So sánh camera ip và camera đầu ghi năm 2024

Một người sử dụng bình thường thì không có khái niệm gì để phân biệt các loại camera quan sát. Mọi người luôn đặt những câu hỏi: Camera nào sử dụng tốt? Camera nào mà có nhiều người sử dụng? Khi được tư vấn về camera IP, camera analog, camera hd-tvi, camera 360 độ, …

So sánh camera ip và camera đầu ghi năm 2024

Người dùng có rất nhiều câu hỏi như: mấy loại này thì loại nào là tốt? Giá cả giống nhau không? Nhà tui gắn loại nào thì được? Xưởng bên mình cần quan sát hàng hóa và nhân viên khâu sản xuất, camera nào nhìn rõ? Cửa hàng em nhỏ quá lắp camera nào là được? v.v…

Thực sự, chỉ có 2 dòng sản phẩm là camera IP và camera hd-tvi (thay thế camera analog đời cũ). Thế nhưng mỗi khách hàng là một không gian riêng, mỗi góc nhìn khác nhau. Vậy làm thế nào để chọn được đúng dòng sản phẩm cho mình sử dụng? Nội dung mình chia sẻ bên dưới sẽ giúp các bạn có một bức tranh tổng quát về camera. Thật đơn giản phải không nào?

  1. Khái niệm cơ bản về camera:
  2. Camera hd-tvi (analog) là công nghệ truyền tín hiệu hình ảnh qua cáp đồng trục mới. Được các hãng phát triển để thay thế hệ thống camera analog đời cũ. Nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh, mang lại độ sắc nét cao khi quan sát.
  3. So sánh camera ip và camera đầu ghi năm 2024
  4. Camera IP (Internet Protocol) sử dụng công nghệ truyền tín hiệu số qua cáp mạng internet. Chúng có thể kết nối độc lập qua internet, hoặc thông qua đầu ghi hình, hoặc máy tính chủ.

