Nêu cách đo linh kiện điện tử triac

Triac là gì? Có tác dụng gì đối với các bo mạch điện tử hiện nay là câu hỏi chung của rất nhiều kỹ sư, thợ điện lạnh mới vào nghề. Điện lạnh Vinamo sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất qua bài viết này. 

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac

Điện tử là ngành công nghiệp phát triển rực rỡ trong những năm gần đây. Những bảng mạch tinh vi đã giúp cho nhiều thiết bị trở nên thông minh; giúp con người rất nhiều việc trong cuộc sống. Là một linh kiện nhỏ bé trong hệ thống bo mạch điện tử, Triac có vai trò lớn và cực kỳ quan trọng. Nhưng không phải ai cũng biết triac là linh kiện gì

Triac theo khái niệm chuẩn được đưa ra là một linh kiện có kích thước khá nhỏ bé; xuất hiện ở mọi bảng bo mạch điện tử hiện nay. Triac là cụm từ viết tắt cho Triode for Alternating Current. Hiểu đơn giản từ này có nghĩa là linh kiện ba chân dành cho các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều.

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac
Triac là gì? Triac là linh kiện quan trọng trong các bo mạch điện tử

Cấu tạo của Triac gồm có các phần tử bán dẫn, tổng cộng có năm lớp bán dẫn. Tất cả tạo nên cấu trúc đồng nhất p-n-p-n thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2 trong bảng bo mạch. Trang bị Triac giống như việc trang bị hai thyristor đấu song song song ngược, có thể dẫn điện ở cả hai đầu. Muốn cho Triac hoạt động ổn định, người dùng chỉ cần cung cấp sung điện cho chân G của Triac là được.

Hiện nay, các loại Triac thông dụng được chia thành hai loại chính:

  • Triac 3Q: Đây là Triac khi sử dụng được kích hoạt tại góc phần tư 1,2,3. Triac 3Q không có mạch bảo vệ nên hoạt động tốt nhất trong các thiết bị có tải không điện trở.
  • Triac 4Q: Đây là loại Triac hoạt động trong cả bốn chế độ, được trang bị thêm các linh kiện bảo vệ bổ sung như tụ điện hoặc điện trở. Khi hoạt động, Triac 4Q sẽ được mắc nối tiếp với một cuộn cảm trong thiết bị.
Nêu cách đo linh kiện điện tử triac
Nguyên lý hoạt động tựa như công tắc điện

Trong các bo mạch điện tử, nguyên lý hoạt động của Triac giống như một công tắc điện chuyên dụng. Khi điều khiển, chúng có thể xoay chiều các chân để tạo thành các công tắc điện tạm thời; đảm bảo an toàn cho bảng mạch.

Triac có thể điều khiển dòng điện trong bo mạch bằng cả xung dương và xung âm. Đây là điểm linh hoạt khiến cho nó trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với các bảng bo mạch điện tử hiện nay. Nhưng về bản chất, khi hoạt động ở xung điện âm, độ nhạy của Triac có vẻ yếu hơn so với hoạt động ở xung điện dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo mạch điều khiển Triac hoạt động tốt nhất, người ta thường sử dụng dòng điện dương để khởi động nó.

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac
Triac có ứng dụng cực kỳ đa dạng trong thực tế

Triac là một trong những linh kiện không thể thiếu đối với các bo mạch điện tử hiện nay. Đây là một linh kiện đóng vai trò quan trọng; giống như một công tắc điện xoay chiều. Với các tính năng linh hoạt, hiện đại và thông minh, Triac giúp cho chúng ta thuận lợi chuyển đổi dòng điện xoay chiều dễ dàng. bên cạnh đó, khi áp dụng kích hoạt tại một góc điều khiển AC trong mạch chính có thể điều khiển được dòng điện. Đây là điểm khá hay ho, giúp nó được ứng dụng trong việc kiểm soát tốc độ của động cơ cảm ứng, đèn mờ, và kiểm soát máy sưởi điện.

Ngoài ra, Triac cũng được ứng dụng để điều chỉnh độ sáng của đèn; tốc độ nhanh chậm của quạt, tốc độ của máy cưa, máy khoan, nhiệt độ,… Có thể nói rằng, ứng dụng Triac cực kỳ phổ biến, giúp tiết kiệm chi phí trong thiết bị; cũng như chi phí hao tổn điện năng trong quá trình sử dụng. Thay vì sử dụng hai thyristor cho các ứng dụng công suất thấp. Thì hiện nay người ra đã dần chuyển sang sử dụng Triac để thay thế.

