Sinh xong bao lâu được ăn rau cải


Sau sinh bao lâu ăn được rau cải? Rau cải là loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Nó rất giàu vitamin và khoáng chất tốt như A, B, K, kali, caroten. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho rằng sau sinh không nên ăn rau cải để tránh bị mất sữa và gặp những rủi ro sức khỏe khác. Vậy thực hư ra sao?


Sau sinh bao lâu ăn được rau cải?

Trước nhiều lời đồn cho rằng ăn rau cải mất sữa thì các chuyên gia chỉ ra rằng rau cải hoàn toàn không gây mất sữa. Bên cạnh đó cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn rau cải sau sinh là nguyên nhân gây tiểu són khi về già mà. Ngược lại còn rất tốt đối với sức khỏe của người mẹ sau khi vượt cạn thành công. 

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều mẹ băn khoăn sau sinh bao lâu ăn được rau cải. Đó là vì khi sinh xong, cơ thể mẹ còn rất yếu, nhất là hệ tiêu hóa. Mỗi loại thực phẩm trong thực đơn của mẹ đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho vừa cấp được vitamin, tăng sức đề kháng.

Rau cải tuy có tính hàn nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu mẹ không ăn quá nhiều. Vì rau cải không gây mất sữa như lời đồn, nên mẹ có thể ăn để nhận được vitamin và chất xơ cần thiết. Tuy nhiên, cần chú ý điều chỉnh lượng ăn sao cho phù hợp để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, nhất là với những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải.

Quan trọng nhất, dù là loại thức ăn nào cũng chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Bạn cần có một thực đơn ăn uống đa dạng vitamin và khoáng chất để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Sinh xong bao lâu được ăn rau cải

Lợi ích sức khỏe của rau cải

Mẹ sau sinh có thể ăn rau cải vì những lợi ích tuyệt vời của thực phẩm này. Đáng chú ý như:

Giảm dị ứng, nâng cao sức đề kháng: Rau cải chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hệ xương, da, răng khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng tổng thể. Ngoài ra, vitamin C trong rau cải cũng hoạt động như chất kháng histamin tự nhiên có thể làm giảm dị ứng ở phụ nữ mới sinh.

Ngăn ngừa ung thư: Rau cải được chứng minh có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư rất tốt.

Hỗ trợ điều trị táo bón: Nhờ hàm lượng chất xơ lớn, rau cải có thể kích thích nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nhờ đó, có thể ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Tốt cho sức khỏe tim mạch: Với khả năng kiềm chế cholesterol và bài tiết phân, rau cải giúp mạch máu lưu thông, hỗ trợ tim và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ chống lão hóa da: Nhờ hàm lượng vitamin và axit folic lớn, rau cải rất cần thiết cho tế bào máu. Nó giúp làn da trở nên tươi tắn và hồng hào hơn.

Sinh xong bao lâu được ăn rau cải

Một số loại rau cải tốt cho mẹ sau sinh

Biết được sau sinh bao lâu ăn được rau cải, vậy mẹ có thể ăn những loại rau cải gì? Dưới đây là một vài gợi ý tốt nhất không làm ảnh hưởng đến lượng sữa và lành tính với sức khỏe.

Rau cải ngọt

Với thành phần chứa vitamin B1, chất đường, axit panmic, iot… rau cải ngọt có lợi cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ bảo vệ gan cũng như ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ. Các mẹ sau sinh có thể ăn rau cải ngọt mà không phải lo nó gây mất sữa vì điều này hoàn toàn không xảy ra nếu ăn với liều lượng hợp lý.

Rau cải cúc

Rau cải cúc là loại rau cải khá đặc biệt trong nhà rau họ cải vì vị của nó khá khác. Bởi vậy mà nhiều mẹ mới nghi ngờ sau sinh bao lâu ăn được rau cải cúc. Câu trả lời là mẹ sau sinh có thể ăn rau cải cúc bình thường. Trong cải cúc có chứa vitamin, chất xơ, chất béo, axit amin và protein. Nó giúp cơ thể trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Bởi vậy, ăn rau cải cúc có thể giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và lo âu, stress sau khi sinh. Ngoài ra, cải cúc cũng giúp mẹ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng mất sữa và giảm táo bón ở mẹ. Các mẹ có thể nấu cải cúc với thịt bò hoặc cá đều tốt và bổ dưỡng cho cơ thể. 

Rau cải xoong

Rau cải xoong cũng là một gợi ý tuyệt vời cho các mẹ sau sinh nên ăn. Với nguồn dưỡng chất giúp cơ thể chống oxy hóa, rau cải xoong đặc biệt mang đến công dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Những giá trị dinh dưỡng có trong cải xoong là rất đáng kể, tốt cho cả mẹ và con. Chẳng hạn như vitamin K, E, B, C cung cấp năng lượng cho mẹ và có lợi sữa cho bé, đồng thời kháng viêm và giảm chứng mụn trứng cá. Trong khi đó, chất xơ trong cải xoong sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, giảm đầy hơi và khó tiêu thường gặp.

