Phương pháp nhận biết muối clorua

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Thuốc thử thường dùng để nhận biết gốc Clorua là” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị môn Hóa học 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Thuốc thử thường dùng để nhận biết gốc Clorua là

A. Quỳ tím

B. Phenolphtalein

C. Dung dịch AgNO3

D. Dung dịch NaNO3

Trả lời:

Đáp án đúng: C.dung dịch AgNO3

Thuốc thử thường dùng để nhận biết gốc Clorua làdung dịch AgNO3.

Giải thích:

Dùng dung dịch AgNO3(bạc nitrat) để nhận biết anion clorua, vì tạo kết tủa trắng AgCl (không tan trong các axit mạnh). Dung dịch AgNO3còn là thuốc thử để nhận biết các anion halogenua khác (trừ anion florua).

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về bạc trirat nhé!

Kiến thức tham khảo về AgNO3

1. Muối clorua

a. Cách nhận biết muối clorua

-Để nhận biếtmuối clorua ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3) trong môi trường HNO3loãng. Phản ứng sẽ cho kết tủa trắng.

Tổng quát: Ag++ Cl-→ AgCl(↓ trắng)

- Hiện tượng:Xuất hiện kết tủa trắng

- Một số phương trình hóa học minh họa:

NaCl + AgNO3→ AgCl(↓ trắng)+ NaNO3

BaCl2+ 2AgNO3→ 2AgCl(↓ trắng)+ Ba(NO3)2

- Chú ý:

+ Không dùng dung dịch AgNO3để phân biệt dung dịch muối clorua và dung dịch muối sunfat.

+ Nếu đề bài cho phân biệt các dung dịch gồm: axit; bazơ và muối clorua mà không giới hạn thuốc thử có thể dùng quỳ tím để phân biệt.

+ Nếu các dung dịch đem nhận biết đều là các muối clorua, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng của các cation trong dung dịch để nhận biết.

b.Một số muối clorua

- Muối của axit clohiđric gọi là muối clorua. Đa số các muối clorua tan nhiềutrong nước, trừ một số muối không tan như AgCl và ít tan như CuCl, PbCl2.

- Muối clorua có nhiều ứng dụng quan trọng : KCl dùng làm phân kali; ZnCl2được tẩm vào các thanh tà vẹt làm bằng gỗ để chống mục vì chất này cókhả năng diệt khuẩn; AlCl3dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ; BaCl2dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp...

- Muối clorua quan trọng nhất là NaCl. Ngoài việc dùng làm muối ăn và bảo quảnthực phẩm, NaCl còn là nguyên liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp hoáchất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia–ven,...

2. Tìm hiểu chung về Bạc nitrat

a. Điều chế Bạc Nitrat

- Bạc nitrat điều chế như sau, tùy theo nồng độ axit nitric mà sản phẩm phụ là khác nhau:

3Ag + 4HNO3 (lạnh và loãng) → 3AgNO3 + 2H2O + NO

3Ag + 6HNO3 (đậm đặc, nóng) → 3AgNO3 + 3H2O + 3NO2

- Quá trình này phải thực hiện trong điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơ ôxit sinh ra trong phản ứng.

b. Ứng dụng của Bạc Nitrat

* Hóa phân tích:

-Bạc Nitrat được sử dụng để kết tủa các ion clorua và cơ sở hoạt động của bạc nitrat được sử dụng để hiệu chuẩn dung dịch natri clorua.

* Trong công nghiệp:

-Ứng dụng trong sản xuất muối bạc khác

-Giúp tạo chất kết dính dẫn điện, sàng phân tử A8x, máy lọc khí mới hay quần áo cân bằng áp suất mạ bạc cùng găng tay để làm việc trực tiếp.

-Dùng làm vật liệu nhạy sáng cho phim (phim ảnh, phim x-quang)

-Được dùng để mạ bạc các linh kiện điện tử, gương và phích nước hay thủ công mỹ nghệ khác

-Trong sản xuất pin bạc – kẽm

* Ứng dụng trong y học:

–AgNO3 được sử dụng trong y học để ăn mòn mô hạt tăng sinh và dung dịch loãng được sử dụng làm thuốc diệt nấm cho nhiễm trùng mắt.

* Ứng dụng khác:

–Dung dịch bạc nitrat có thể được khử bằng chất khử hữu cơ aldehyd và đường. Do đó, nó là một tác nhân để phát hiện aldehyd và đường. Nó cũng được sử dụng để đo các ion clorua, chất xúc tác để xác định mangan, mạ điện, chụp ảnh và tô màu sứ.

c. Cảnh báo về an toàn của AgNO3

* Tính độc hại của AgNO3

–Chất rắn gây oxy hoá

–Ăn mòn Kim loại

–Ăn mòn da

–Ngoài ra, còn gây nguy hại cấp tính và mãn tính đối với môi trường thủy sinh

* Biện pháp phòng ngừa đối với con người

–Khi hóa chất tiếp xúc với da: cởi bỏ tất cả quần áo nhiễm độc (giặt sạch trước khi muốn sử dụng lại). Rửa sạch bằng nước sạch. Nếu không hiệu quả cần đến cơ sở y tế thăm khám

–Tiếp xúc với mắt: gỡ bỏ kính áp tròng (nếu có), rửa sạch nhiều lần với nước. Đến cơ sở y tế nếu gây kích mạnh

–Nuốt phải: cho nạn nhân uống nước (tối đa 2 cốc) và có sự can thiệp y tế.

Câu hỏi:Trình bày cách nhận biết ion clorua và viết các phương trình hóa học minh họa.

Trả lời:

- Nhận biết ion clorua:

+ Thuốc thử: dung dịch AgNO3.

+ Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dung dịch AgNO3vào dung dịch axit HCl hay dung dịch muối clorua tạo kết tủa trắng (AgCl).

- Phương trình hóa học minh họa.

NaCl + AgNO3⟶ AgCl↓ + NaNO3

HCl + AgNO3⟶ AgCl↓ + HNO3

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ion clorua nhé.

1.Nhận biết ion clorua

Nhỏ dung dịch bạc nitrat vào dung dịch muốiclorua hoặc dung dịch axit clohiđric sẽ có kết tủatráng bạc clorua xuất hiện, kết tủa này không tantrong các axit mạnh:

NaCl + AgNO3→AgCl↓+ NaNO3

HCl+ AgNO3→AgCl↓+ HNO3

Vậy, dung dịch AgNO3là thuốc thử để nhận biếtion clorua.

2. Bài tập luyện tập

Ví dụ 1:Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl-là :

A.1s22s22p63s23p4.

B.1s22s22p63s23p2.

C.1s22s22p63s23p6.

D.1s22s22p63s23p5.

Lời giải:

Cấu hình e của Cl- là: 1s22s22p63s23p6

Đáp ánC

Ví dụ 2:Clokhôngphản ứng với chất nào sau đây ?

A.NaOH. B.NaCl

C.Ca(OH)2. D.NaBr.

Lời giải:

Clo không phản ứng được với NaCl

Đáp ánB

Ví dụ 3:Sục Cl2vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là:

A.Cl2, H2O.

B.HCl, HClO.

C.HCl, HClO, H2O.

D.Cl2, HCl, HClO, H2O.

Lời giải:

Ta có phương trinh:

Cl2+ H2O⇄HCl + HClO

=> Trong nước clo sẽ gồm có: Cl2, HCl, HClO, H2O

Đáp ánD

Ví dụ 4:Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:

a. HCl → Cl2→ FeCl3→ NaCl → HCl → CuCl2→ AgCl

b. KMnO4→ Cl2→ HCl → FeCl3→ AgCl→ Cl2→ Br2→ I2

c. KMnO4→ Cl2→ HCl → FeCl2→ AgCl → Ag

d. HCl → Cl2→ FeCl3→ Fe(OH)3→ Fe2(SO4)3

e. HCl → Cl2→ NaCl → HCl → CuCl2→ AgCl → Ag

f. MnO2→ Cl2→ KClO3→ KCl → HCl → Cl2→ Clorua vôi

Lời giải

a)

MnO2+ 4HCl → MnCl2+ Cl2+ 2H2O

2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

FeCl3+ 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

2NaCltinhthể+ H2SO4 đặcnóng→ Na2SO4+ 2HCl

CuO + 2HCl → CuCl2+ H2O

CuCl2 + 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2AgCl

b)

2KMnO4+ 16HCl → 2KCl + 2MnCl2+ 5Cl2+ 8H2O

Cl2+ H2→ 2HCl

Fe2O3+ 6HCl → 2FeCl3+ 3H2O

FeCl3 + 3AgNO3→ Fe(NO3)3+ 3AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2

Br2+ 2NaI → 2NaBr + I2

c)

2KMnO4+ 16HCl → 2KCl + 2MnCl2+ 5Cl2+ 8H2O

Cl2+ H2→ 2HCl

Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

FeCl2 + 2AgNO3→ Fe(NO3)2+ 2AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

d)

MnO2+ 4HCl → MnCl2+ Cl2+ 2H2O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeCl3+ 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

2Fe(OH)3+ 3H2SO4→ Fe2(SO4)3+ 6H2O

e)

MnO2+ 4HCl → MnCl2+ Cl2+ 2H2O

2Na + Cl2→ 2NaCl

2NaCl + H2SO4→ Na2SO4+ 2HCl

CuO + 2HCl → CuCl2+ H2O

CuCl2+ 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

f)

MnO2+ 4HCl → MnCl2+ Cl2+ 2H2O

3Cl2+ 6KOH → 5KCl + ClO3+ 3H2O

2KClO3→ 2KCl + 3O2

2KCl + H2SO4→ K2SO4+ 2HCl

MnO2+ 4HCl→ MnCl2+ Cl2+ 2H2O

Cl2+ Ca(OH)2→ CaOCl2+ H2O

Ví dụ 5.Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion Clorua là

A. quỳ tím

B. phenolphtalein

C. dung dịch AgNO3

D. dung dịch NaNO3

Lời giải:

Dùng dung dịch AgNO3(bạc nitrat) để nhận biết anion clorua, vì tạo kết tủa trắng AgCl (không tan trong các axit mạnh). Dung dịch AgNO3còn là thuốc thử để nhận biết các anion halogenua khác (trừ anion florua).

Ví dụ 7.Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

A. quỳ tím và dung dịch BaCl2.

B. quỳ tím và dung dịch KOH.

C. phenolphtalein.

D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Lời giải:

Đáp án A

Dùng quỳ tím:

+ NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

+ H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2nhận 2 dung dịch axit:

+ Có kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4+ BaCl2→ BaSO4+ 2HCl

+ Không có hiện tượng gì là HCl

Ví dụ 8.Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4loãng. Ta dùng kim loại

A. Mg

B. Ba

C. Cu

D. Zn

Lời giải:

Đáp án B

Mg và Zn cả 2 axit đều phản ứng và có chung hiện tượng sủi bọt khí

+ Cu cả 2 axit đều không phản ứng

+ Ba cả 2 axit đều phản ứng nhưng hiện tượng khác nhau. Với H2SO4tác dụng với Ba xuất hiện khí và kết tủa trắng còn HCl chỉ xuất hiện khí

PTHH:

Ba + H2SO4→ BaSO4↓ + H2↑

Ba + 2HCl → BaCl2+ H2↑