Môi trường kinh doanh toàn cầu là gì

Môi trường kinh doanh toàn cầu là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Môi trường kinh doanh quốc gia là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh quốc gia?

Các hoạt động của doanh nghiệp không bao giờ tách rời được môi trường kinh doanh. Hay nói một cách khác, môi trường kinh doanh sẽ thường xuyên tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo cả chiều hướng mang lại thuận lợi cũng như thách thức. Việc nghiên cứu môi trường xung quanh tìm ra những cơ hội và né tránh các nguy cơ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Môi trường kinh doanh quốc gia là gì?

Môi trường kinh doanh quốc gia là tất cả các yếu tố bao quanh và tác động đến quá trình phát triển, hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ở bất kỳ một quốc gia nào đều sẽ phải chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh của quốc gia đó.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh quốc gia:

Môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia bao gồm nhiều yếu tố và thường được phân thành ba môi trường chính: Môi trường chính trị – phát luật; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa.

Thứ nhất, yếu tố chính trị- pháp luật hay môi trường chính trị- pháp luật.

Một là yếu tố chính trị:

Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết. Chẳng hạn hệ thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là thủ tướng được bầu cử bới Quốc hội và Chính phủ được điều hành bởi nội các bao gồm các Bộ trưởng

Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị – cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản xuất, hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước.

Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những nguyên nhân sau:

–  Sự lãnh đạo chính trị yếu kém;

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

–  Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;

–  Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội;

–  Hệ thống chính trị không ổn định;

–  Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số;

–  Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.

Rủi ro chính trị có thể được phân thành nhiều loại dưới các góc độ tiếp cận khác nhau

Hai là yếu tố pháp luật:

– Các hệ thống pháp luật trên thế giới: (i) Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau một chút trong mỗi tình huống.  (ii) Luật dân sự: Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật lâu đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định quy tắc bằng văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng.

Xem thêm: Công an khu vực có được kiểm tra các cơ sở kinh doanh không?

– Các vấn đề pháp luật toàn cầu: Bởi vì hệ thống pháp luật khác nhau ở mỗi nước, cho nên các công ty thường thuê
các chuyên gia pháp luật ở những nơi mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng một điều thuận lợi, hệ thống pháp luật giữa các nước đều có chuẩn mực chung.

Mặc dù, hệ thống pháp luật quốc tế không được rõ ràng, nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích việc áp dụng các chuẩn mực. Trong số các tổ chức có Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về thống nhất của các luật tư nhân ở Rome đã đưa ra các quy định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các
rào chắn cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống pháp luật của các nước trong hiệp hội.

Thứ hai, yếu tố kinh tế hay môi trường kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường phần lớn các nguồn lực của quốc gia như đất đai, nhà xưởng là thuộc sở hữu tư nhân, đó là cá nhân hay doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định của nền kinh tế bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, giá cả ra sao được quyết định bởi sự kết hợp của hai thế lực cung và cầu.

Để hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo, một nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có ba điều kiện: tự do lựa chọn, tự do kinh doanh và giá cả linh hoạt.

–  Tự do lựa chọn cho phép các cá nhân tiếp cận với những lựa chọn mua tùy ý. Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ rất ít hạn chế và áp đặt lên khả năng tự quyết định mua của người tiêu dùng và họ được tự do lựa chọn.

– Tự do kinh doanh cho phép các công ty tự quyết định sẽ sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ nào, cạnh tranh trên thị trường nào. Họ được tự do gia nhập vào những ngành nghề kinh doanh khác nhau, lựa chọn những đoạn thị trường và khách hàng mục tiêu, thuê nhân công và quảng cáo sản phẩm của họ. Chính vì thế họ được đảm bảo quyền theo đuổi và mưu cầu những nguồn có khả năng sinh lời với họ.

– Giá cả linh hoạt: Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của giá cả đều phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa hai thế lực cung và cầu. Trong khi đó ở những nền kinh tế phi thị trường Chính phủ thường áp đặt một mức giá nhất định. Cam thiệp vào cơ chế định giá là vi phạm vào nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường.

Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của đội quản lý thị trường

Bằng cách bảo vệ quyền sở hữu tài sản, Chính phủ có thể khuyến khích các cá nhân và công ty chấp nhận rủi ro chẳng hạn như đầu tư vào công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới và khởi xướng các lĩnh vực kinh doanh mới. Một khi quyền sở hữu tài sản được bảo đảm chắc chắc, các chủ doanh nghiệp tin tưởng rằng những tài sản và lợi nhuận tiềm năng của họ sẽ được pháp luật bảo hộ.

Một chính phủ ổn định trong một nền kinh tế thị trường là điều kiện để các hoạt động trong nó diễn ra suôn sẻ và hơn thế nữa là sự tồn tại lâu dài. Chính trị ổn định đã đảm bảo cho các doanh nghiệp không còn phải lo ngại trước những nạn khủng bố, bắt cóc và đe dọa chính trị khác đối với các hoạt động kinh doanh của họ.

Thứ ba, yếu tố văn hóa hay môi trường văn hóa.

Văn hóa là một pham trù dùng để chỉ tất cả các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập – Xêút…

Nền văn hóa thiểu số thường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh quốc gia và định hướng chiến lược kinh doanh mà các công ty áp dụng. Chẳng hạn khi xem xét nền văn hóa Trung Quốc, người ta thường bỏ qua một thực tế là có hơn 50 dân tộc khác nhau đang chung sống trên lãnh thổ quốc gia này, cũng có nghĩa là có trên 50 nền văn hóa thiểu số đang tồn tại ở đây. Quyết định về thiết kế, đóng gói và quảng bá sản phẩm phải xem xét đền nền văn hóa riêng biệt đặc trưng của mỗi nhóm. Tiếp thị hướng tới dân Tây Tạng phải lưu ý niềm kiêu hãnh dân tộc của họ.

Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa trong đó việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét các nền văn hóa khác theo những khía cạnh như trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khách nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hóa.

Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã sai lầm trong cảm nhận về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã không đạt được kết quả như mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, người lao động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một vài yếu tố liên quan đến văn hóa trong nhà máy hoặc văn phòng.

Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Xem thêm: Môi trường kinh doanh là gì? Đặc trưng và vai trò của môi trường kinh doanh?