Đặc biệt, rau cải xoong còn có khả năng ngừa ung thư ruột và ung thư vú nhờ thành phần vitamin B9. Cải xoong cũng được đề cập với công dụng giải độc và thanh nhiệt, và giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở người mẹ. 

Nhìn chung, mẹ không cần lo lắng sau sinh bao lâu ăn được rau cải vì rau cải không có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe người mẹ nếu ăn đúng cách. Bạn có thể ăn các loại rau cải như gợi ý trên để bổ sung dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. 

Sinh xong bao lâu được ăn rau cải
Sinh xong bao lâu được ăn rau cải

Rau cải là một loại thực phẩm thân thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt. Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, do một vài quan niệm dân gian mà nhiều phụ nữ sau sinh đang cho con bú thường e ngài loại rau này và thắc mắc rằng ăn rau cải có mất sữa không?

Bài viết tổng hợp thông tin dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Có nên ăn rau cải sau khi sinh?

Nhiều người thường băn khoăn ăn rau cải có mất sữa không. Thực tế, việc ăn rau cải gây mất sữa không còn tùy thuộc vào loại rau và cơ địa của mỗi người. Rau họ cải có rất nhiều loại, bao gồm cải xanh, cải xoong, cải cúc, bắp cải… Mỗi loại cung cấp một lượng chất dinh dưỡng khác nhau và có tác dụng khác nhau đối với phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Vấn đề ăn rau cải có mất sữa không sẽ được thảo luận sâu hơn ở dưới đây.

Trên thực tế, một số phụ nữ sau sinh thường kiêng ăn rau, nhất là các loại rau họ cải. Nguyên nhân là vì quan niệm dân gian cho rằng, ăn rau sau khi sinh có thể gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát khi về già. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng. Khi già đi, cơ thể phụ nữ hay bị tiểu són là do đã trải qua quá trình sinh nở và lão hóa khiến cơ bàng quang kém đàn hồi dẫn đến việc khó giữ nước tiểu. Do đó, khi ho, hắt hơi hoặc cười lớn, hay chỉ cần một lực nhẹ tác động, cơ thể sẽ khó kiểm soát nước tiểu dẫn đến tình trạng tiểu són. Việc ăn rau nói chung hay rau cải nói riêng sau khi sinh không phải là nguyên nhân khiến phụ nữ tiểu không kiểm soát khi về già.

Ăn rau cải có gây mất sữa không? Việc ăn rau và các loại rau họ cải sau khi sinh là cần thiết, vì điều này giúp bổ sung chất xơ cho mẹ, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh. Việc khó đi tiêu sau sinh khiến các mẹ rặn nhiều hơn, gây đau vùng chậu và vết thương hơn. Do đó, phụ nữ sau sinh nên bổ sung chất xơ thông qua các loại rau, bao gồm cả rau họ cải.

Tiếp theo đây, mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề mẹ sau sinh ăn rau cải có gây mất sữa không.

Mẹ sau sinh ăn rau cải có mất sữa không?

Rau cải có rất nhiều loại khác nhau, mang đến những giá trị dinh dưỡng khác nhau cho phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Thế nhưng, nhiều người lại cho rằng, ăn các loại rau cải như cải xoong, cải xanh, cải ngọt, cải cúc… có thể gây mất sữa. Thực hư điều này thế nào? Ăn rau cải có mất sữa không? Để có được câu trả lời cho vấn đề ăn rau cải có gây mất sữa không, cùng phân tích từng loại rau cải điển hình dưới đây.

1. Ăn rau bắp cải có mất sữa không?

Khi nhắc đến vấn đề ăn rau cải có mất sữa không thì loại rau được quan tâm nhiều nhất là bắp cải. Theo Đông y, bắp cải có tính hàn mạnh, có thể làm ảnh hưởng đến sự vận hành của dưỡng chất trong máu, dẫn đến làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số phụ nữ ăn rất nhiều bắp cải sau sinh vẫn không bị ảnh hưởng gì nhiều, trong khi có mẹ chỉ ăn một ít bắp cải đã bị mất sữa. Từ đó, có thể thấy, khả năng gây mất sữa của bắp cải chỉ mang tính tương đối.

Ngoài ra, một số người cho rằng, mẹ ăn bắp cải khi đang cho con bú có nguy cơ khiến trẻ bị đầy hơi, ợ hơi. Từ đó có thể làm cho trẻ bú kém khiến lượng sữa mẹ tiết ra giảm. Loại rau cải xoăn cũng gây ra đặc điểm tương tự này. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào xác minh tuyên bố này.

