Quy định về số thập phân khi xuất hóa đơn năm 2024

Cho phép kế toán thiết lập định dạng số chữ số hàng thập phân của Số lượng, Đơn giá, Thành tiền để các giá trị tính toán trên hóa đơn được chính xác.

2. Chi tiết thay đổi

Từ phiên bản R5: Chương trình cho phép kế toán thiết lập định dạng số chữ số hàng thập phân của các cột số liệu (Số lượng, Đơn giá, Số tiền, Tỷ lệ) tại Hệ thống\Tùy chọn, mục Định dạng số.
Để thiết lập định dạng số cho các cột số liệu, kế toán thực hiện như sau: Vào Hệ thống\Tùy chọn, thiết lập định dạng số chữ số phần thập phân của cột số liệu cần thiết lập tại mục Định dạng số.
Quy định về số thập phân khi xuất hóa đơn năm 2024
Sau khi thiết lập, trên hóa đơn sẽ hiển thị theo định dạng số tương ứng.
Quy định về số thập phân khi xuất hóa đơn năm 2024

Cập nhật 24/04/2020

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.

Quy định về số thập phân khi xuất hóa đơn năm 2024

Nội dung văn bản

Điều 17. Đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 11 và Điều 30 của Luật Kế toán, đơn vị tiền tệ rút gọn khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:

  1. Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáo tài chính.
  2. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng hoặc triệu đồng quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Theo đó :

Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

– Làm tròn đến đơn vị tính

+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng

+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng…

– Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị (làm tròn nên).

– Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị <5 => không tính (bỏ)

Ví dụ: về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:

– Giả sử bạn có giá trị: 10.130,65 đồng => làm tròn thành 10.131 đồng.

– Nếu bạn có giá trị là 9.518 đồng => không được làm tròn thành 9.520 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 9.518 đồng.

\==> Do vậy Nếu trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng cần viết theo ngoại tệ thì chỉ tiêu “Đơn giá”, “Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng”, “Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất”, không phải là đồng => Không nhất thiết phải làm tròn mà theo thực tế nghiệp vụ. Sau này khi quy đổi từ ngoại tệ sang đồng nhằm mục đích hạch toán kế toán thì kế toán có thể áp dụng nguyên tắc làm tròn số trong kế toán đã trình bày tại mục 1. Tác dụng của việc thiết đặt chỉ xảy ra đối với các hóa đơn được tạo và phát hành sau khi thực hiện thiết đặt này, nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm là việc thiết đặt này không làm ảnh hưởng gì đến các hóa đơn đã tạo và phát hành trước đó!

Đối với hành vi sử dụng dấu phân cách số tự nhiên chưa thực hiện đăng ký với cơ quan thuế thì người bán bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn​ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính và phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế.

Hướng dẫn cũ: Theo mục k, khoản 1, Điều 4 nội dung trên hóa đơn đã lập của Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 hướng dẫn như sau:

"k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký."

Cũng theo công văn hướng dẫn của cục thuế, Công văn 1978/TCT-CS ban hành ngày 28 tháng 05 năm 2014 có hướng dẫn:

"Đối với hành vi sử dụng dấu phân cách số tự nhiên chưa thực hiện đăng ký với cơ quan thuế thì người bán bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính và phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế."

Mức xử hành chính được quy định tại mục 1 Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính như sau:

"Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định.

Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế các thông báo, báo cáo đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị xử phạt."

Như vậy, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị, thì phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế trước khi sử dụng.

Hướng dẫn mới: Tại Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, ngày 27/02/2015, hướng dẫn nội dung về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

1. Sửa đổi điểm k Khoản 1 Điều 4 như sau: “k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; ​ Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn

Mỗi mẫu hoá đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường hợp hoá đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài của hoá đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hoá bán ra).”