Nghị định về xử lý rác thãi

Toàn tỉnh Sóc Trăng mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn rác, nếu người dân ý thức được việc phân loại rác tại nguồn, thì vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm tiền bạc cho việc tái chế rác thải và xử lý ô nhiễm môi trường. Riêng rác thải hữu cơ sẽ tạo nguồn phân bón sạch phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí trong sản xuất...

Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Rác thải sinh hoạt vẫn đang được thu gom lộn xộn (ảnh chụp tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chiều 23-8) - Ảnh: Q.THẾ

Ghi nhận cho thấy đến nay vẫn chưa có địa phương nào trên cả nước ban hành quy định phân loại rác tại nguồn theo Luật bảo vệ môi trường 2020.

Theo nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực kể từ ngày 25-8, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng.

Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị được giao đầu mối xây dựng các hành vi vi phạm hành chính quy định tại nghị định 45.

Chiều 23-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra - cho biết: "Theo quy định, thời điểm áp dụng để phân loại và xử phạt tại nghị định 45 là khi địa phương ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Luật bảo vệ môi trường 2020.

Luật quy định chậm nhất đến ngày 31-12-2024 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải áp dụng để thực hiện. Như vậy, những năm tới, địa phương nào ban hành quy định phân loại rác thì sẽ áp dụng nghị định 45 luôn mà không phải chờ đến cuối năm 2024".

"Ngày 25-8 tới, nghị định 45 có hiệu lực thì cần thời gian để áp dụng, trường hợp phát sinh vướng mắc, bất cập mà địa phương có ý kiến thì chúng tôi sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát, sau đó tham mưu điều chỉnh cho phù hợp với thực tế", vị này cho biết .

Theo Tổng cục Môi trường, mỗi ngày, cả nước phát sinh hơn 60.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tổng cục Môi trường cho hay tỉ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%.

Trong đó, 13% rác thải được đốt, 16% được chế biến, khoảng 71% được chôn lấp.

Chất thải nhựa khó phân hủy với tỉ lệ trong các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt ước tính khoảng 6 - 8% cũng đang là vấn đề thách thức trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

Nghị định về xử lý rác thãi
Vì sao sau ngày 25-8 vẫn chưa xử phạt hộ gia đình không phân loại rác?

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết từ ngày 25-8 nghị định 45 có hiệu lực, tuy nhiên vẫn chưa tiến hành xử phạt các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải tại nguồn.