Mặc dù vậy, để chắc chắn, mẹ nên hạn chế ăn rau bắp cải để tránh gặp phải tình trạng mất sữa khi đang cho con bú. Nếu vẫn muốn ăn, mẹ nên ăn một lượng ít bắp cải trong ngày và tránh ăn thường xuyên. Việc ăn bắp cải nhiều hơn 1-2 lần mỗi ngày có thể làm giảm lượng sữa của phụ nữ sau sinh ở một vài mẹ. Vậy các loại rau cải khác như cải ngọt, cải xoong, cải xanh, cải cúc… liệu có gây ra vấn đề tương tự? Cùng đọc tiếp để biết ăn rau cải có mất sữa không đối với từng loại cải này.

2. Sau sinh ăn rau cải xanh có làm mất sữa không?

Ăn rau cải có mất sữa không? Mặc dù cũng thuộc họ cải, nhưng rau cải xanh không gây mất sữa như bắp cải. Nguyên nhân là cải xanh có tính hàn thấp hơn bắp cải.

Ngoài ra, cải bẹ xanh còn có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và trẻ nhỏ. Với hàm lượng vitamin K dồi dào, cải xanh mang lại những lợi ích đáng kể cho tim mạch. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C cho mẹ và bé, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn đầu đời cho bé và giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh. Ngoài ra, cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A ở dạng carotenoid, bảo vệ mắt khỏe mạnh, chống oxy hóa, bảo vệ chống lại tác hại của các gốc tự do liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như ung thư, thoái hóa điểm vàng…

3. Sau sinh ăn rau cải ngọt có gây mất sữa không?

Nhiều người thắc mắc mẹ mới sinh ăn rau cải có mất sữa không? Đối với cải ngọt, mặc dù cũng có tính hàn như bắp cải, nhưng loại rau này không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Cải ngọt khá lành tính đối với sức khỏe của mẹ và bé. Không những thế, loại rau này còn giàu albumin có tác dụng bảo vệ gan bằng cách ngăn ngừa mỡ hình thành trong gan. Do đó, mẹ hãy an tâm ăn cải ngọt khi đang cho con bú nhé.

4. Ăn rau cải cúc gây mất sữa: Sự thật thế nào?

Nhiều ý kiến trái chiều cho rằng rau cải cúc có thể gây mất sữa mẹ. Vậy, ăn rau cải có mất sữa không nếu đó là rau cải cúc? Thực tế, đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng đối với mẹ sau sinh, chẳng hạn như là nguồn axit chlorogenic, caroten, flavonoid, các vitamin và kali… Việc ăn rau cải cúc không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn không gây mất sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ hãy yên tâm bổ sung thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày mà không cần lo ảnh hưởng đến lượng sữa nhé!

Một số tác dụng có lợi khi ăn rau cải cúc bao gồm giảm cân, bảo vệ chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư phổi, cũng như bảo vệ chống lại các vấn đề tim mạch, sỏi thận, tình trạng da sần vỏ cam, đầy hơi và giảm mật độ xương (hay còn gọi là mất xương).

Ăn rau cải có mất sữa không nếu đó là rau cải xoong? Thực tế, tính hàn của cải xoong có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh nếu ăn quá nhiều. Nhưng nếu hỏi ăn rau cải có làm mất sữa không thì rau cải xoong không gây mất sữa mẹ như nhiều lời đồn. Không những thế, loại rau này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ sau sinh:

  • Cải xoong chứa 3,3′-diindolylmethane và sulforaphane được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
  • Chứa canxi, magiê và kali hỗ trợ làm giảm huyết áp bằng cách giải phóng natri khỏi cơ thể và giúp các động mạch giãn ra.
  • Cung cấp vitamin K cải thiện sức khỏe của xương bằng cách điều chỉnh các protein hình thành xương, cải thiện cách cơ thể hấp thụ canxi và giảm lượng canxi mất đi thông qua đường tiểu.
  • Là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp hỗ trợ thêm cho sự phát triển và chắc khỏe của xương.
  • Cải xoong chứa axit alpha-lipoic chống oxy hóa, hạ đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa những thay đổi do căng thẳng oxy hóa gây ra ở những người mắc bệnh tiểu đường
  • Bổ sung nitrat trong chế độ ăn, tạo ra những tác động tích cực đến sức khỏe.

Ăn rau cải có mất sữa không? Đọc đến đây, hẳn bạn có thể thấy, ngoại trừ bắp cải, các loại rau cải khác mặc dù cũng có tính hàn nhưng thường không làm mất sữa ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Ngược lại, những loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Tuy nhiên, không nên chỉ ăn rau cải mà bỏ qua những thực phẩm khác. Cân bằng dưỡng chất và đa dạng món ăn mỗi ngày là điều mà mẹ sau sinh nên làm để đảm bảo chất lượng nguồn sữa và dinh dưỡng cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được ăn rau cải có gây mất sữa không.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.