So sánh camera ip và camera đầu ghi năm 2024

  • Đã nói chung về camera thì hầu như là giống nhau về chức năng cơ bản (quan sát, chống trộm..v..v..) cấu tạo và hình thức cơ bản. Vì vậy chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau của hai loại camera analog; camera ip để bạn đọc có thể phân biệt và chọn lựa chính xác.
  • Một số so sánh giữa camera analog và camera ip:
  • Nguyên lý hoạt động – công nghệ.
  • Camera Analog:
    • Xét về mặt công nghệ thì camera Analog là loại camera sử dụng cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý. Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh nó phải chuyển đổi thành tín hiệu Analog, sau đó truyền tải về thiết bị thu tín hiệu Analog như đầu ghi hình (DVR).
    • Chi tiết hơn thì bạn có thể hiểu như sau: Trong ứng dụng hệ thống camera Analog, tín hiệu hình ảnh thu được từ mắt camera là tín hiệu Analog, được truyền từ camera Analog, qua dây cáp đồng trục tới đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR). Mỗi camera Analog được cấp nguồn điện tại chỗ hoặc cấp nguồn bằng dây cáp đồng trục RG59 (loại có kèm cáp nguồn). Đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR) có chức năng chuyển đổi tín hiệu Analog sang dạng tín hiệu số (số hoá), sau đó tín hiệu được nén lại, ghi vào ổ cứng tích hợp trong DVR để xem lại khi cần thiết. Hiện nay, các đầu ghi hình thường được tích hợp thêm một vài tính năng thông minh như: ghi hình theo lịch đặt trước, cảnh báo chuyển động, phóng to thu nhỏ hình ảnh bằng phương pháp ảnh số (không phải bằng ống kính quang học). Màn hiển thị được đấu nối trực tiếp với DVR để hiển thị hình ảnh từ DVR hoặc cũng có thể xem hình ảnh qua mạng ip bằng điện thoại, nếu DVR đươc đấu nối tới mạng ip qua cổng RJ45. Nếu mạng ip nội bộ (LAN) được kết nối với mạng internet, bạn có thể xem được hình ảnh từ xa thông qua mạng internet. Khi truyền hình ảnh qua mạng internet, tín hiệu hình ảnh (video) của tất cả các camera, có đấu nối tới 1 DVR, sẽ được truyền trên một luồng video (1 địa chỉ IP) mà thôi.
  • Camera IP:
    • Camera IP có thể sử dụng cả hai loại cảm biến CMOS hoặc CCD, là loại camera quan sát sử dụng tín hiệu số, đã được mã hóa từ bên trong sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối internet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP (NVR).
    • Trong môi trường giao thức mạng IP, từng camera IP sẽ chuyển đổi hình ảnh thu được sang dạng tín hiệu số ngay trong bản thân camera đó. Việc xử lý hình ảnh như: nén hình ảnh, tích hợp tính năng cảnh báo chuyển động,… cũng được thực hiện ngay trong camera IP. Tín hiệu ra của camera là tín hiệu số, được truyền qua mạng ip theo tiêu chuẩn Ethernetbằng cáp mạng CAT5. Nguồn điện cho camera IP được cấp tại chỗ hoặc cấp qua cáp mạng CAT5 bằng bộ chuyển đổi POE (Power Over Ethernet). Các camera IP thông qua cáp mạng CAT5, được đấu nối tới thiết bị mạng trung tâm (Hub, Switch, Router,…) của mạng LAN. Các thiết bị mạng sẽ được thiết lập các tham số sao cho phù hợp với hoạt động của camera như: thiết lập địa chỉ ip, định tuyến,…
    • Việc quản lý các camera IP thường được thực hiện bằng phần mềm quản lý hình ảnh, được cài đặt tại máy tính hay điện thoại (máy chủ quản lý hình ảnh), giúp quan sát và quản lý hình ảnh thu nhận được từ các camera như: xem, ghi hoặc phát lại,… Phần mềm thường được bán kèm theo camera của hãng sản xuất, hoặc cũng có thể mua của hãng chuyên phát triển phần mềm quản lý hình ảnh cho công nghệ camera IP.
    • Tín hiệu từ camera IP được truyền qua mạng internet theo cách giống như DVR. Tuy nhiên, mỗi camera IP sẽ truyền một luồng dữ liệu hình ảnh riêng và có địa chỉ ip riêng. Khi xem qua mạng internet, ta có thể xem hình ảnh của một camera (nhận và truyền hình ảnh chỉ của 1 camera) hoặc cũng có thể xem hình ảnh của nhiều camera trên một màn hình nhờ phần mềm quản lý hình ảnh. Đây là tính năng khá mềm dẻo, linh hoạt của IP camera và cũng là 1 trong số các khác biệt giữa camera IP và camera Analog đứng trên góc độ xem hình ảnh qua mạng internet.
  • Chất lượng hình ảnh, truyền tải hình ảnh, cáp tín hiệu.
  • Chất lượng hình ảnh
    • Camera Analog

Cảm biến trong camera xử lý tốt chất lượng ảnh trong các điều kiện ánh sáng và chuyển động. Tuy nhiên camera analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn Được trang bị các phần cứng và phần mềm để nén tín hiệu analog. Do đó chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình dễ dàng được nâng cao.

  • Camera IP

Thu được hình ảnh với độ nét và chất lượng megapixel cao.

Camera IP bị giới hạn bởi tài nguyên mạng. Do đó, người dùng phải chọn lựa giữa tốc độ khung hình và chất lượng hình ảnh. Đồng nghĩa với việc tăng cái này thì giảm cái kia.

Do hình ảnh được nén trước khi truyền về trung tâm nên sẽ có độ trễ. Vì vậy, bạn không thể xem được chất lượng hình ảnh cao nhất.Và hình ảnh không đảm bảo tính thời gian thực.

  • Truyền tải hình ảnh
    • Camera Analog

Lưu lượng tín hiệu analog không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải.

Băng thông hầu như không bị giới hạn. Hình ảnh không bị ảnh hưởng hoặc nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống giám sát.

  • Camera IP

Lưu lượng tín hiệu IP có thể gặp phải nhiều vấn đề trong truyền tải. Như: giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạng, thay đổi kích thước file lớn, cân bằng tải, virus…

Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.

  • Cáp tín hiệu
    • Camera Analog

Sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá cồng kềnh và cần phải có nguồn điện đi kèm.

Hiện nay, các nhà tích hợp hệ thống có thể sử dụng “các bộ biến đổi balun”.Để truyền tải hình ảnh, điện và dữ liệu analog trên một hạ tầng dây mạng.