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac
Khi thay thế cần chú ý mua đúng Triac phù hợp với nguồn điện

Triac có tính ứng dụng cực kỳ cao. Tuy nhiên việc hoạt động liên tục khiến cho tuổi thọ của chúng bị rút ngắn lại và thường xuyên bị hỏng. Nếu thiết bị nhà bạn bị hỏng bộ phận Triac thì hoàn toàn có thể mua; và thay thế đơn giản, nhanh chóng. Khi thay thế Triac trong các thiết bị điện, người thay thế cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nắm được định mức của dòng điện qua T1, T2 một cách cụ thể để chọn cách đo và kiểm tra Triac, mua Triac phù hợp.
  • Khi thực hiện chọn dòng điện IG điều khiển tối thiểu và tối đa phù hợp; nếu chọn sai dòng điện qua các chân G có thể khiến Triac nhanh chóng bị chết.

Mỗi dòng Triac khác nhau lại được thiết kế để phù hợp với từng bo mạch điện tử khác nhau. Vì thế nếu không phải kỹ sư có kinh nghiệm trong nghề thì rất ít người có thể hiểu sâu về Triac là gì.  Cũng như cách xác định chân Triac, cách thay thế Triac phù hợp khi linh kiện này bị hỏng.

xem thêm: transitor c1815 là gì 

Hi vọng sau bài viết mà Vinamo chia sẻ, quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về triac là gì? Cũng như những tính ứng dụng của triac trong thực tế. Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động chắc chắn bạn sẽ có kinh nghiệm tốt hơn khi gặp trường hợp Triac bị hỏng cần tới sự thay thế, sửa chữa. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các kiến thức hay, bổ ích về điện tử và điện lạnh để quý bạn đọc cùng theo dõi mỗi ngày!

TRIAC còn sống hay chết? Kiểm tra nhanh mà hiệu quả 100%

- Kiểm tra TRIAC sống hay chết bằng nhiều phương pháp: sử dụng đồng hồ kim, sử dụng đồng hồ số, sử dụng phương pháp kiểm tra bằng mạch.

- Trước khi kiểm tra sống/chết linh kiện, các bạn hoàn toàn có thể kiểm tra thông tin Datasheet về linh kiện đó.

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac

A. Phương pháp sử dụng đồng hồ kim đo và kiểm tra TRIAC sống hay chết như sau:

Bước 01:

+ Điều chỉnh thang đo đồng hồ về thang điện trở 1 Ohm. Bạn đặt que Đỏ vào cực G, que Đen vào cực T1, nếu kim đồng hồ lên mà chỉ vào khoảng 10 - 15 Ohm là TRIAC tốt

+ Đổi que đo vẫn tại 2 cực G và T1 và giá trị này không thay đổi là TRIAC ổn.

+ TH nếu đo 2 chiều không lên kim hoặc lên bằng o Ohm là TRIAC hỏng.

Bước 02:

+ Khi đo trở kháng giữa 2 cực T1 và T2 phải cách điện cả 2 chiều (không lên kim) là TRIAC tốt. Nếu đo T1 và T2 mà lên kim bằng 0 là TRIAC bị hỏng.

- Các cách nhận biết và kiểm tra TRIAC chết hay bị chập:

+ TH 01: TRIAC bị đứt T1 - G và chập T1 - T2: Để đồng hồ tại thang x1 Ohm. Đo trở kháng giữa T1 - G nếu không thấy lên kim ngay cả khi đổi chiều đo thì Triac  đã bị đứt cực T1 và G. Tiếp theo kiểm tra giữa cực T1 - T2, hai cực này hoàn toàn cách điện, nhưng nếu bạn thấy kim lên bằng 0 thì nghĩa là Triac này đã bị chập cực T1 và T2.

+ TH 02: TRIAC bị chập T1 - G và chập T1 - T2: 2 cực T1 và G có trở kháng khoảng 10 ~ 15 Ohm, nhưng khi đo thấy T1 và G lên kim bằng 0 nghĩa thì Triac đã bị chập cực T1 và G. Cực T1 và T2 tương tự (phải cách điện), nhưng nếu kim lên bằng 0 thì Triac đã bị chập T1 và T2.

B. Phương pháp sử dụng đồng hồ số để đo và kiểm tra TRIAC sống hay chết hoàn toàn tương tự như đồng hồ kim. Với TH này ta chuyển về thang đo điện trở và kiểm tra tương tự như các bước trên.

Nêu cách đo linh kiện điện tử triac

C. Phương pháp kiểm tra TRIAC bằng mạch

- Đây là một cách khác kiểm tra TRIAC. Hầu như tất cả các loại TRIAC đều có thể kiểm tra bằng mạch này. Mạch được sắp xếp khá đơn giản. Sơ đồ kết nối TRIAC với mạch điện được biểu diễn trong sơ đồ mạch bên dưới . Luôn để công tắc S2 ON, đèn không sáng. Tiếp theo nhấn nút nhấn S1. Đèn sáng cho biết công tắc của TRIAC đã ON. Khi bạn nhả nút ấn, bạn thấy đèn tắt. Nếu các bạn làm đúng với các bước trên, TRIAC còn hoạt động tốt.

LINH KIỆN THÀNH CÔNG chuyên phân phối các loại Triac, quý khách vui lòng tham khảo  >>TẠI ĐÂY<<

(Nguồn sưu tầm và biên dịch)