Quan tâm chia sẻ với những người xung quanh

Đừng chỉ SỐNG TẠM, hãy quan tâm đến mọi người xung quanh.

Tôi cảm thấy hạnh phúc khi những người bệnh ở tầng mình theo dõi được ra viện.

Mỗi lần chúc mừng, vừa vui mà vừa quyến luyến.

3 ngày trước, chị Kim Tuyến và chị Nhu xúm lại hỏi “Bác sĩ ơi, em báo với cấp trên, xem xét giúp chị, chị đi cách ly khỏi nhà đến nay là 40 ngày rồi. Nhớ nhà lắm em ạ”

Bs Đại trêu “Cấp trên của em à. Trong trường hợp này chắc là Virus đấy chị. Chị bảo virus ơi, mày giảm số lượng xuống Là chị được về ngay”

Hai chị cũng giống như bác Tuấn Anh hôm trước. Ở với ai, người đó chỉ vài ba ngày là về, còn mình ở lại. Cứ hết đợt này đến đợt kia.

“Chúng em cũng mong chị được về lắm. Ở đây chính phủ lo ăn lo ở, lo đủ mọi thứ, tốn kém lắm chị”

“Không. Cho chị về đi. Chị có tiền. Chị muốn về nhà tiêu tiền. Không muốn ở đây ăn của nhà nước nữa đâu. Chị khoẻ mà, khoẻ nhất ở đây luôn. Bao nhiêu người ho, sốt, chị có sao đâu”

“Đúng rồi. Chị khoẻ, em đi khám mỗi sáng đều thấy điều đó. Nhưng số lượng virus của mình vẫn cao, chưa đủ kiện ra viện chị ạ”

“Em báo với cấp trên xem xét cho chị đi. Chị đi 40 ngày rồi”

“Được rồi. Ở lại với tụi em thêm vài ngày. Lúc về nhớ chụp kiểu ảnh với nhau làm kỷ niệm đấy nhé”

Mừng quá! Nay chị đã về được đến nhà. Xét nghiệm đã đủ điều kiện. Trước khi về, còn mang cả thùng sữa đi phát cho các cháu nhỏ khắp tầng

Vậy đấy, có những người ta gặp mà thấy thân thiết ngay. Cũng có những người ta gặp, mà không muốn gặp lần nữa.

Có điều gì khác biệt giữa họ?

Có lẽ, thứ ta thấy rõ nhất là THÁI ĐỘ sống của họ.

Có người đến nơi nào đó chỉ xem đây là những ngày tạm bợ, họ hời hợt với mọi thứ và cả những người xung quanh.

Nhưng có những người luôn quan tâm tới xung quanh, họ tận hưởng và xem đây là cuộc sống, dù ít hay nhiều ngày.

Cảm ơn chị Kim Tuyến. Chị được về rồi, mong là chị Nhu cũng đc về trong 2-3 ngày tới.

Bs. Lê Trọng Đại

P/s: từ BV Dã chiến số 6, Biên Hoà, Đồng Nai.

Quan tâm chia sẻ với những người xung quanh

P/ss: Hoàn cảnh khi tôi viết bài này, là trong quá trình chăm sóc – theo dõi cho các bệnh nhân nhiễm Covid tại Bệnh viện dã chiến số 6, Đồng Nai. Tôi quan sát và cảm nhận được, có những bệnh nhân dọn dẹp phòng ở sạch sẽ, cười nói với nhân viên y tế và những người xung quanh nhiệt tình niềm nở. Với những con người này, đây thật sự là cuộc sống của họ, họ không nghĩ đây chỉ là nơi sống tạm vài ngày, họ trân quý nó. Song hành với những người như vậy, cũng có những con người để phòng ở bẩn, rác chất đầy trước hành lang, khi nhân viên y tế đến cũng đòi hỏi này kia, và liên tục kêu la “Chán ở đây lắm rồi. Nhanh để được về”, Tôi đến thăm bệnh từ sáng sớm, họ sẵn sàng bỏ qua việc thăm hỏi của bác sĩ, để chạy đi lấy suất ăn sáng.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 16 SGK GDCD - Cánh diều

Trong cuộc sống, sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp tạo dựng mối quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh.

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “ Bạn ấy là ai” để đoán tên các bạn trong lớp qua các thông tin gợi ý về sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách,... Vì sao em đoán được người bạn đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

- Để đoán được “bạn ấy là ai” có thể dựa vào các chi tiết:

+ Sở thích: Người bạn ấy thích gì? Đồ ăn? Quần áo? Đồ chơi? Truyện hay sách?

+ Thói quen: Người bạn ấy gay có thói quen gì?

