Sai số trung phương đo góc là gì

Sai số trung phương đo góc là gì

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trương, Q. H., & Tống, T. H. (2016). Lựa chọn phương pháp tính sai số trung phương vị trí điểm giữa phục vụ việc đánh giá độ tin cậy của đường chuyền đo hai góc nối. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (28), 58–64. https://doi.org/10.54491/jgac.2016.28.185

Tóm tắt

Bài báo nhằm phân tích khả năng ứng dụng của sai số trung phương vị trí điểm giữa để đánh giá độ tin cậy đường chuyền đo hai góc nối. Đề xuất các phương pháp tính sai số vị trí điểm giữa, từ đó lựa chọn phương pháp đánh giá độ chính xác hợp lý.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.

You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

Thank you!

View updated privacy policy

We've encountered a problem, please try again.

Các sai số trong đo góc nằm ngang

Sai số trung phương đo góc là gì

Gồm các yếu tố do ngoại cảnh và do máy.

1. Các sai số do ngoại cảnh

a.Sai số do chiết quang

Đó là hiện tượng biến đổi phương của tia sáng do địa hình, địa vật, nhiệt độ và mật độ không khí của nơi tia sáng đi qua thay đổi.

Góc hợp bởi phương nối hướng mục tiêu với phương tiếp tuyến đường cong tại điểm nối gọi là chiết quang vi phân. Hình chiều của nó lên hai mặt phẳng thẳng đứng và ngang gọi là chiết quang đứng và chiết quang ngang.

Chiết quang ngang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo góc ngang, chiết quang ngang có thể xuất hiện trong các trường hơp sau:

-Khi nhiệt độ không khí thay đổi ( khi đo chuyển từ ngày sang đêm) hoặc ngay cả khi trạng thái khí quyển ổn định thì vẫn cứ xuất hiện hiện tượng chiết quang ngang ( mật độ không khí luôn thay đổi)

-Do trạng thái khí quyển gần mặt đất không đồng nhất.

-Khi đo trong điều kiện tia ngắm chịu ảnh hưởng của địa hình: tia ngắm gần chướng ngại vật như cây cối, sườn dốc…

-Do trong điều kiện chịu ảnh hưởng của trọng trường quả đất vì trọng trường tăng từ xích đạo về hai cực, nên mật độ không khí tăng từ xích đạo về hai cực khi đó tia ngắm theo hướng Đông Tây sẽ bị chiết quang lớn.

Để làm giảm ảnh hưởng của chiết quang ta cần chú ý:

-Trong khi chọn điểm hết sức tránh việc bố trí cạnh dài quá, vì chiết quang tỷ lệ với chiều dài

-Các cạnh tam giác phải xa núi, cây cối, chướng ngại vật, mặt nước…

-Phải bố trí các điểm Laplace để khống chế sai số của việc đo góc ngang

-Khi đo tam giác hạng I nên chia 1/2 số vòng đo ban ngày, 1/2 số vòng đo ban đêm

b.Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

– Buổi sáng: Khi mặt trời mọc thì ảnh hưởng mục tiêu xuất hiện còn mờ, sau khi mặt trờ mọc từ 1-2 giờ thì ảnh lên cao và rõ dần, ổn định thêm và đạt tới ổn định và rõ nhất trong vòng 1/2 giờ ( đây là lúc đo tốt)

-Sau đó ảnh tiếp tục lên cao và dao động nằm ngang, mạnh lên cực đại vào lúc 11 giờ trưa ( không đo được)

-Tiếp tục ảnh dao động giảm dần cho đến 14 giờ sau đó ảnh mới ổn định và rõ thêm ( đo được)

Đối với hững ngày không nắng thì chu trình trên cũng gần tương tự, Từ đó để đạt được kết quả tốt nhất, người ta phải tìm khoảng thời gian đo ngắm cho thích hợp:

+Buổi sáng sau khi Mặt trời mọc từ 1-2 giờ thì bắt đầu đo.

+Buổi chiều từ 15-16 giờ.

