Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng.

Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng. Trong các chất dinh dưỡng, chất béo là chất bị yêu ghét lẫn lộn nhiều nhất.

Nó có nhiều công trạng như điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, dự trữ năng lượng, chuyển vận các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, F, K, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9Kcal). Tuy vậy, nó cũng có nhiều tội trạng, vì là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ. Để đánh giá kẻ thiện ác dinh dưỡng này, cần có những hiểu biết về chất béo trong thức ăn để chọn lọc thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe.

Chất béo từ thực phẩm được chia làm 2 loại: mỡ động vật (thể rắn) và dầu thực vật (thể lỏng). Đơn vị cơ bản của chất béo là axít béo. Về mặt cấu trúc, axít béo được chia làm 2 nhóm: axít béo no (axít béo bão hòa) và axít béo không no (axít béo không bão hòa). Axít béo không no có giá trị sinh học cao hơn axít béo no. Cơ thể có thể chuyển glucid và protein thành axít béo no, nhưng lại không tổng hợp được các axít béo không no, mà chỉ được cung cấp qua thức ăn như: axít linoleic, axít linolenic. Dầu thực vật tốt cho sức khỏe hay tốt cho tim mạch hơn mỡ động vật là do axít béo trong dầu thực vật là axít béo không no.

Theo cấu trúc hóa học, có các loại axít béo sau:

Axít béo no:

Có trong mỡ động vật, bơ, sữa, phomát, kể cả dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ. Trong cơ thể người, gan tạo ra cholesterol từ axít béo no. Vì vậy nếu ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ có nguy cơ tăng cholesterol, nhất là cholesterol loại xấu (LDL-C). Các thầy thuốc khuyên nên dùng chất béo no không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến ở người bình thường. Như vậy là quá cao đối với người có tăng mỡ máu.

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Trẻ em cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn

Axít béo không no chứa nhiều nối đôi:

Hay còn gọi là axít béo omega-6. Có trong dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt bắp. Nó có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là giảm lượng cholesterol tốt (HDL-C). Vì vậy cũng có khuyến cáo là không nên dùng chất béo này quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo không no chứa một nối đôi:

Có trong dầu: đậu phụng, hạt điều, ô liu, hạt hạnh nhân. Còn gọi là axít béo omega-3. Có nhiều trong mỡ một số loại cá ở vùng biển lạnh là cá ngừ, cá hồi. Chất béo này được xem là tốt cho tim mạch vì làm giảm cholesterol xấu (LDL-C) mà không làm giảm cholesterol tốt (HDL-C). Các thầy thuốc khuyên người bình thường dùng chất béo loại này cho đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo chuyển hóa (axít béo dạng trans):

Chủ yếu là axít béo nhân tạo. Dầu thực vật chứa axít béo không no ở dạng lỏng. Từ dầu lỏng như dầu đậu nành, dầu bắp… người ta chế biến thành dạng đặc giống như bơ gọi là margarin, bằng một phản ứng hóa học gọi là hydrogen hóa, đưa đến hình thành chất béo dạng trans có trong margarin, kể cả thức ăn nhanh được chiên với dầu ăn như khoai tây chiên, thịt rán, gà rán… Chất béo dạng trans làm tăng cholesterol xấu (LDL-C), giảm cholesterol tốt(HDL-C). Vì vậy, nguy cơ cho người dùng dễ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường. Phải hạn chế dạng chất béo này.

Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo mức tiêu thụ chất béo hàng ngày cho người trưởng thành là 18 - 25% tổng năng lượng khẩu phần. Có 3 nhóm đối tượng cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, và cho con bú. Chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ 7 tháng đến 6 tuổi nhưng không vượt quá 50g/ngày.

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể và là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ tại mô mỡ. Rối loạn chuyển hóa lipid khiến cholesterol trong máu tăng cao, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn lipid máu nhưng chủ yếu được chia thành hai loại:

Loại thứ nhất là rối loạn lipid nguyên phát liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống như: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng, bơ...và lười vận động.

Loại thứ hai là tăng lipid máu thứ phát, do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hội chứng thận hư, suy giáp, bệnh lý gan do tắc nghẽn, béo phì, nghiện rượu…

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, … Vì vậy hãy chú ý hơn tới chế độ ăn uống, vận động hàng ngày cũng như đi kiểm tra sức khỏe định kì nhất là những người trung niên, cao tuổi và người có nguy cơ cao để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Những loại dầu ăn nào có khả năng làm tăng lipid máu?

1. Dầu được sử dụng nhiều lần

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa

Vì để tiết kiệm cũng như chưa nhận thức đúng được mức độ nghiêm trọng mà nhiều hàng quán bán đồ ăn và một số gia đình vẫn còn sử dụng dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần để chế biến món ăn. Dù là loại dầu nào đi chăng nữa, sau nhiều lần đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo, acrylamide và các chất gây ung thư khác. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Do đó, cố gắng không ăn dầu đã qua sử dụng nhiều lần, muốn ổn định lipid máu trong cơ thể có thể chọn các loại dầu như dầu ngô, dầu lạc, dầu oliu, dầu đậu nành,…

Có thể sử dụng nhiều loại dầu ăn cùng nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, tốt nhất nên giữ lượng dầu ăn hàng ngày trong khoảng 25-30 gam, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa chất béo.