Sử dụng bộ biến đổi balun, hình ảnh có thể được truyền đi hơn 500m trên hệ thống cáp mạng.

  • Camera IP

Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng có sẵn.Có thể chia sẻ tín hiệu mạng hoặc cấp nguồn điện (PoE) phục vụ cho hệ thống camera.

Điều này được tuân theo tiêu chuẩn với giới hạn khoảng cách camera là 100m.

Tuy nhiên cần chú ý, tùy theo loại camera IP. Có thể sử dụng các nguồn điện với công suất phù hợp mới có thể đáp ứng được.

  1. Bảo mật, bảo trì, tính năng hỗ trợ.
    • Bảo mật:
      • Camera Analog

Tín hiệu analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp. Hoặc xem bởi bất cứ ai có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng mạng nội bộ.Tuy nhiên, hệ thống analog gần như miễn dịch với virus và các loại phần mềm tấn công.Nên muốn lấy được thông tin các hacker bắt buộc phải tiếp xúc với các thiết bị trong hệ thống.

  • Camera IP

Dữ liệu IP có thể được mã hóa và khó có thể biết được nội dung nếu bị đánh cắp. Tuy nhiên, chính hệ thống mạng lại đang là đối tượng cho virus và các phần mềm khác tấn công. Do đó, camera và các thiết bị mạng cũng là mục tiêu tấn công của những hacker.

  • Bảo trì:
    • Camera Analog

Là thiết bị không cần phải quản lý.Bạn không phải lo lắng về lập trình, phần mềm và kỹ năng quản lý.

  • Camera IP

Mỗi camera IP là một thiết bị mạng và cần được quản lý liên tục.

  • Tính năng hỗ trợ:
    • Camera Analog

Không hỗ trợ thu âm thanh, lật ảnh ngược- xuôi. Muốn thu âm thanh phải sử dụng thiết bị hỗ trợ ngoài.

  • Camera IP

Một số nhiều camera ip có hỗ trợ thu âm thanh, lật ảnh ngược – xuôi. Một số dòng camera ip còn có hỗ trợ đàm thoại hai chiều, xoay 360 độ.

  1. Lắp đặt, độ tương thích và khả năng mở rộng hệ thống.
    • Lắp đặt:
      • Camera Analog

Camera analog không đòi hỏi kiến thức về mạng và cấu hình. Chỉ cần có nguồn điện, vị trí lắp đặt và mục tiêu cần quan sát. Việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng mà không cần quan tâm đến quy mô của hệ thống.

  • Camera IP

Camera IP đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản cho việc lắp đặt ở quy mô nhỏ. Nhưng ở những quy mô lớn hơn như doanh nghiệp, nhà xưởng,…Việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn nhiều hơn.

  • Độ tương thích:
    • Camera Analog

Một đầu ghi hình có thể chấp nhận bất kỳ camera analog nào.Bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào về độ tương thích khi cần thay đổi.Tuy nhiên một số dòng đầu ghi cũ sẽ không thể sử dụng được các camera đời mới.

Hiện tại một số hãng đã hỗ trợ chuyển đổi từ chuẩn HD sang Analog. Nhằm tích hợp thay thế dần các camera cũ mà hệ thống vẫn hoạt động tốt.

Ngoài ra, đầu ghi hình Hybrid (là thế hệ lai giữa đầu ghi IP và Analog).Tức là trong một hệ thống có thể sử dụng đồng thời camera IP và analog.

  • Camera IP

Camera IP cần một đầu ghi hình hoặc một máy tính làm trung tâm lưu trữ. Khi muốn lắp thêm camera mới, bạn cần đảm bảo rằng nó có thể phù hợp với hệ thống.Bởi vì trung tâm điều khiển đang sử dụng có thể hỗ trợ một số hãng camera cụ thể.

  • Khả năng mở rộng hệ thống:
    • Camera Analog

Camera analog không đòi hỏi về băng thông khi dữ liệu truyền giữa camera và thiết bị lưu trữ. Nên khi camera mới được lắp đặt thì cắm trực tiếp vào đầu ghi hình.Điều đó sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng của bạn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý xem đầu ghi có còn cổng để gắn thiết bị mới hay không?Đối với một số đầu ghi tích hợp, ngoài camera analog có thể gắn thêm camera IP.Điều này sẽ phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của từng hãng camera cho phép.