+ Ban đêm từ sau khi Mặt trời lặn 1 giờ đến trước khi Mặt trời mọc 1 giờ.

c.Ảnh hưởng của địa hình

Khi bố trí tia ngắm gần hoặc qua các vùng đồi núi hoặc đồng bằng cũng cho các kết quả khác nhau, tia ngắm càng nâng cao độ chính xác đo càng tốt cho nên người ta phải quy định chiều cao cua tia ngắm cho phù hợp với từng cấp ( caaps1:a=6-8m)

d.Ảnh hưởng do cột tiêu bị vặn xoắn

Do ảnh hưởng nhiệt độ đốt nóng của Mặt Trời đến cột tiêu và bệ máy, cũng như ảnh hưởng của gió gây nên hiện tượng vặn xoắn cột tiêu. Trị số này có thể tích lũy đến 5″ trong vòng 1 ngày và thay đổi không có quy luật. Để làm giảm ảnh hưởng của nó có thể thực hiện các biện pháp sau:

-Lắp vào đế máy kinh vĩ ống kính kiểm tra

-Đo ngắm nhanh chóng

-Ở nửa vòng đo sau quay ngược chiều với vòng đo đầu

e.Ảnh hưởng do nhiệt độ và gió tới máy kinh vĩ

Do ảnh hưởng này làm cho các trạm của máy kinh vĩ có sự thay đổi nhỏ, dẫn đến các kết quả đo bị sai như sai số 2C thay đổi lớn. Để khắc phục, khi đo dùng ô, bạt che máy, các phương pháp đo phải được bố trí cân xứng nhau về thời gian đo

g. Ảnh hưởng của bồ ngắm

Bồ ngắm thường có dạng hình trụ, khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó chỉ sáng được một nửa còn nửa kia vẫn còn tối. Khi đó tùy thuộc vào màu sắc của phông ngắm làm cho người đo dễ bị bắt lệch về một bên nào đó, gây ra sai số bắt mục tiêu. Để khắc phục ảnh hưởng này, người ta làm cho bồ ngắm kiểu vi sai, đặc biệt khi đo cấp 1,2 người ta cần bố trí thêm gương phản chiếu hoặc đèn chiếu ở bồ ngắm.

2. Các sai số do máy gây nên

Như chúng ta đã biết các sai số của máy kinh vĩ gồm sai số do độ nghiêng của trục đứng, sai số do độ nghiêng của trục ngang, sai số do trục ngắm không vuông góc với trục ngang, sai số do hành sai và sai số do độ rơ của bộ đo cực nhỏ. Ngoài các sai số trên, ở máy còn có những sai số sau :

-Sai số do bàn độ ngang di chuyển theo bộ phận ngắm

Do ma sát giữa bộ phận ngắm của trục đứng của máy tại ổ trục, mà khi bộ phận ngắm quay máy kéo theo bàn độ nằm cũng quay theo.

Như vậy nếu trong cùng một nửa vòng đo, các hướng đo đều quay bộ phận ngắm cùng chiều thì các hướng đều mang sai số trên với ảnh hưởng cùng dấu, và nếu trị số ảnh hưởng của sai số này mà bằng nhau thì các góc tính được giữa các hướng không bị ảnh hưởng của sai số trên.

Đối với cả vòng đo, góc nào đo cũng vậ, nửa vòng đo thứ nhất quay bộ phận ngắm bắt mục tiêu trái. Khi đo góc tính được bằng cách tính trung bình hai nửa bàn độ sẽ loại được  ảnh hưởng của sai số trên.

-Sai số do ốc cân của đế cân máy bị hở

Sai số này cũng dễ gây nên hiện tượng làm bàn độ quay theo bộ phận ngắm, để loại trừ ảnh hưởng của sai số này khi đo ta quay bộ phận ngắm cùng chiều và không quay quá vị trí ngắm hướng, vì khi đó ốc cân luôn được ép vào một bên làm cho bàn độ ngang không bọ quay nữa.

– Sai số do vặn vít vi động bộ phận ngắm

Khi đo góc chính xác, nếu vặn vít không chú ý đến quán tính của bộ phận ngắm thì dễ gây nên hiện tượng vặn xoắn bộ phận ngắm. Để loại trừ ảnh hưởng của sai số này người ta quy định khi đo ngắm phải vặn vít theo một chiều vặn vào.

Bạn đọc có thể tham khảo các thêm các bài viết sau : phương pháp đo góc bằng, kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