc biệt là công tác an toàn được đảm bảo.

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024
Lãnh đạo Vietsovpetro chúc mừng các đơn vị thi công

Tại buổi lễ, lãnh đạo Vietsovpetro đã tặng hoa chúc mừng cho đại diện các đơn vị thi công hoàn thành hạng mục Topside BK-21 đảm bảo an toàn, chất lượng và vượt tiến độ đề ra.

J-tubes là gì trên chân đế giàn khoan biển năm 2024
Lãnh đạo Vietsovpetro tại Lễ ghi nhận hoàn thành hạng mục thi công chế tạo trên bờ và hạ thủy Topside BK-21

Giàn BK-21 có công suất khai thác 500 tấn dầu thô/ngày. Sau khi hạ thủy, khối thượng tầng sẽ được đưa ra biển lắp đặt lên chân đế. Dự kiến giàn khoan sẽ đón dòng dầu đầu tiên vào ngày 31/10/2020, góp phần hoàn thành kế hoạch khai thác dầu năm 2020 của Vietsovpetro và đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.