Quốc gia mới nổi là gì

Các nhà lãnh đạo G20 tại Hội nghị cấp cao ở Xơ-un Hàn Quốc tháng 11-2010.

Hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bộc lộ rõ nét nhất với nền kinh tế châu Âu năm 2010. Chính phủ các nước châu Âu tung ra các gói kích thích khổng lồ để cứu các kinh tế khỏi đổ vỡ. Vì vậy, nợ công không còn là nguy cơ, mà đã thành cuộc khủng hoảng lan rộng, đe dọa nhiều nền kinh tế, nhất là khu vực đồng ơ-rô (Eurozone).

Hy Lạp châm ngòi cuộc khủng hoảng nợ, khi công bố thâm hụt ngân sách tới 12,7% GDP, gấp bốn lần mức EU cho phép (3%). Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) buộc phải kích hoạt Quỹ bình ổn Eurozone trị giá 750 tỷ ơ-rô và giải ngân khẩn cấp gói cứu trợ 110 tỷ ơ-rô trong ba năm, với hy vọng chặn đà lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ. Sáu tháng sau, hiệu ứng đô-mi-nô trở thành hiện thực, khi Ai-len trở thành quốc gia thứ hai trong Eurozone cầu viện cứu trợ từ bên ngoài. Nhưng gói cứu trợ EU/IMF trị giá 85 tỷ ơ-rô cho Ða-blin vẫn chưa thể chặn cuộc khủng hoảng nợ lan sang các 'mắt xích yếu' khác, như Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha... Ðồng ơ-rô đứng trước nguy cơ sụp đổ sau mười năm lưu hành, đặt Eurozone, liên minh tiền tệ duy nhất ở châu Âu, trước bờ vực tan rã. Làn sóng bãi công, biểu tình của người lao động phản đối chính sách kinh tế khắc khổ lan rộng ở hầu hết các các nước trong khu vực, trong khi các chính phủ tiếp tục lúng túng đi tìm lời giải cho bài toán tiết kiệm và tăng trưởng.

Cũng như châu Âu, ở bên kia Ðại Tây Dương, Mỹ - nền kinh tế đứng đầu thế giới - tiếp tục mắc kẹt trong khủng hoảng. Những tháng đầu năm, một vài tin tức khả quan đã khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nghĩ tới việc rút dần các gói kích thích kinh tế. Nhưng giữa năm, kinh tế Mỹ liên tục tiếp nhận tin xấu từ thị trường bất động sản, lao động... FED không giấu lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chững lại, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, tháng 12 tăng vọt lên 9,8%...

Tại Nhật Bản, nền kinh tế đến giữa năm 2010 vẫn đứng thứ hai thế giới này đã chững lại do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và tiêu dùng đang chậm lại, trong khi vẫn đang phải đối mặt với căn bệnh thiểu phát và tình trạng đồng yên tăng giá một cách bất thường so với USD, lên mức cao nhất trong 15 năm qua. Ðến tháng 11, QH Nhật Bản buộc phải thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai trị giá gần 62 tỷ USD nhằm đảo chiều 'đi ngang' của nền kinh tế.

Ðối lập các mảng tối của các nền kinh tế đầu tàu trong bức tranh toàn cầu năm 2010, các nền kinh tế mới nổi, nhất là tại châu Á, đã vươn lên dẫn đầu tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nền kinh tế châu Á, từ Ấn Ðộ tới Ô-xtrây-li-a (trừ Nhật Bản) phục hồi nhanh và nhiều quốc gia đã lấy lại được đà tăng trưởng trước khủng hoảng, được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất 20 năm qua. Ðược đánh giá có cơ cấu vĩ mô cân đối, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường rộng lớn, các nền kinh tế Ðông - Nam Á trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, trong bối cảnh tiến trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế còn mong manh ở hầu hết các khu vực trên thế giới.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC (gồm Bra-xin, Nga, Trung Quốc và Ấn Ðộ) đã tận dụng được các cơ hội trong khủng hoảng, tăng tốc phát triển kinh tế, trở thành những điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Bắc Kinh cũng không ngừng thúc đẩy 'tính quốc tế' của đồng nhân dân tệ, khi ký các thỏa thuận trao đổi tiền tệ với Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bê-la-rút, Ác-hen-ti-na... Ấn Ðộ cũng được dự báo sớm trở thành một đối thủ kinh tế đáng gờm đối với bất cứ thực lực kinh tế nào trên thế giới.

Sau BRIC, giới chuyên gia đã đề cập tới CIVETS - nhóm các nền kinh tế 'nóng' nhất trong mười năm tới, gồm Cô-lôm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Theo IMF, lần đầu tiên đóng góp của châu Á vào phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2010 đã vượt các khu vực khác. Giới chuyên gia lạc quan dự đoán, sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi và đến năm 2014, kinh tế châu Á có thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu nhiều hơn sự đóng góp của các nền kinh tế thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).