  • Camera IP

Một trong những ưu điểm của camera IP: có thể gắn thêm bất cứ vị trí nào có mạng. Do đó, bạn có thể gắn thêm bộ chia sẻ mạng để mở rộng hệ thống camera.

Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn cho các doanh nghiệp.Bạn cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng.Ngoài ra, đường truyền mạng cũng là yếu tố cần thiết để hệ thống hoạt động bền bỉ.

  1. Chi phí đầu tư
    • So sánh:
      • Camera Analog

Camera analog có giá thấp hơn nhiều so với camera IP. Do không cần có các thiết bị ngoại vi và quản lý đi kèm. Việc lắp đặt camera analog sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có khá nhiều camera đời mới (xoay 360 độ) cũng khá đắc đỏ.Với những dòng sản phẩm này cũng có tính năng tương đương với các camera IP chuyên dụng.

  • Camera IP

Camera IP có thể đắt hơn gấp 2 đến 3 lần so với camera hd-tvi (analog).Ngoài ra, còn có thêm chi phí mua bản quyền cho một hệ thống lớn.Như hệ thống camera giao thông quốc gia, hệ thống chuỗi cửa hàng khắp các tỉnh thành.

Việc lắp đặt hệ thống camera IP rất tốn kém. Bởi nó đòi hỏi phải có các thiết bị ngoại vi chuyên dụng đi kèm.

  • Lý giải:
    • Ví dụ một camera Analog (loại bán cầu, của Đài Loan, có độ phân giải 2Mp) có giá vào khoảng từ 40USD-70 USD (tuỳ vào xuất xứ, nhãn hiệu), thì khi mua một camera IP có cùng độ phân giải, bạn sẽ phải trả lớn gấp đôi, tức là vào khoảng 80 USD tới 160 USD. Nhưng thực tế camera IP cho chất lượng hình ảnh sắc nét và đẹp hơn. Ngoài ra camera IP cũng có giá cao hơn với các dòng đặc biệt.
    • Camera IP cần có thêm bộ Encoder (là thiết bị mã hóa hoặc giải mã tín hiệu từ camera và truyền tín hiệu tới đầu ghi NVR/DVR) được lắp đặt sẵn trong khi thiết kế camera trước khi xuất xưởng ra thị trường làm tăng chi phí thiết bị và sản xuất.
    • Hệ thống mạng cung cấp cho camera IP: Camera IP sẽ liên tục gửi tín hiệu video lên hệ thống mạng và chiếm phần băng thông rất lớn, đặc biệt nếu sử dụng camera giám sát ip độ phân giải cao HD, Full HD, 2K, 4K. Nếu tốc độ và băng thông mạng yếu không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh chập chờn, nặng hơn có thể bị treo toàn bộ hệ thống. Vì vậy bạn phải tốn chi phí đầu tư cho hệ thống mạng. Ngoài ra, vì mỗi camera ip chiếm một cổng mạng ethernet vì vậy bạn cần mua thêm switch vì vậy bạn sẽ mất thêm chi phí cho thiết bị này.
    • IP camera sử dụng cáp Ethernet UTP (tối thiểu là Cat5), còn camera Analog sử dụng cáp đồng trục Coax do đó chi phí đầu tư cho hệ thống cáp của camera IP đắt hơn camera Analog.
  • Kết Luận

Từ các so sánh trên, bạn có thể thấy các giải pháp camera IP tốn kém hơn nhiều.Còn với các hệ thống camera analog chất lượng tương đương nhưng chi phí đầu tư thấp hơn.Cài đặt camera IP cũng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có chuyên môn sâu khi mở rộng hệ thống.Tuy nhiên, khi xem xét về tổng thể, việc đầu tư cho giải pháp camera IP vẫn hiệu quả hơn.Vì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc thiết kế, vận hành.Ngoài ra, việc bảo trì bảo dưỡng trong suốt nhiều năm sau đó cũng rất dễ dàng.

Tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của bạn. Bạn có thể lựa chọn phương án tốt nhất cho cửa hàng, gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng, trường học,… Hoặc các công trình đang thi công mà bạn đang muốn giám sát trong những lúc vắng mặt.

Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến quá trình vận hành vui lòng liên hệ Hotline: 0905 463 605 để được giải đáp cụ thể.