+ Năng khiếu: Người bạn ấy có năng khiếu gì? Múa? Vẽ? hay Hát?

+ Tính cách: Người bạn ấy có tính cách như thế nào? Nhẹ nhàng? Nóng nảy? Hay  Vui vẻ?

Có thể đoán ra “Người bạn ấy là ai” vì những sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách là những đặc điểm riêng của mỗi người nên dựa và những chi tiết đó có thể đoán ra người bạn đó

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 17 SGK GDCD - Cánh diều

Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?

b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?

c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm ý để trả lời câu hỏi

- Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

- Những việc làm của Bác Hồ đối với anh chị em công nhân quét đường:

+ Khi Bác biết những anh chị em công nhân quét đường vất vả vào những đêm đông, Bác đã nhắc nhở những cơ quan có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô, các chú ấy.

+ Bác nhắc nhở cán bộ phụ trách phải quan tâm đúng mức đến anh chị em công nhân.

+ Bác tìm được loài cây bốn mùa đều xanh tươi ở nước ngoài để giúp giúp các anh chị em công nhân đỡ vất vả, đỡ tốn công.

-  Ý nghĩa: Việc làm của Bác đã giúp các anh chị em công nhân quét đường được bảo vệ sức khỏe, đỡ vất vả hơn rất nhiều.

a) Việc làm của Bác nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quan tâm đến mọi người xung quanh, hiểu và thông cảm cho nỗi vất vả của người khác và từ đó có những hành động thiết thực để thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi xung quanh.

b) Em hiểu quan tâm, cảm thông và chia sẻ là:

+ Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

+ Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó,

+ Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 17 SGK GDCD - Cánh diều

Quan sát và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong từng hình ảnh trên.

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh

Quan tâm chia sẻ với những người xung quanh

Phương pháp giải:

- Trực quan

- Liên hệ bản thân

- Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a, Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện:

- Hình ảnh 1: Các bạn học sinh đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.

- Hình ảnh 2: Cửa hàng cung cấp thực phẩm và nước uống miễn phí.

- Hình ảnh 3: Các bạn học sinh tổ chức lao động, thu gom rác thải.

- Hình ảnh 4: Bạn nhỏ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn.

b, Những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh:

- Giúp bố mẹ nấu cơm, quét nhà.

- Quan tâm, động viên, chăm sóc khi bố mẹ, anh chị, bạn bè bị ốm.

- Quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ các bạn trong lớp về những khó khăn trong học tập.

- Giúp đỡ những người gặp nạn trên đường.

- Quan tâm, sẻ chia và cảm thông với những bác lao công

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 19 SGK GDCD - Cánh diều

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về sự quan tâm, cảm thông chia sẻ và thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao tục ngữ đó

Phương pháp giải:

- Trực quan,

- Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

+ Lá lành đùm lá rách. Đây là câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người trong cuộc sống. Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà đầy yêu thương, quý mến và thân thương trong cuộc sống. Những người có điều kiện thuận lợi, khấm khá trong xã hội cũng như công việc sẽ giúp đỡ những người không có điều kiện hay khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng chung tay góp sức giúp đỡ những người khó khăn, những người hoạn nạn để cuộc sống thêm tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

+ Miếng khi đói bằng gói khi no: Câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi người gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì sẽ rất quý trọng và yêu thương họ hơn. Khi chúng ta đói rách hay khó khăn thì chúng ta luôn có được sự giúp đỡ của những người giàu có hơn. Khi chúng ta có điều kiện tốt hơn những người trong cuộc sống thì chúng ta phải yêu thương giúp đỡ những người khó khăn hơn.

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Câu tục ngữ thể hiện sự yêu thương, đùm bọc con người với mọi người xung quanh. Khi chúng ta gặp hoạn nạn thì mọi người xung quanh sẽ được giúp đỡ và yêu thương chúng ta, chúng ta nên biết trân trọng và yêu quý những người giúp đỡ chúng ta những lúc hoạn nạn và khó khăn.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 19 SGK GDCD - Cánh diều

A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bai bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học của mình.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?

b) Theo em, ý kiến của H như vậy có đúng không? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế,

- Liên hệ bản thân,

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Việc làm của bạn A rất là đúng. Bởi vì bạn N ốm không thể đến lớp nhiều ngày thì kiến thức sẽ bị chậm hơn so với các bạn trên lớp cho nên bạn A đã ghi đầy đủ bài vở để mang về cho N chép và giảng những chỗ khó hiểu cho bạn.

b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy là sai. Vì bạn A đã mang vở sang cho bạn chép và giảng bài cho bạn N mà bạn H lại có ý kiến như thế ích kỉ không quan tâm đến công sức của bạn A đã mang vở sang và giảng cho bạn hiểu.