Vai trò lớn hơn của các nền kinh tế đang nổi lên thể hiện rõ nhất tại hai kỳ Hội nghị cấp cao G20 - nhóm các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, tại Ca-na-đa và Hàn Quốc, khi G20 chính thức trở thành cơ chế hiệu quả hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Vai trò ấy thể hiện ở sự linh hoạt của các nền kinh tế đang phát triển trong 'cuộc dàn xếp' để tránh một cuộc chiến tranh tiền tệ trên phạm vi toàn cầu; thể hiện ở nỗ lực đem lại quyết định của IMF tăng 6% quyền bỏ phiếu tại thể chế tài chính toàn cầu này cho các nền kinh tế mới nổi...

Các chuyên gia kinh tế LHQ khẳng định, các nền kinh tế mới nổi đã vượt qua khủng hoảng tốt hơn so nhóm các nước phát triển, chứng tỏ khả năng điều hành kinh tế quy mô toàn cầu. Những gì diễn ra trong năm 2010 cho thấy vị thế của các quốc gia đang nổi lên, tại bàn thương lượng kinh tế và tài chính thế giới. Với uy lực kinh tế tăng lên và tiếng nói lớn hơn tại IMF, các nền kinh tế mới nổi đã sẵn sàng chia sẻ vai trò 'người điều khiển' cỗ xe kinh tế tài chính thế giới, thúc đẩy tiến trình phục hồi và ổn định kinh tế toàn cầu.

CHU HỒNG THẮNG

Nền kinh tế thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường toàn cầu. Một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý là Ấn Độ, Mexico, Nga, Pakistan.

Quốc gia mới nổi là gì

Hình minh họa. Nguồn: trzcacak

Ý tưởng

Kinh tế thị trường mới nổi trong tiếng anh là Nền kinh tế thị trường mới nổi.

Kinh tế thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường toàn cầu. Các quốc gia được xếp hạng là nền kinh tế thị trường mới nổi là những quốc gia có một số (nhưng không phải tất cả) đặc điểm của một thị trường phát triển.

khi mà nền kinh tế thị trường mới nổi Các nhà phát triển thường hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu, thể hiện qua việc tăng tính thanh khoản trên thị trường vốn và nợ trong nước, tăng khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như sự phát triển của các tổ chức tài chính và pháp lý hiện đại trong nước.

Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi Đáng chú ý bao gồm Ấn Độ, Mexico, Nga, Pakistan và Ả Rập Saudi.

Điều quan trọng nhất một nền kinh tế thị trường mới nổi thường chuyển từ nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn.

Đặc điểm của các nền kinh tế thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi thường không có các tổ chức quản lý và điều hành đạt được mức độ phát triển như ở các nước phát triển.

Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn kế toán và chứng khoán nghiêm ngặt ở các thị trường mới nổi nhìn chung không tốt bằng các nền kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản), vốn vẫn có cơ hội phát triển. cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán và một đơn vị tiền tệ thống nhất trong cả nước.

Một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế thị trường mới nổi là họ từng bước áp dụng các cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi có xu hướng giảm dần việc khai thác tài nguyên và nông nghiệp, tập trung vào các hoạt động sản xuất và công nghiệp. Các nền kinh tế thị trường mới nổi thường theo đuổi các chiến lược công nghiệp và thương mại có mục tiêu để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

Xếp hạng các nền kinh tế thị trường mới nổi

Các chuyên gia khác nhau phân loại nền kinh tế thị trường mới nổi theo những cách khác nhau. Mức thu nhập, chất lượng của hệ thống tài chính và tốc độ tăng trưởng là những tiêu chí phổ biến được sử dụng, nhưng tiêu chí toàn diện của mỗi người có thể khác nhau.

Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế phân loại 23 quốc gia là thị trường mới nổi, trong khi Morgan Stanley Capital International phân loại 24 quốc gia là thị trường mới nổi. Standard and Poor’s và Russell, Dow Jones đã phân loại các thị trường mới nổi lần lượt là 23, 19 và 22 quốc gia.

Các tổ chức trên có thể tùy ý thay đổi danh sách các quốc gia thị trường mới nổi bằng cách nâng cấp hoặc giảm xếp hạng của một quốc gia lên nền kinh tế phát triển hoặc hạ thấp nó xuống nền kinh tế thị trường cận biên.

Tương tự như vậy, các nước phát triển có thể bị hạ hạng xuống thị trường mới nổi như Hy Lạp, hoặc thị trường cận biên có thể được nâng lên thành thị trường mới nổi như Qatar và Argentina.

(Theo đầu tư)

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.