2. Dầu cọ

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)

Dầu cọ là dầu được ép từ quả cọ, ít khi bốc khói hay chuyển màu sau khi đun ở nhiệt độ cao. Nhờ có giá thành rẻ và tính ổn định như trên nên dầu cọ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm, loại dầu này thường được dùng khi chiên cánh gà và khoai tây.

Dầu cọ chứa nhiều axit béo bão hòa, nếu nạp quá nhiều vào một lúc sẽ dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể làm tăng lipid máu gây ra bệnh béo phì, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não .

Do đó, thông thường chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ dầu cọ, nếu lượng dầu này ăn vào vượt quá tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng tăng đột biến lipid máu và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Mỡ lợn

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa

Mỡ lợn là một loại dầu động vật phổ biến, chứa hàm lượng axit béo cao nên thông thường cần hạn chế ăn loại mỡ này. Khi nấu các món ăn, hãy sử dụng càng ít dầu từ động vật càng tốt để giảm tổn thương cho các mạch máu.

Người bị bệnh liên quan đến mạch máu không nên ăn dầu động vật nếu không muốn lipid máu tăng cao. Lựa chọn tốt nhất thay thế cho loại dầu này là dầu thực vật.

4 triệu chứng thường gặp của bệnh tăng lipid máu

1. Thừa cân

Nhiều người hay lầm tưởng rằng mỡ máu cao chỉ xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên hiện nay mức sống được cải thiện, người dân có xu hướng dùng nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo và chất đạm trong khẩu phần ăn của mình. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ thừa cân ở mọi lứa tuổi.

Béo phì xảy ra ngày càng phổ biến và là triệu chứng chính của bệnh mỡ máu. Đối với những người béo phì, nếu lượng mỡ trong cơ thể tiếp tục tích tụ sẽ khiến cho lipid máu tăng cao.

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa

2. Tê bì chân tay

Tê bì chân tay cũng có thể là điểm báo trước cho bệnh mỡ máu, chân tay sẽ bị tê ngay cả khi không có kích thích từ bên ngoài. Ngoài tê bì chân tay ra người bị bệnh mỡ máu còn có cảm giác tê cứng do việc giảm ‘độ nhạy’ của các đầu dây thần kinh.

Nguyên nhân được đưa ra là do khi lipid máu tăng, tình trạng xơ cứng mạch máu xuất hiện khiến quá trình lưu thông máu gặp khó khăn từ đó lượng máu cung cấp đến các bộ phận như chân tay không đủ. Cho nên cần hết sức chú ý nếu bạn hay người nhà có triệu chứng này.

3. Suy giảm trí nhớ, hay quên

Đôi khi muốn làm một việc gì đó và đột nhiên quên mất, hầu hết mọi người chỉ nghĩ rằng đó là do não bộ hoạt động quá nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, triệu chứng suy giảm trí nhớ và hay quên có thể là do lượng lipid trong máu đang vượt quá mức bình thường.

Lipid có trong máu cao dễ gây thiếu máu não thoáng qua và thiếu oxy lên não khiến trí nhớ bị suy giảm, hay quên.

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa

4. Xuất hiện các u vàng

Nếu phát hiện ra những nốt nhỏ màu vàng xung quanh mi mắt, bạn cần phải lưu ý bởi đây là biểu hiện của bệnh u vàng, ban vàng (xanthoma). Hiện tượng này xảy ra do sự lắng đọng lipid khu trú ở da và có liên quan đến bệnh mỡ máu tăng cao nên cần hết sức chú ý.

Tình trạng tích tụ nhiều cholesterol trong cơ thể nên sẽ làm xuất hiện bệnh xanthoma ở vùng da xung quanh mắt, do vậy người bệnh cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Người bị mỡ máu cao có nên tiếp tục ăn dầu không?

Có người cho rằng mỡ máu cao thì không được ăn dầu, nếu không thì triệu chứng sẽ trầm trọng hơn. Đây thực ra là kiểu suy nghĩ một chiều, bệnh nhân cao huyết áp hay mỡ máu cao vẫn có thể ăn dầu.

Lipid dầu oliu là lipid mạch trung bình

Ảnh minh họa.(Nguồn: Internet)

Đối với bệnh mỡ máu, bệnh nhân sẽ có những trường hợp khác nhau: có người triglycerid(chất béo trung tính) cao hơn, có người lại có cholesterol cao hơn, do đó cần phân biệt hai tình huống này.

Những người có chất béo trung tính cao hơn nên giảm lượng dầu ăn vào, trong khi những người có lượng cholesterol cao hơn nên ăn dầu một cách thích hợp, điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khi chọn dầu ăn, hãy cố gắng chọn những loại dầu có chiết xuất từ thực vật, và cố gắng ăn ít dầu động vật. Chỉ cần người bệnh mỡ máu cao ăn dầu một cách khoa học thì sẽ không khiến bệnh tiến triển nặng hơn.